Chu trình bắt đầu khi phage gắn vào bề mặt tế bào vi khuẩn và tiêm ADN vào tế bào chất chúng hoặc có thể tham gia vào chu trình tan hoặc gắn vào nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn để bước vào chu trình tiềm tan (hình 62). Có trường hợp ADN của phage không gắn vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ mà sao chép độc lập giống như plasmid. Các giai
Hình 62. Chu trình tiềm tan ở thể thực khuẩn ôn hòa
1. Hấp thụ: phage hấp thụ vào bề mặt tế bào vi khuẩn tại vi trí của thụ thể
2. Xâm nhập: phage tiêm ADN vào trong tế bào chất của vi khuẩn
3. Sao chép giai đoạn sớm: hệ gen của phage được sao chép và các thành phần của phage được tổng hợp
4. Sao chép giai đoạn sau: tiếp tục tổng hợp nên các thành phần của phage 5. Lắp ráp: các thành phần của phage được lắp ráp tạp phage hoàn chỉnh
6. Phóng thích: lysozyme của phage phá vở lớp peptidoglycan làm tan tế bào vi khuẩn
Hoặc
7. Phage gắn ADN vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn (hình 63). Phage lúc này được gọi là prophage
8. Khi tế bào vi khuẩn sống và sinh sản, prophage sẽđược sao chép cùng với nhiễm sắc thể của vi khuẩn.
9. Vi khuẩn chứa phage tiềm tan bị một tác động nào đó bị phá huỷ ADN, prophage sẽ
tách khỏi nhiễm sắc thể chuyển sang chu trình tan sinh sản ra các phage mới và thoát ra khỏi tế bào (xem hình 64).
Số lượng virut nhiễm vào tế bào vi khuẩn và giai đoạn phát triển về sinh của chúng là các yếu tố quyết định cho các phage ôn hoà thực hiện chu trình tan hay tiềm tan. Tỉ lệ
prophage tách khỏi nhiễm sắc thể chuyển sang chu trình tan là rất hiếm (phần tỉ).
(a) (b)
Hình 63. (a) Phage gắn ADN vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn (b) Khi tế bào vi khuẩn sống và sinh sản, prophage sẽđược sao chép cùng với nhiễm sắc thể của vi khuẩn.
Hình 64. (a) Gen của phage tách khỏi nhiễm sắc thể của vi khuẩn, (b) gene của phage sao chép và tổng hợp các thành phần của phage nhờ (c) phage tiếp tục tổng hợp các thành phần và các enzym (d) lắp ráp thành phage hoàn chỉnh (e) phage sử dụng enzym phá làm tan tế bào vi khuẩn
và thoát ra ngoài.
Tài liệu tham khảo:
1. Phạm Văn Kim, 2001. Giáo trình vi sinh đại cương. Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần thơ.
2. Nguyễn Lân Dũng, 2000. Vi Sinh Vật học. Nhà xuất bản giáo dục.
3. Madigan, M.T., Martinko, J.M. and Parker, J., 2002. Biology of Microorganisms. Tenth edition, Prenhall.
4. Gary E. K., 2002. Microbiology learning object 2: Fungi, protozoa, viruses, and the innate immune system.
5. Nguyễn Thị Chính và Ngô Tiến Hiển, 2001. Virut học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội.
6. Alan J. C., 2002. Principles of Molecular Virology. Accademic Press. 7. Phạm Thành Hổ, 2001. Di truyền học. Nhà xuất bản giáo dục
Chương 5 DINH DƯỠNG CỦA VI SINH VẬT