Các giai đoạn của chu trình tan

Một phần của tài liệu Giáo trình vi sinh đại cương TS. Đặng Thị Hoàng Anh (Trang 52)

1. Giai đoạn hấp thụ của phage lên bề mặt tế bào vi khuẩn: mỗi loại phage chì có thể hấp thu lên bề mặt của một vài dòng của một loài vi khuẩn nhất định ((hình 61a). Sự hấp thụ

của phage phụ thuộc vào các thụ thể trên bề mặt tế bào vi khuẩn. Các thể thực khuẩn khác nhau có các vị trí khác nhau vềđiểm hấp thu. Ví dụ thể thực khuẩn T3, T4, T7 của vi khuẩn E.colli có điểm hấp thu là lipopolisaccarit. Thể thực khuẩn T2 và T6 lại có điểm hấp thu là lipoprotein. Việc hấp thu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố nội ngoại cảnh như

số lượng thể thực khuẩn, các ion dương, các nhân tố bổ trợ như triptophan có thể xúc tiến sự hấp thu của thể thực khuẩn T4, pH môi trường trung tính có lợi cho sự hấp thu, nhiệt

độ thích hợp cho sự phát triển cũng là thích hợp cho sự hấp thu.

2. Giai đoạn xâm nhập: sau khi hấp thụ, đĩa gốc và sợi đuôi sẽ nhận được một sự kích thích, làm cho các capsome của bao đuôi sẽ có những vận động phức tạp. Chúng co lại chỉ còn một nữa chiều dài và đâm ống đuôi vào qua thành tế bào và màng tế bào chất. Trong quá trình này các men lizozim ở đầu ống đuôi có tác dụng làm hòa tan peptidoglican ở một bộ phận của thành tế bào. Phage không xâm nhập vào trong tế

3. Giai đoạn tổng hợp các thành phần của phage: đầu tiên phage cung cấp thông tin di truyền cho tế bào vi khuẩn và bắt tế bào này tổng hợp các enzim và các thành phần của phage dựa trên hệ thống trao đổi chất của tế bào vật chủ (hình 61c).

4. Giai đoạn lắp ráp: sau khi đã được tổng hợp xong, các thành phần của phage sẽ lắp ráp lại thành các thể thực khuẩn hoàn chỉnh, đó là các thể thực khuẩn thế hệ “con” có kích thước như nhau (hình 61d).

5. Giai đoạn phóng thích: Sau khi được lắp ráp xong, phage tiết ra men lizozim làm vở

vách tế bào vi khuẩn và phage được phóng thích ra ngoài (hình 61e). Mỗi tế bào vi khuẩn bị nhiễm phage có thể phóng thích từ 50- 200 phage.

a b c

d e

Hình 61. (a) Phage hấp thu vào bề mặt thành tế bào vi khuẩn tại vị trí của thụ thể, (b) phage tiêm axit nucleic vào tế bào chất của tế bào vi khuẩn, (c) sự sao chép các thành phần của phage, (d) sự lắp ráp

các thành phần của phage tạo nên phage con, (e) quá trình làm tan tế bào và phóng thích phage.

Một phần của tài liệu Giáo trình vi sinh đại cương TS. Đặng Thị Hoàng Anh (Trang 52)