NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu một số đánh giá chung về tổ chức hạch toán của công ty nông thổ sản (Trang 50)

II.1. Về hình thức sổ

Việc lựa chọn hình thức nhật ký-chứng từ tuy đã đem lại nhiều ưu điểm nhưng có hạn chế rất lớn là phức tạp về kết cấu, quy mô sổ lớn về lượng và loại,đa dạng kết cấu giữa các đối tượng trên loại sổ nhật ký chính và phụ (bảng kê, bảng phân bổ...) nên khó sử dụng phương tiện máy tính và việc xử lý số liệu kế toán đòi hỏi trình độ kế toán cao, quy mô doanh nghiệp lớn. Chính điều này làm cho việc thực hiện công tác kế toán tại công ty rất khó khăn. Hiện nay, việc sử dụng máy vi tính tại phòng kế toán chỉ như là phương tiện tính toán, lập bảng, các công việc khác đều làm thủ công gây vất vả cho kế toán viên. Bên cạnh đó với hình thức này thì tại phần hành kế toán tiêu thu và kêt quả kế toán công nợ phải lập sổ chi tiết TK131 cho từng khách hàng nhưng với số lượng khách lẻ nhiều như hiện nay thì công tác này rất khó thực hiện.

Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, vốn trong lĩnh vực hoạt động này chỉ vận động qua 2 giai đoạn T-H-T’, với chủng loại mặt hàng kinh

doanh đa dạng, việc nhập xuất hàng hoá thường xuyên, liên tục trong ngày. Nên việc áp dụng hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song sẽ dẫn đến số lượng thẻ kho và sổ kế toán chi tiết phải vào hàng ngày là rất lớn. Điều này là một trở ngại hết sức to lớn đối với thủ kho và kế toán chi tiết. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp có thể hạch toán như sau:

Căn cứ vào phiếu xuất kho, nhập kho, kế toán viên sẽ vào các bảng kê nhập và bảng kê xuất. Sau nửa tháng, kế toán viên tổng hợp số liệu để lên sổ đối chiếu luân chuyển của 15 ngày đó. Cuối tháng, kế toán viên căn cứ vào bảng kê nhập, xuất của các ngày còn lại và sổ đối chiếu luân chuyển đã lập để lên sổ đối chiếu luân chuyển của cả tháng. Căn cứ vào sổ này, kế toán sẽ đối chiếu với thẻ kho về mặt hiện vật và sổ kế toán tổng hợp về mặt giá trị. Với cách làm này, kế toán viên sẽ giảm được số lượng sổ sách và cuối tháng công việc kế toán cũng không quá vất vả.

II.2. Hệ thống tài khoản

Thông tư 89 ngày 9/10/2002 ban hành theo quyết định số 149/20002/QĐ-BTC ngày 32/12/2001của Bộ Tài Chính trong đó hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực cùng với đó là việc thay đổi một số tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp cho phù hợp. Nhưng trong năm 2002 công ty chưa vận dụng thì sang năm 2003 bộ phận kế toán nên nghiên cứu, xem xét để thực hiện đúng theo tinh thần của thông tư 89 do Bộ Tài Chính ban hành.

II.3. Về các khoản dự phòng

Do tồn tại cũ để lại nên doanh nghiệp có rất nhiều khách nợ trong đó nợ quá hạn và số mất khả năng thanh toán không phải là nhỏ ... Bên cạnh hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu về nông thổ sản - là mặt hàng có giá cả lên xuống thất thường cùng với đó là việc nhập khẩu tràn lan (như việc nhập khẩy đường, đỗ Trung Quốc những năm vừa qua) gây giảm giá mạnh trong

nước. Nhưng việc trích trước các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải thu khó đòi chưa được thực hiện. Vì vậy công ty cần xem xét, đánh giá chính xác những khoản rủi ro có thể xảy ra để tính trước vào chi phí nhằm bù đắp các khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, bảo toàn vốn kinh doanh và đảm bảo giá trị hàng hóa tồn kho,các khoản phải thu không cao hơn giá cả thị trường hoặc giá trị có thể thu hồi được.

II.4. Về công tác kế toán quản trị

Kế toán quản trị là bộ phận không thể tách rời của hệ thống kế toán nhưng hiện nay công tác kế toán quản trị tại công ty vẫn còn ở mức sơ khai. Trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã sử dụng kế toán quản trị như một công cụ quan trọng để đưa ra các quyết định. Điều này sẽ là một bất lợi rất lớn cho doanh nghiệp khi mà đất nước ta đang hoà nhập cùng thế giới trong xu hướng quốc tế hoá và tự do hoá thương mại. Vì thế ngay từ bây giờ công ty cần có sự quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác này bằng cách cử cán bộ đi học, đào tạo bồi dưỡng thêm về kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng ... để nâng cao khả năng phân tích, giúp kế toán viên đưa ra những báo cáo quản trị hiệu quả, chính xác, kịp thời, để giúp Ban giám đốc thực hiện tốt các chức năng. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định.

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực tập nghiêm túc tại công ty Nông Thổ Sản I - Bộ thương mại với sự giúp đỡ của thầy giáo và các cô chú trong công ty em đã tiếp cận và có những hiểu biết thực tế về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt là quá trình hạch toán kế toán tại cơ sở với những vấn đề cụ thể về chế độ sổ sách, chứng từ, chế độ hạch toán kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và các phần hành cụ thể tại công ty. Từ đó có được những kinh nghiệm thực tế quý báu và đưa ra được những nhận xét đánh giá.

Do trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập chưa nhiều nên em không thể nắm bắt tất cả các vấn đề. Em rất mong nhận được sự góp ý, sửa chữa của thầy giáo tiến sỹ Nghiêm Văn Lợi để bài viết này đạt kết quả tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG

PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NÔNG THỔ SẢN I BỘ THƯƠNG MẠI MẠI

2

I. Quá trình hình thành và phát triển 2

I.1. Các giai đoạn phát triển của công ty 2

I. 2. Những thuận lợi và thách thức khi bước vào thực hiện giai đoạn KH 2001- 2005

6

II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 8

II.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Nông thổ sản I 8 II.2. Đặc điểm về mặt hàng và thị trường kinh doanh của công ty 9

Một phần của tài liệu một số đánh giá chung về tổ chức hạch toán của công ty nông thổ sản (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w