Hình ảnh: cực thực và siêu thực, ẩn dụ và biểu tƣợng

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại (qua Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải (Trang 134)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Hình ảnh: cực thực và siêu thực, ẩn dụ và biểu tƣợng

Thơ đương đại nói chung lấy việc hòa nhập đời thường làm tiêu chí, sử dụng vốn từ không câu nệ, lời ăn tiếng nói đời thường kể cả từ địa phương, từ tục, nói lái, tiếng lóng, từ vỉa hè…. Nhà thơ là người “phu chữ” (Lê Đạt), là người cật lực lao động để tạo ra lớp ngôn ngữ, hình ảnh mới, dẫu đó là công việc khó khăn nhưng rất cần thiết. Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ hình ảnh, tư duy bằng hình ảnh, “thơ nghĩ bằng hình ảnh” (Chế Lan Viên). Đôi khi những hình ảnh thơ dẫn đến những khó hiểu cho người đọc, nhưng đó là những hình ảnh được xây dựng dựa trên cảm thức về cái tôi trữ tình của người nghệ sĩ. Những hình ảnh trong thơ hôm nay cũng đã góp phần tạo nên phong cách riêng trong quá trình sáng tạo và sự dụng ngôn ngữ của mỗi nhà thơ. Chúng tôi nhận thấy một số xu hướng sử dụng hình ảnh thơ trong thơ trẻ đương đại góp phần biểu đạt cái tôi trong mỗi nhà thơ là: xây dựng hình ảnh theo lối cực thực và siêu thực, xây dụng các ẩn dụ, biểu tượng.

3.2.1 Hình ảnh cực thực và siêu thực

Xây dựng hình ảnh cực thực bắt nguồn từ ý thức cái tôi cá nhân độc đáo riêng biệt của mỗi nhà thơ; từ những cái tôi luôn trăn trở ưu tư với các vấn đề hiện thực cuộc sống của xã hội hiện đại. Hiện thực như thế nào được đưa vào thơ ca như thế. Khoảng cách giữa thơ và đời thường được thu hẹp dần, bên cạnh những hình ảnh hoa mĩ, là những hình ảnh cực thực rất đỗi đời thường, trần trụi, thậm chí có phần thô tục, thiếu chất thơ. Có những hình ảnh giàu chất hiện thực nhưng được phóng đại, khắc họa theo lối ấn tượng để tạo nên những ám ảnh về số phận con người trong thơ Văn Cầm Hải: Anh chiều em hơn cả bà mẹ/ nâng bầy vú cho thơ (Tay trắng); có những ngƣời sinh ra làm đất/ cho hoa cỏ mọc/....có những ngƣời buôn nắng bán mƣa/ chợ đời khét lẹt/ đứng bên ngày trăng nở lang thang (Thời

gian) ... Những hình ảnh cực thực xuất hiện nhiều khi xuất hiện do nhu cầu của đối tượng

được phản ánh, có khi như sự phản ứng trước tính duy mĩ, lãng mạn. Giễu nhại sâu cay cái gọi là lãng mạn, Phan Huyền Thư đã thể hiện cái tôi trực diện của mình tới những bức tranh đời sống màu xám với những hình ảnh đời thường đến độ “sống sít”: Ngõ hẻm/ trăng

rông/ mấy nàng xì ke chƣa chồng vật thuốc/ khóc rƣng rức/ tóc em sợi vàng sợi bạc/ sợi nâu sợi tím sợi hồng sợi xanh/ ánh trăng nằm nhễ nhại sầu đong/ Mái hiên tây mấy chú nhóc/ xa tuổi thơ/ gối lên sách tƣớng số ôm nhau/ ngủ say sƣa tiếng mèo gào… (Rỗng

ngực). Sử dụng những hình ảnh cực thực, Vi Thùy Linh muốn dùng cái không đẹp để

chống lại những cái đèm đẹp – sản phẩm của cái tôi hòa giải giữa nó và cộng đồng: Giá cả

leo thang, đời sống thấp. Lạm phát lộng hành, stress lây nhanh/ Internet toàn cầu, chuyện gì cũng đƣa lên mạng/ Tự động hóa toàn cầu, ngƣời máy thay ngƣời từ bồi bàn đến chuyện gối chăn/ Nhan sắc giả, tâm hồn giả, nhân cách giả... (Những ý nghĩ); Đừng hỏi vì sao chú hề lại khóc/ Khi nƣớc mắt thật chảy làm hoen nƣớc mắt hóa trang (Nước mắt hề xiếc).

Và cả những hình ảnh được ví von chân thực gây ấn tượng: Em nhƣ bùi nhùi rơm/ ngày

ngày đợi chờ (Liên tưởng); Chúng mình buồn nhƣ cặp bánh phu – thê/ Buổi chiều quắt lại nhƣ mặt ngƣời ốm dậy (Một ngày chưa có trong sự thật); Nỗi cô đơn cùng cực này/ Nhƣ một quả xà cừ/ Cắn không vỡ (Lá thư và ổ khóa); hay hình ảnh mang nét văn hóa Việt: Tiếng đàn một dây/ Ngả dọc Việt Nam/ đất nƣớc mang hình ngƣời đàn bà hơi khụyu chân, ngửa mặt (Mùa đông cuối cùng); Con đƣờng mang tên Âu Cơ, đổ xuống đƣờng Lạc Long Quân giấc mơ trăm trứng/ Em Âu Cơ một mình (Tín hiệu)... Đó là những cái nhìn cuộc

sống từ cảm thức của một cái tôi biết đưa cái cá nhân mình hòa đồng với tập thể, trực cảm với cuộc sống hiện đại. Có thể còn nhiều lí do cho sự tồn tại và gia tăng các hình ảnh cực thực trong thơ đương đại, nhưng ít nhiều nó đã định hình được cách cảm nhận và phản ảnh hiện thực cuộc sống có những nét riêng của các nhà thơ trẻ hiện nay.

Xu hướng đưa cái tôi đi sâu tìm hiểu thế giới vô thức, tâm linh, đưa thơ về phía ảo, chạm tới cõi tâm thức của con người tất yếu nảy sinh ra những hình ảnh màn đậm màu sắc

siêu thực. Đó là những hình ảnh không phải do logic lí trí thông thường sáng tạo lên mà do

ảo giác, do vô thức kết hợp tạo dệt.

Trong vô thức, thơ Linh xuất hiê ̣n hình ảnh hoa Thùy Linh, và hình ảnh này được lặp lại nhiều lần qua các tập thơ như sự khẳng định cái tôi định danh bản thể của mình. Linh không ví mình với mô ̣t loài hoa hương , sắc cu ̣ thể nào đấy mà cụ thấy mình chính là một

bông hoa . Ngườ i ta thương nói hoa có hương có gai (ví như hoa hồng ), hoa đe ̣p thì khó trồng (như hoa lan)… hoa Thùy Linh thì sao ?…Cánh hoa Thùy Linh (Hai miền hoa Thùy Linh); Khe khẽ hoa Thùy Linh nở/ Xuất thần một cuộc yêu chƣa tƣ̀ng thấy/ Cơn mơ hoang tàn cháy (Sinh năm 1980)... Hoa Thù y Linh kia mong manh và đầy sự trinh khiết . Trong mô ̣t thế giới hỗn đô ̣n đang quay đảo , con người như la ̣c vào sự triề n miên vô tâ ̣n của toan tính, thực du ̣ng, sự trươ ̣t dốc về tâm hồn thì hoa Thùy Linh đã cho ̣n cho mình mô ̣t nơi đầy sự an nhiên . Đó là nơi ngự tri ̣ của tình yêu . Nhưng với Linh thì cả trong vô thức “ cơn mơ chập chờn”, “hình dung kéo dài triền miên” nó cũng vẫn sống đô ̣ng. Và ta thấy tình yêu đó

vẫn đe ̣p, vẻ đẹp huyền ảo và thanh sạch.

Thế giới vô thức trong thơ Văn Cầm Hải là thế giới của những hình ảnh lạ, xuất hiện đột xuất, được anh kết hợp từ ngữ vô trật tự, hình ảnh rời rạc phát tán như một bức tranh lập thể. Ta có thể thấy hàng loạt các hình ảnh siêu thực ấy xuất hiện trong các bài thơ của Văn Cầm Hải. Bản thân Hoàng Cầm không thể lí giải được lá diêu bông là loại lá gì thì Văn Cầm Hải cùng không thể lí giải về ngọn Trinh Sơn hay hoa thiên cầm trong thơ của anh… Rồi những hình ảnh như: Ngày kỷ niệm nhƣ hoa ti gôn vỡ trên thành cửa/ những dấu hôn em bỏ lại mình tôi/ con bồ câu mổ nát cánh cửa mặt trời/ tôi ôm ngực xoa rừng nghẹn ngào/ thời gian đã thối trên tay... (Mùa thu linh cảm) đều là những hình ảnh của vô

thức, rất khó hiểu. Khảo sát các hình ảnh trong bài thơ: Ngƣời đi chăn sóng biển ta thấy

“dày đặc” các hình ảnh siêu thực (từ nhan đề đến hình ảnh thơ) và lối diễn đạt như sau:

cánh tay triết gia, nƣớc mắt bụi đƣờng, mặt trời vàng ố bóng mƣa, giấc mơ sen trắng, một cành trinh tiết, ngọn sóng buồn nép lên ngực biển, câu kinh vầng trăng viên mãn, Chúa câm, lòng cổ thụ, địa cầu hƣ vô chơi, bài ca liên lục địa, cõi đắng ngâm nga. Những hình

ảnh trên không phải dễ dàng chinh phục được độc giả. Đó là những hình ảnh đố chữ hay là ẩn dụ? Một sự hoang mang ẩn ức hay sự nhập nhòe giữa thực tại và tiềm thức? Cần phải hiểu như thế nào để giải mã đoạn thơ, bản thân những câu chữ ấy không nói và tác giả cũng không hé lộ điều gì. Khảo sát bất kì một bài thơ nào của Văn Cầm Hải chúng ta cũng đều thấy cách xây dựng các hình ảnh siêu thực dày đặc như trên. Đó là những hình ảnh lạ, mỗi hình ảnh như một mảnh vỡ của tâm trạng đau thương ẩn ức trong anh. Hình ảnh đó, giúp chuyển tải một cái tôi mang đậm cảm thức hiện đại, đau thương; một niềm tin đổ vỡ về hình tượng Chúa, một sự hoang mang, càng đi sâu vào bản thể mình càng thấy như lạc vào cõi vô định, như “ngƣời đi chăn sóng biển” vậy.

Màu sắc siêu thực trong thơ không phải đến thời này mới có, nó đã có từ thời thơ cổ điển và các bài ca dao đậm chất hư ảo đã xuất hiện với trí tưởng tượng phóng khoáng của người viết. Đến giai đoạn thơ ca đương đại hiện nay thì những hình ảnh này mới xuất hiện với mức độ dày đặc. Đó là những hình ảnh không được kết hợp theo logic hiện tại mà in đậm chất kì ảo. Những hình ảnh ấy là sự lóe sáng trong vô thức, và sẽ mãi lung linh, nhập nhòe dẫn dụ người đọc. Hình ảnh siêu thực là kết quả của trí tưởng tượng phong phú, khả năng hoạt động mạnh mẽ của vô thức, trực giác. Chính những hình ảnh này sẽ mang lại cho thơ những ấn tượng mạnh mẽ, như trong thơ Phan Huyền Thư “Ngực vỡ ra tổ ong vò vẽ/

bay vụt đi trăm ngả/ đốt sƣng trời đêm/ những kí tự buồn” (Bi ca). Hay: Tôi nghe sấm phục sinh rền mặt đất/ cơn mƣa rào lân tinh/ Nấm mộ nở vụt hoa Tử huyền” (Giấc mơ của

lưỡi); em cào ngực rách ra những vì sao (Điệp khúc sáng mùa đông). Kết hợp với hình

ảnh siêu thực chúng ta còn thấy sự xuất hiện của các hình ảnh lạ của các nhà thơ. Các hình ảnh thơ lạ này, đã đánh giá được phần nào khao khát đổi mới, thể hiện cái tôi nghệ sĩ của bản thân tác giả. Vi Thùy Linh cũng xây dựng một loạt các hình ảnh lạ trong thơ: Những vì

sao không chìm giấc thụy miên/ trên dòng sông hổn hển/ …. Cảnh đêm nhƣ bức tranh dán giấy/ Vầng trăng thức nghiêng (Độc mã – Khát); Những chiếc lá xác xơ gân nhƣ lông mày quả phụ (Thơ lá); Chập chờn tiếng chiêm bao/ Bầy kiến lửa bu đầy, đốt bàn tay mê man lau nắng (Dưới cây bồ đề); Em đứng nhƣ cây buồn đầy sức sống (Phục trang – Đồng tử); Lisa cần mẫn dệt tầm gai tìm lại kiếp ngƣời cho các anh, hạnh phúc cho mình (Vịt bay –

Đồng tử)... Cái lạ của Phan Huyền Thư là ngay cả nhan đề của hai tập thơ, đầy ẩn dụ, mới mẻ và vẫn rất nữ tính. Mặc dù chịu ảnh hưởng của các nhà thơ đi trước như Lê Đạt, Trần Dần nhưng hình ảnh lạ trong thơ Thư không bị lặp lại: Mái hiên say nghiêng ngả/ Thung lũng nhốt buồn (Tỉnh dậy tháng Tư); Giấc mơ tầm thƣờng làm kén/ hóa ngài trăm trứng

(Thực dụng hư vô)… Hình ảnh trong thơ Thư có xu hướng tìm về truyền thống, mượn chất liệu truyền thống để nói hiện tại. Phan Huyền Thư mới lạ ở chỗ chị đã đem cái đẹp trong kí ức thẩm mĩ của cộng đồng để “cấy” vào trong thẩm mĩ nhận thức của con người thời hiện đại. Do đó, hình ảnh trong thơ vừa có nét dịu dàng, đằm thắm truyền thống vừa có sự mới lạ, táo bạo của cuộc sống hiện đại. Có thể gọi đó là những hình ảnh dân gian – hiện đại có chất “lạ hóa”. Đó là thứ ngôn ngữ Việt tính, thứ ngôn ngữ tạo sinh luôn đổi mới và phát triển. Sự tạo sinh đến đâu tùy thuộc vào cách đọc và kĩ năng sống của mỗi người. Hình ảnh trong thơ Phan Huyền Thư là một bảng từ vựng mới theo đúng tinh thần “nghệ

thuật là sáng tạo”. Đó là thứ ngôn ngữ rất kiệm lời, có xu hướng hủy từ, như một sự dự

cảm trói buộc rất chặt chẽ của thiết chế văn minh. Cách sử dụng các từ với nghĩa trái ngược như “êm nghẹt thở”, “tiêu điều hồn nhiên”.. đủ thấy trạng thái mâu thuẫn trong con người tác giả...

3.2.2. Hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ

Thơ ca từ xưa đến nay không xa lạ gì với cách xây dựng các hình ảnh biểu tượng trong thơ. Thơ trẻ hiện nay việc sử dụng các biểu tượng được coi như một thao tác thường trực và mang tính hệ thống. Trong thơ trẻ đương đại nói chung và đặc biệt là nghiên cứu cái tôi trữ tình của 3 nhà thơ trẻ Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Văn Cầm Hải chúng tôi nhận thấy hai hệ thống biểu tượng cơ bản: biểu tượng xuất phát từ những hình ảnh có sẵn trong thiên nhiên, những “mẫu gốc” trong tâm thức văn hóa dân tộc (làm nên cái tôi cá tính riêng biệt và cái tôi mang màu sắc phái tính đối với các nhà thơ nữ như Vi Thùy Linh và Phan Huyền Thư) và những huyền thoại hóa trong kho tàng văn hóa, những biểu tượng mang màu sắc tôn giáo, triết học (để diễn tả cái tôi vô thức tâm linh và cái tôi với nỗi buồn, sự cô đơn của các tác giả).

Hệ biểu tượng, ẩn dụ trong thơ trẻ mang màu sắc phái tính rất rõ. Tư duy về giới trong sáng tạo khơi dậy nhiều giá trị cho thơ nữ đương đại, không chỉ về nội dung mà còn trong cả hình thức nghệ thuật. Phái tính chi phối cách viết của người nữ, nhất là việc tạo dựng hệ biểu tượng và ngôn ngữ thi ca. Các tác giả đã tạo dựng lên một hệ biểu tượng có quan hệ về bản thể với mẫu gốc của mình, đó là nguyên mẫu hay mẫu gốc mang thiên tính nữ - thiên âm như các biểu tượng: Đất là mẫu tính - Nƣớc là nữ tính - Đêm nhƣ là bản tính. Từ những mẫu gốc này mà các nhà thơ nữ hiện đại biết loại đi những lớp nghĩa không đích thực là mình, đôi khi đã vươn tới sự phá vỡ mẫu gốc để tạo lập ý nghĩa mới.

Trước hết có thể thấy hệ biểu tượng mang mẫu gốc gắn liền để biểu thị cái tôi phái tính nữ với những thiên tính vĩnh cửu trong thơ của các nhà thơ nữ Vi Thùy Linh và Phan Huyền Thư. Trước hết là biểu tượng Đất được dùng như là mẫu tính: Trong Kinh Dịch, đất là quẻ Khôn, là tính thụ động hoàn hảo, mọi người đều sinh ra từ đất vì đất là đàn bà và bà mẹ, với đức tính dịu dàng, kiên định. Trong thơ của Vi Thùy Linh và Phan Huyền Thư sự sống hiện hình luôn tồn tại với thế giới tự nhiên gắn liền với mẫu gốc của thế giới cỏ dại côn trùng… Tuy nhiên ta cũng thấy những sự phá vỡ mẫu gốc độc đáo của các nhà thơ về biểu tượng này. Các nhà thơ nữ hay sử dụng hình ảnh trứng như biểu tượng của sự sinh sôi.

Vƣờn là biểu tượng thiên đường trên mặt đất, nhưng trong thơ Linh nó được tôn vinh như

một khu vườn tình ái, miền linh thánh. Đỉnh cao của sự sống tình yêu hòa hợp của con người. Khi miêu tả tác yêu đương, làm tình, bao giờ Vi Thùy Linh cũng đặt nhân vật người tình ở giữa những khung cảnh thiên nhiên cao rộng, phóng khoáng, bát ngát, giữa bầu trời, sông biển, cánh rừng, thậm chí đẩy lên thành không gian của huyền tích, huyền sử. Lúc ấy, đôi tình nhân chỉ còn là một bộ phận hợp thành của một bức tranh rộng lớn, chuyển động, chan hòa mối tương giao bí ẩn và màu nhiệm. Ở thơ Vi Thùy Linh cũng có thể hiện không gian căn phòng. Nhưng hồn thơ này không bao giờ chịu giam mình trong những không gian chật chội, tẻ nhạt. Để hóa giải những trường hợp không gian căn phòng như vậy, Linh thường miêu tả căn phòng trên cao, giữa lưng trời, xung quanh là cây lá, trăng sao, là khoảng không vô hạn định, bát ngát, xuyên quốc gia, tầm kích vũ trụ (trong bài Vinise in Vi

Li). Hoặc có khi Linh đặt tình yêu trong những không gian của huyền sử, huyền tích, mang

chiều sâu tâm thức cộng đồng (trong các bài Thung lũng thanh, Đồng dao sông Thao, Yêu ở Rome…). Trong đôi mắt kẻ đang yêu, thế giới là cõi yêu. Từ những khu vườn, căn

nhà, ban công, ô cửa sổ đến những quán cà phê, khách sạn sang trọng, lãng mạn, từ những con phố đến ruộng đồng hay vượt qua biên giới đến Paris, Rome, từ trần giới đến vườn Địa đàng, cả lúc thức và trong chiêm bao… Nhờ vậy, tình yêu trong thơ Linh được nới rộng,

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại (qua Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)