Cao tiềm thức, vô thức, linh giác, trực giác, bản năng tự nhiên của

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại (qua Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải (Trang 77)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1.1. cao tiềm thức, vô thức, linh giác, trực giác, bản năng tự nhiên của

người

Dẫn thơ đi theo hướng này đã xuất hiện từ các nhà thơ thuộc thế hệ trước năm 1975 như Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng… (tiếp nối bước chân của Xuân Thu nhã tập và Dạ Đài). Họ tham vọng khám phá “tâm lí học miền sâu”, “miền còn

hoang dã” của con người. Xuất phát từ quan niệm: thơ chủ yếu là sự biết hiện cái tôi ở

phần tiềm thức, vô thức, họ đã đưa thơ đi sâu vào địa hạt này. Lê Đạt chủ trương: Nghĩa con chữ trong câu thơ dẫn dắt trên con đường tâm thức ra khỏi lối đi ngữ nghĩa “tiêu

dùng”, một chiều quen thuộc hàng ngày. Chối bỏ sự sắp đặt của ý thức, kinh nghiệm, họ

coi trọng cảm giác thực thể và siêu nghiệm. Nghệ thuật biểu đạt của họ thiên về ấn tượng, biểu tượng, ám thị hoặc các liên tưởng trùng phức (ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực). Không chủ trương, không tuyên ngôn, Hoàng Cầm âm thầm đi “vào đƣờng mê”, đi vào thế giới thực hư, mông lung vô định. Đến Hoàng Hưng, Đặng Đình Hùng là thế giới thơ của sự cô đơn tuyệt đối, nhiều khi là tuyệt vọng, nhất là khi cái tôi ấy không hướng ra ngoại giới mà quay trở về chính mình, đào sâu vào mình, vào cái thể giới “rộng rinh,

không bờ bến”…

Đến thơ trẻ đương đại hôm nay, mạch cảm thức về cái tôi ấy vẫn chảy, dù âm thầm, lặng lẽ nhưng nó làm phong phú thêm đời sống trữ tình chủ thế và thế giới cái tôi trữ tình trong thơ. Tâm linh là miền sâu thẳm của tâm hồn chứa những vỉa chìm của bóng dáng cuộc đời, không chỉ hiện tại, quá khứ mà còn cả tương lai. Nó liên hệ với con người thông qua sự linh ứng của một giác quan đặc biệt. Nhà thơ trẻ Nguyễn Vĩnh Tiến ý thức sâu sắc điều đó, nên anh đã mạnh dạn tuyên ngôn: Và kiêu hãnh bị nhốt trong hang sâu/ Với những

con thú bản năng ma mãnh/…Chớ quên đánh thức niềm kiêu hãnh/ Dƣới mặt trời và trong hang sâu (Những bình minh khác). Nhà thơ kêu gọi thơ ca đương đại phải đánh thức hai

mảng đối lập ấy ở trong con người: những gì sáng tỏ dưới ánh sáng mặt trời và những gì còn tiềm ẩn sâu xa trong con người, hướng nội và hướng ngoại, bề mặt hay bề sâu đều không thể thiếu. Trong Vỉa từ, Nguyễn Hữu Hồng Minh cũng từng ca ngợi tiềm thức:

“Tiềm thức thật dữ dội, nó cho thấy khả năng của con ngƣời. Ý thức thật nghèo nàn. Nó

cho thấy sự bất lực của con ngƣời”. Càng ngày con người càng có thể đi sâu vào những

Xu hướng đi sâu vào những vùng mờ tâm linh đậm chất tượng trưng siêu thực cùng tồn tại khá nhiều trong thơ trẻ hôm nay. Đây là sự phát triển sâu hơn của nhân thân tiểu vũ trụ, đi sâu vào vũ trụ con người, khám phá chiều sâu không cùng của nó bao giờ cũng là một thách thức đối với nghệ sĩ. Cái tôi trong thơ Vi Thùy Linh luôn là cái tôi của sự nỗ lực, đam mê đào sâu vào mình. Có thể hiểu đó là cách khai thác cái tôi ẩn giấu trong bản thể của tác giả: Vì sao/ Em không quên nổi ánh nhìn gió đông của Anh/ Vì sao/ Em không tin

có ngọn phồn linh và lời thiêng “Vừng ơi!”/ Em không thể nào lý giải!/ Thơ là nỗi buồn trƣờng cửu/ Thơ em mặn…(Những câu thơ mang vị mặn). Đó là cái tôi nặng suy tư như

Phan Huyền Thư: Viết/ nỗi sống buồn của tôi; hay Văn Cầm Hải: Tôi mãi đứng tranh chấp

giữa hai bờ lƣu thẳm/ bƣớc chân đời trót dại đi qua (Ảnh tượng). Kinh Thánh có câu:

Ngụp lặn trong chiều sâu tâm linh, nhà thơ thấy mình như lạc vào thế giới cổ tích, nhưng rồi vẫn không bao giờ tin được lời thiêng chỉ dành cho Alibaba để mở núi vàng. Vi Thùy Linh viết những câu thơ khi mới 18 tuổi đã ý thức tự quyết số phận mình. Thấu hiểu sự dấn thân với cuộc đời đầy những gian khó và tiên cảm con đường thơ đầy chông gai, cả Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Văn Cầm Hải đều coi thơ mang vị mặn, mang nỗi buồn, họ biết ơn sâu sắc “vị muối cuộc đời” đã cho thơ “chất mặn” đó. Đó cũng là cái chiều sâu tâm linh - nơi nhận ra bản ngã của các nhà thơ trẻ hôm nay.

Đi sâu vào thế giới thơ của các nhà thơ trẻ hôm nay, không chỉ có những cái “bụi bặm”, cái “đời thƣờng sống sít” mà còn có cả thế giới “bồng bềnh”, nhiều khi người đọc bị “ngẩn

ngơ trong ảo giác của sự vô định”. Đó là thế giới tâm hồn của các nhà thơ đã thoát khỏi

được cái hiện thực, để thoát li bay bổng sang thế giới vô thức, vào trong cõi sâu vô thức. Ta sẽ thấy lời khấn cầu trong thơ Vi Thùy Linh: Em ngắt vài cọng gió/ Thả lên dấu thời gian/ “Vừng ơi” - em niệm chú/ Ƣớc mơ về xênh xang/… Tiếng chuông nào bật khóc/ Phiêu - du - ơi - về - đi (Giao cảm); Nam mô a di đà (Nhật thực); Xin các đấng linh thiêng phù hộ/ Cho Bà nội và Bố con đƣợc sống lâu, khỏe mạnh (Vili). Trong thế giới ấy, có những câu

nói bật ra như trong vô thức, trong cõi im lặng cô đơn: Con ngƣời sẽ còn bất hạnh vì sự thông minh và cả tin (Sự im lặng); và trăn trở về tình yêu: Anh có đi hết con đƣờng này không? (Thiếu phụ và con đường)… Phan Huyền Thư lại thả linh hồn mình theo những

hoa đăng trên ngã ba sông Tiền Đường: Thêm chút hơi ấm/ em sẽ đƣợc hong/ sƣng nằng nặng dìu nhau ngã ba Tiền Đƣờng/ chìa tay đi anh, cho em nắm/ … Em về phía dòng sông/ Rất nhiều hoa đăng trầm hồn bình yên/ yếu đuối/ lập lờ trôi theo tiếng cầm hải/ bập bùng/

chập chùng/ khơi (Bài số 2). Thư đầy âu lo với: Kinh kệ sám hối/ tiết điệu âm u (Liều). Vi

Thùy Linh trong Phù Sai Đông Bắc (tập Phim đôi - Tình tự chậm), lại tái hiện hình ảnh thế giới đậm chất Thiền: cô đơn, một phận, giao cảm, con số, ngũ hành, âm dƣơng, trần thế, đài sen vô vi, tham dục, sân si, cõi niết bàn, đắc đạo, sơ tâm… Đặc biệt là hình ảnh của

hoa sen: Hé hé dần cánh liên ngọc ngọc đã gây nỗi vấn vương man mác trong cảm thức của người đọc. Văn Cầm Hải lại đưa người đọc vào thế giới tâm linh của những tổn thương, mất mát. Trong sự sinh tồn vạn kỷ, con người mới chỉ “bơi chập chững” chưa

vượt qua được con “sông mây thuở nào xanh xao”, cần “mồi lửa” sưởi ấm đêm mới vừa

rụng cánh. Thế giới “sinh tồn” hiện ra sự trầm tư qua cái nhìn Phật giáo; đó còn là thế giới “lƣu vong”: Mùi quế hƣơng lƣu vong/ tấm lƣng trần liệm nắng (Hoa chân lời) và thế giới đầy những đau thương: Vĩ nhân sẽ sống lại/ kinh nghiệm địa ngục/ áo rách trần gian/ lũ sói

hú hí vẽ trên tầng lá xanh tƣơm bả/ xác chết (Vĩnh biệt mặt trời).

Thế giới tâm linh của con người luôn gắn với thế giới của một tôn giáo nào đó. Có khi không phải là một tôn giáo cụ thể nhưng trong cảm thức của các nhà thơ trẻ luôn tồn tại niềm tin, sự cứu rỗi, ý niệm của những đấng siêu nhân, khó lí giải ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Trong thơ Văn Cầm Hải nhắc nhiều đến hình ảnh thiên đường, chúa, sám hối…. Với Vi Thùy Linh, lại tôn thơ tình yêu như là tôn giáo đại chúng. Không chỉ trong tập thơ đầu tay Khát mà cả ở những tập thơ sau nay, thơ Linh xuất hiện khá nhiều những từ ngữ của Thiên Chúa giáo như: số phận, định mệnh, thánh giá, cõi thiêng, Chúa đóng đinh,

tín đồ, đức tin, thập tự, con chiên, Cha đạo, nhà thờ, nguyện cầu, thánh đƣờng, thánh ca, kinh, Giáng sinh… Điều đặc biệt là những từ ngữ này lại gắn liền với chủ đề tình yêu. Vi

Thùy Linh không phải nói về tôn giáo mà mượn tôn giáo để nói về tình yêu: Em cần anh/ nhƣ con chiên cần Cha đạo (Thánh ca). Tình yêu có đức tính của loài người, tình yêu có sự nguyện cầu, tình yêu có lòng thầm kính, tình yêu có sự thiêng liêng cần được bảo vệ, tình yêu có sự gắn kết, tình yêu có sự mãnh liệt thậm chí là mù quáng. Tình yêu là tôn giáo đại chúng nhất. Tình yêu quy luật riêng, có “bi kịch” riêng do mỗi người tự tạo ra. Do vậy thế giới tình yêu của Linh cũng nhuốm màu sắc hiện thực và thiêng liêng.

Bản thể con người vốn đa chiều kích, nhiều tầng lớp. Chú trọng đến thế giới tâm linh, vô thức trước tiên là một nỗ lực nhằm nhận thức về con người một cách toàn diện hơn. Thế giới tâm linh của con người, ngoài phần sáng rõ của ý thức, lí tính có phần mù mờ, bí ẩn mà kinh nghiệm lí trí khó cắt nghĩa được: Tôi nghe sấm phục sinh rền mặt đất/ Cơn mƣa

rào lân tinh/ Nấm mộ nở vụt hoa Tử Huyền/ Và giấc mơ của lƣỡi/ Bắt đầu mở nguyên âm

(Giấc mơ của lưỡi). Phủ định sự độc tôn của ý thức trong quá trình sáng tạo, nhiều nhà thơ nhấn mạnh đến khả năng to lớn của vô thức, tiềm thức, trực giác. Điều này rất phù hợp với thơ của Phan Huyền Thư. Nếu đọc một bài riêng biệt, người đọc sẽ chỉ cảm nhận được những dòng lạnh lẽo đến vô cảm, bởi vì những câu thơ ấy được viết bằng cảm thức của một người đã cáo phó đời mình trong tình yêu, viết bởi trái tim rỗng ngực, ý thức viết về mình không còn, chỉ còn lại những câu chữ trong tiềm thức và vô thức: Thoát xác vọt lên trần nhà/ Nhìn thi thể co ro/ Góc giƣờng than khóc (Rỗng ngực), và hành động trong vô thức: tự mình/ lồng ảnh vào khung/… Đóng vào không/ Tìm nơi treo trang trọng?/ Nhƣ đã qua đời (Cáo phó); nằm trong áo quan cười xúc động chứng kiến cảnh người xếp hàng đến đưa

ma mình: duy chỉ một ngƣời cả đời tôi thầm thƣơng trộm nhớ là đƣơng nhiên chẳng thấy

đâu (Giấc mơ). Thư trầm mình: chèo thuyền vớt xác trên sông, để có những thảng thốt hiện

sinh, cô đơn: nuốt vào những thì thầm/ ghìm nén yếu đuối/ nhếch môi/ Anh ở kia/ ở ngay đây/ khoảng cách ngàn tiếng gọi/ vô thanh (Bi ca). Đó chính là nỗi yêu cô đơn, sâu thẳm,

nỗi khát vọng khắc khoải trong chiều sâu của tâm linh con người tưởng như không thể nào nắm bắt được.

Càng đi sâu vào vô thức, con người càng ý thức sâu sắc sự hiện hữu phù du, mong manh của đời người trong cuộc sống, và hơn hết ý thức sâu sắc nỗi cô đơn của mình trong cuộc sống thực tại. Thế giới cô đơn ấy xuất hiện nhiều trong thơ Vi Thùy Linh: Bập bênh

khóc – cƣời, bập bênh số phận (Bập bênh – Khát);Lo âu đánh cắp của em sự thanh thản/ Em đón nhận và tiên cảm mọi điều bằng linh giác/ Sự nhạy cảm quá mức làm nặng giọt nƣớc mắt/ Ngƣời ta an ủi nhau bằng cách quy về số phận (Không thanh thảnh – Khát); Thôi thì là số phận/ Thôi thì là cơ duyên/ Vì sao em yêu anh?/ Vì đâu em một mình (Anh

còn cho em – Khát), Em hỏi rồi em đi/ Lời đắng nhƣ hạnh phúc/…Đƣờng chỉ tay chồng chéo/ Số phận – một bản đồ (Anh còn cho em – Khát)…

Mô típ về giấc mơ, giấc ngủ, đêm … xuất hiện nhiều trong thơ trẻ hôm nay bởi đây là cánh cửa để dẫn đến tâm linh vô thức. Khoa học đã bước đầu giải mã những giấc mơ. Nó

bắt nguồn từ những ám ảnh, bất an, những mong muốn khát khao chưa thành sự thật. Nó hiện thực hóa mối quan hệ giữa hiện thực và cái thầm kín nhất của chủ thể (không được bộc lộ ra do ngăn cản của ý thức). Trong thơ Vi Thùy Linh, giấc mơ gắn liền với thế giới hồn nhiên trong sáng, giàu khát vọng yêu thương: Trong giấc mơ/ Ta mải kiếm tìm/ Một

vầng trăng không bao giờ khuyết/ Một mùa trăng lên đênh/...Ngƣời ơi!/ Lời gọi vang lên/ Trên đỉnh cao im lặng/ Những giọt đêm… (Không đề I – Khát); Ta cƣỡi giấc mơ/ Con ngựa ô bờm dài/ Lao qua đồng cỏ/ Cỏ nằm đếm vó/ Ngửa mặt thinh không (Độc mã –

Khát); Giấc mơ mỏng nhƣ heo may bay trong ý nghĩ/ Lẻ loi buồn/ lắng xuống/ đáy tim

(Lang thang – Khát); Giấc mơ ấy còn đánh thức trong cô những cảm thức tình yêu mãnh liệt: Em ôm em ngủ mơ anh (Nói với anh – Khát); Sau giấc mơ/ Em còn nguyên cảm giác

đƣợc ôm anh rất chặt; Em cố thiếp đi nhƣng kí ức thức/ Bên giƣờng (Tiếc nuối); Đàn đàn giấc mơ hiện hiện (Dâng hiến trắng); Mơ là cách để an ủi/ Tôi đang mơ đang trôi trong Anh (Thánh giá). Thế giới trong thơ Vi Thùy Linh luôn được cảm nhận từ hai chiều vận động Âm – Dương, từ hai thế giới hiện hữu Hƣ – Thực, từ cả Vô thức – Tiềm thức: Sự vận động Âm – Dƣơng là bản chất của thế giới (Mùa linh hồn); Khúc hoan vũ của mùa nối Âm – Dƣơng cuộn trời và đất (Song mã). Ý thức sâu sắc về thế giới thứ hai – thế giới của con

người sau khi chết, nên các nhà thơ còn thả hồn mình trong những giấc mơ giả định. Họ mơ và giả định mình đã chết, mình hiện về để ngắm nhìn lại thế giới hiện thực của những người còn sống: Không kịp thấy mặt lúc lìa đời/ Hoa rụng tán rợp trời/ Khói nhang mờ mịt

lối/ Ơi chú, ơi ông, ơi em, ơi thím/ Sao đau đớn nhƣờng kia (Ly – Đồng tử); Anh đã hiện trong nụ cƣời đau đớn của em/ Em vẫn mƣờng tƣợng về cái chết và muốn thoát khỏi/… Ám ảnh cái chết vẫn bủa vây áp giải chúng ta (Solo); Đầu rỗng/ Tôi tập chết/ Để - biết – mình – đang – sống (Chân dung)…. Văn Cầm Hải mang trong mình cảm thức của cái tôi lưu

vong xa quê nhà, nên những bài thơ gần đây của anh “đậm nổi” ý thức về sự cách xa, chia biệt. Cái tôi trong thơ anh luôn “chênh chao giữa hai bờ lƣu thẳm”. Một bờ vực của thực tại và một bờ vực của quá khứ; trên bờ vực của thực tại lại hiện hữu hai khoảng không gian: không gian sống của kẻ lưu vong quê người và một không gian đau đáu hướng về nơi quê nhà: lụi vào đất bụi môn đầm đìa sƣơng trắng/ những vì sao quê nhà hồn nhiên trong

đất (Về những bụi môn ngoài vườn). Đó là thế giới của mơ ước về: Một mùa đông Quảng Bình/ những dòng sông lấp lánh tiếng súng/ nồng ấm (Và đêm qua Lubbb); tôi là ai khi mặt trời cũng tự trùng tu/ tự chiêm tinh muôn màu ảo giác/ của đêm dài không nơi nƣơng tựa/ tổ quốc (Một chiều Lara). Đó là thế giới của miền hồi ức thương vong về quá khứ, về

quê nhà: mƣời ngón tay cha tôi cong vút tử thần/… mang chị tôi ngàn xanh thi sử/ của gia

đình, gấm vóc quê hƣơng, cả nấm mộ nhỏ nhoi, trang sách xƣng tụng/ gƣơng mặt tổ tiên/ trong tôi đang cúi lạy… (Ngôi nhà xưa khôn cũ); Hay những giấc mơ đầy khắc khoải về

hình ảnh mộc mạc, chân chất của quê mẹ Việt Nam: Cây đa già trong bộ quần áo lắm lời

mẹ trách, mi làm hƣớng dẫn viên cầm tay em nhỏ ƣớc mơ tổ tiên du lịch tử cung trƣớc khi thăm trái đất/…Mi yêu Duly – mái tóc Tây Ban Nha phả giọng nắng miền Trung. Tuyệt vời thay vị Thành hoàng làng mi chấp nhận Duly vì qua mi ngƣời biết những hột vú của nàng cũng giống mùa cau trong làng… (Làng mi). Như vậy thế giới trong tâm thức, trong ước

vọng của Văn Cầm Hải là một thế giới Việt – mang cảm quan Việt. Đúng như anh từng nói “Nơi nào có con ngƣời thì ở nơi đó ắt có thế giới tâm linh” [21]. Là một nhà thơ, nhà văn, nhà báo – Hải có dịp đi đến nhiều nơi trên thế giới, mỗi miền đất chứa nhiều giai tầng văn

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại (qua Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)