5. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Cái tôi đi sâu khai thác thế giới vô thức tâm linh
“Thơ kháng chiến dƣờng nhƣ thiếu mất chiều thứ tƣ của không gian, đó là chiều của hƣ
vô, siêu hình, tâm linh… nên đã thành trói buộc” [40]. Thơ sau đổi mới và nhất là thơ trẻ
đương đại cũng đã mạnh dạn đi sâu vào địa hạt bí ẩn này như một sự bù đắp những thiếu hụt của quá khứ. Nhiều người còn lờ mờ chưa có những nhận định rõ ràng về tâm linh. Theo Từ điển Tiếng Việt “tâm linh” là: “khả năng đoán trƣớc một biến cố nào đó sẽ xảy ra
đối với mình, theo quan niệm duy tâm” [70, tr. 881]. Nguyễn Đăng Duy trong cuốn Văn hóa tâm linh lại cho rằng: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc đời thƣờng, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngƣỡng tôn giáo” [10]. Với nhiều người khác
nhau, tâm linh được hiểu như đời sống tinh thần đầy bí ẩn của con người, đối lập với “ý
thức” kiểu lí tính thuần túy. Nó bao gồm cái phi lí tính, cái tiềm thức, vô thức, bản năng
thiên phú có thể cảm nhận thấy phần trực cảm, linh giác, những khả năng bí ẩn của con người. Tâm linh vô thức là một mặt khác của đời sống con người, thể hiện bản chất tự nhiên, tính bản năng của con người. Nó hé mở nhiều tầng, vỉa, nhiều “con ngƣời khác
nhau” trong một con người. Cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại hôm nay đã có một cái nhìn
đa chiều về thế giới và con người, có khả năng thâm nhập đánh thức những vùng mờ xa của ý thức.
Xu hướng đào sâu vào cái tôi bản ngã, muốn đến tận cùng thế giới tâm linh vô thức cũng xuất phát từ chính cái tôi trữ tình cá nhân cá thể, từ nhu cầu khám phá chiều sâu bí ẩn trong tâm hồn của các nhà thơ trẻ. Ý thức ấy càng rõ nét với những nhà thơ có cá tính và phong cách. Ý thức ngày càng sâu sắc về một “cái tôi chƣa biết”, “cái tôi ngoài mình” và “cái tôi trong mình” đã được Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải và nhiều nhà thơ trẻ khác phản ánh và coi đó là phạm vi phản ánh hiện thực cho thơ của mình.