6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.2.3. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn
- Lập ÔTC: Sau khi chọn được hệ thống nông lâm kết hợp điển hình tiến hành lập OTC có diện tích 500m2
(20m x 25m). - Lập ô thứ cấp và ô dạng bản: Trong ÔTC lập 5 ô thứ cấp (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa) có diện tích 25m2 (5mx5m). Trong mỗi ô thứ cấp lập 1 ô dạng bản có diện tích 1m2 (1mx1m).
* Đo đếm sinh khối thành phần cây keo
Sử dụng phương pháp bảo tồn cây (Non-destructive measurement). Tính sinh khối theo công thức cho sẵn.
- Trong ô tiêu chuẩn đo đường kính ngang ngực (D1.3) của tất cả các cây có d > 5cm có mặt tại các OTC (sử dụng gậy dài 1,3 m để xác định vị trí đo D1.3). Có thể dùng thước đo chu vi rồi quy đổi sang đường kính.
Từ chu vi thân có thể quy đổi sang đường kính (d) bằng công thức sau: d = Chu vi/π (π = 3.14) (2.1)
Kết quả điều tra được ghi vào mẫu bảng 2.2: Bảng điều tra, thu thập số liệu cây keo.
Mẫu bảng 2.2: Bảng điều tra, thu thập số liệu cây keo OTC số:
Ngày điều tra: Tuổi cây: Họ tên chủ hộ: Địa chỉ: STT Chu vi Hvn Ghi chú 1 2 3 4 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Quy đổi giá trị đo đếm cây thành sinh khối trên mặt đất, có thể sử dụng các công thức theo Kettering et al. (2001) được xây dựng cho rừng tự
nhiên hoặc hệ thống nông lâm kết hợp:
Y = 0.11 ρ D2.62
(2.2) Trong đó: Y = sinh khối cây, kg/cây;
D = đường kính ngang ngực D1.3, cm; ρ = tỷ trọng gỗ = 0.5 g/cm3.
* Đo đếm sinh khối cây chè
- Lập OTC có diện tích 100 m2 (10m x 10m).
- Đếm số lượng tất cả các cây chè có mặt trong OTC. - Tiến hành chặt một số cây chè đại diện.
- Xác định trọng lượng tươi (FW) ngay tại thực địa (g/m2). - Chặt nhỏ tất cả mẫu và trộn đều trước khi lấy mẫu phân tích.
- Lấy mẫu đại diện 100g tươi cho vào túi giấy để xác định % khối lượng khô mang về phòng thí nghiệm để sấy khô. Nếu chưa mang về được ngay nên mở túi bóng cho cây quang hợp tại chỗ, nếu là những lá dễ thối thì dùng sanh, chảo đảo qua bếp lửa tại chỗ cho lá không bị thối. Sử dụng phương pháp sấy mẫu bằng tủ sấy ở 750C trong khoảng thời gian từ 6- 8h. Trong quá trình sấy, kiểm tra trọng lượng của mẫu sau 2h, 4h, 6h và 8h sấy. Nếu sau 3 lần kiểm tra thấy trọng lượng không đổi thì đó chính là trọng lượng khô của mẫu.
- Công thức xác định sinh khối của cây chè được xác định như sau. Sinh khối = ( Dw / Fw) x Fw (tấn/ha) (2.3)
Trong đó:
Dw - mẫu phụ khô (g) Fw - mẫu phụ tươi (g)
Fwotc - Tổng khối lượng tươi của ô tiêu chuẩn (kg) Kết quả điều tra sinh khối cây chè được ghi vào mẫu bảng 2.3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mẫu bảng 2.3. Bảng điều tra, thu thập số liệu cây chè OTC số:
Ngày điều tra: Tuổi cây: Họ tên chủ hộ: Địa chỉ: STT Mẫu phụ tươi Fw (g)
Mẫu phụ khô Dw (g) Ghi
chú Sau 2h Sau 4h Sau 6h Sau 8h
1 2 …
TB
* Đo đếm sinh khối thành phần thảm mục, cây bụi
Thu thập tất cả mẫu thảm mục cây bụi trong ô thứ cấp 100m2 . Được chia làm 5 ô dạng bản với các 5 vị trí khác nhau diện tích ô dạng bản là 1x1 = 1m2
. Thu mẫu thảm mục, cây bụi trong ô thứ cấp. Các mẫu thu được trong ô thứ cấp sẽ được cân nhanh để xác định sinh khối tươi. Sau đó tiến hành chặt ngắn từng đoạn, trộn đều rồi tiến hành lấy 100g mẫu cho vào túi đựng mẫu, đánh dấu ghi chú vào túi đựng mẫu, sau đó vận chuyển về Phòng thí nghiệm để sấy khô bằng máy sấy. Nếu chưa mang về được ngay nên mở túi bóng cho cây quang hợp tại chỗ, nếu là những lá dễ thối thì dùng sanh, chảo đảo qua bếp lửa tại chỗ cho lá không bị thối.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mẫu bảng 2.4. Bảng điều tra, thu thập số liệu thảm mục, cây bụi OTC số:
Ngày điều tra: Tuổi cây: Họ tên chủ hộ: Địa chỉ: STT Mẫu phụ tươi Fw (g)
Mẫu phụ khô Dw (g) Ghi
chú Sau 2h Sau 4h Sau 6h Sau 8h
1 2 …
TB
Sinh khối khô của lớp thảm mục, cây bụi được xác định với công thức tính như sau:
Sinh khối = (Dw : Fw) x Fw (2.4) Trong đó :
Dw - mẫu phụ khô (g) Fw - mẫu phụ tươi (g)
Fwotc - tổng khối lượng tươi của ô tiêu chuẩn (kg)