6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
1.2.3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Những năm qua, do điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, song do xác định rõ vai trò của nông nghiệp với cơ cấu kinh tế xã, Đảng bộ và chính quyền xã đã tập chung khắc phục khó khăn để giữ vững, phát triển sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xuất, tăng cường chỉ đạo việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đem lại hiệu quả cao.
- Trồng trọt: Phát huy thế mạnh trồng, sản xuất chè đặc sản của địa
phương, cây chè tiếp tục khẳng định giá trị và hiệu quả kinh tế trong khu vực nông nghiệp xã. Chú trọng phát triển các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, đồng thời đẩy mạnh sản xuất chè trái vụ. Tổng diện tích trồng chè của xã tính đến 2014 là 450 ha, sản lượng chè búp khô đạt 1.100 tấn/năm (chiếm 79% GDP của xã). Giá trị thu nhập từ chè trung bình đạt khoảng 120 triệu đồng/ha/năm. Có nhiều hộ thu nhập từ 350 triệu đến 400 triệu động/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 15,2 triệu đồng/năm.
Về cây lúa: 100% diện tích đất cấy lúa được gieo đúng thời vụ, công tác phòng trừ sâu bệnh tốt, không để xảy ra dịch bệnh trên diện rộng. Đến 2009 diện tích đất trồng lúa của toàn xã là 205 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.000 tấn/năm; bình quân lương thực đạt 300kg/người/năm; sản xuất nông nghiệp cơ bản đáp ứng được nhu cầu lương thực của nhân dân trong xã.
- Chăn nuôi: Là xã thuần nông nên công tác chăn nuôi được coi trọng
nhằm tận dụng nguồn thức ăn sẵn có và tạo thêm việc làm cho người lao động. Hiện toàn xã có khoảng 16 trang trại chăn nuôi gà, lợn với quy mô lớn, hàng năm xuất ra thị trường trên 1.000 tấn thịt. Giá trị thu được từ hoạt động chăn nuôi ước tính đạt 10 tỷ đồng/năm.
- Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp có 500,76 ha; từ năm 2005 mới có 70% diện tích được trồng thành rừng thông theo dự án PAM; Trong 8 năm với sự cố gắng nỗ lực của nhà nước và nhân dân đã trồng mới được 50 ha rừng. Đến nay trên 90% diện tích đất rừng đạt được trồng rừng che phủ. Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp được quản lý, khai thác có hiệu quả. Sản xuất rừng cũng đã tạo nhiều việc làm và mang lại nguồn thu đáng kể cho nhân dân; đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước ngầm cho hoạt động sản xuất sinh hoạt của nhân dân trong xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/