Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Đánh giá nhanh khả năng tích lũy carbon của mô hình nông lâm kết hợp (keochè) tại xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Đỗ Thị Phương Thảo. (Trang 36)

6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

1.2.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Hệ thống giao thông của xã chủ yếu là đường bộ. Các

tuyến đường trục chính, các tuyến giao thông liên xóm có tổng chiều dài khoảng 37,93 km. Xã đã bê tông hóa được gần 20km đường trong khu dân cư và đường nội đồng. Hệ thống giao thông hiện có của xã được phân bổ đều khắp trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và đi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lại của nhân dân. Ngoài ra tuyến đường tỉnh lộ 267 được coi là tuyến đường huyết mạch của xã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa của xã.

- Thủy lợi: Do đặc thù là vùng bán sơn địa và có thế mạnh làm nông

nghiệp nên trong nhiệm kì 2000- 2005, Đảng bộ, chính quyền xã đã xác định phải hoàn thành hệ thống thủy lợi để phục vụ sản xuất. Cuối năm 2013, toàn xã có khoảng 7/12 km kênh mương nội đồng được kiên cố hóa. Cùng với hệ thống kênh mương trong toàn xã, trại bơm nước tại xóm Hồng Thái 2, trạm bơm nước tại núi Guộc và trên 1000 máy bơm nước các loại của nhân dân. Diện tích được tưới cho trên 300 ha lúa, 100 ha chè, 60 ha cây ăn quả… Công tác thủy lợi đã góp phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã Tân Cương.

- Giáo dục - đào tạo: Công tác chăm lo sự nghiệp giáo dục thời gian

qua luôn được xem là nhiệm vụ chính và được đặt lên hàng đầu. Hiện trên địa bàn xã có 3 trường tham gia đào tạo là trường mầm non Tân Cương, trường tiểu học Tân Cương, trường trung học cơ sở Tân Cương với cơ sơ vật chất tương đối khang trang. Hàng năm tỉ lệ học sinh lên lớp đều đạt 100%, tỉ lệ học sinh tiểu học tốt nghiệp đạt 100%, cấp trung học cơ sở là 98%. Điều này tạo điều kiện tốt cho con em các hộ dân trên địa bàn theo học, gia đình yên tâm phát triển kinh tế.

- Y tế: Xã đã đầu tư xây dựng kiên cố trạm y tế xã nhằm phục vụ tốt

hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Thường xuyên tổ chức các lớp học phòng chống bệnh dại, thực hành dinh dưỡng, phòng chống HIV/AIDS, công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giám sát dịch cúm trên toàn địa bàn.

- Văn hóa - Thể dục thể thao: Thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, năm 2013 đã có 1.050/1.370 hộ đạt gia đình văn hóa, chiếm 76%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

16/16 xóm đã xây dựng hương ước về đời sống văn hóa cơ sở, trong đó có 14 xóm đạt xóm văn hóa. Chính sách tôn giáo, tín ngưỡng được Đảng bộ, chính quyền xã quan tâm chỉ đạo, hoạt động theo nề nếp, đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật.

Phong trào thể dục thể thao được phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng nâng cao tinh thần, sức khỏe cho nhân dân toàn xã.

- Năng lượng - Bưu chính viễn thông: Hiện gần 100% hộ dân có điện

sinh hoạt, 90% số hộ có phương tiện nghe nhìn nhưng hệ thống cung cấp điện trên toàn xã vẫn chưa đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đường dây dẫn điện vào các xóm chủ yếu là dây có tiết diện nhỏ gây ảnh hưởng không tốt đến việc cung cấp điện và vấn đề an toàn khi sử dụng điện cần có thêm những đầu tư mạng lưới điện hoàn chỉnh và an toàn hơn.

Hiện xã có một bưu điện văn hóa trung tâm xã và hệ thống máy điện thoại trong khu dân cư đảm bảo công tác thông tin liên lạc.

- Quốc phòng - An ninh:

+ Về Quốc phòng: Xã đã thực hiện kế hoạch thành phố giao hàng năm về việc tổ chức huấn luyện cho dân quân tự vệ đều đạt kết quả khá trở lên.

+ Là một xã có địa bàn rộng và phức tạp, ranh giới tiếp giáp với nhiều xã của thành phố và huyện Phổ Yên, có tỉnh lộ 267 chạy qua và cũng có nhiều dân tộc cùng sinh sống; Vì vậy xã luôn xác định cần phải giữ vững an ninh trên toàn địa bàn, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, giữ an toàn trật tự cho tính mạng, tài sản và sản xuất của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhanh khả năng tích lũy carbon của mô hình nông lâm kết hợp (keochè) tại xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Đỗ Thị Phương Thảo. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)