Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá nhanh khả năng tích lũy carbon của mô hình nông lâm kết hợp (keochè) tại xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Đỗ Thị Phương Thảo. (Trang 33)

6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

1.2.1.2. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bàn đồ thổ nhưỡng 1/25.000 của thành phố Thái Nguyên, trên địa bàn có những loại đất sau:

- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Phân bố khắp địa bàn xã với độ dốc chủ yếu 15O

- 25O, thuận lợi cho phương thức sản xuất Nông - Lâm kết hợp.

- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm tập trung ở khu vực gần trung tâm xã, chiếm diện tích không đáng kể.

- Đất nâu đỏ trên đá Mắc ma Bazơ và trung tính (Fk): Phân bố chủ yếu ở phía Nam của xã (dãy núi Mỏ Vàng, núi Ông Nhí, núi Guộc) với độ dốc chủ yếu >25O

thuận lợi cho việc khoanh nuôi và trồng rừng.

- Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv): Phân bố chủ yếu ở vùng thung lũng, diện tích ít và có độ dốc chủ yếu từ 15O

- 25O thuận lợi cho phương thức nông lâm kết hợp cây lâu năm với rừng.

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Phân bố ở phía Bắc và phía Đông của xã. Với loại đất này, hướng sử dụng ưu tiên là khai thác để trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lúa nước hoặc cây hàng năm còn lại như: đậu đỗ, lạc hoặc ngô…

Với đặc điểm về thổ nhưỡng như trên, ta thấy đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển mô hình NLKH tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Sau đây là bảng thống kê sơ bộ hiện trạng sử dụng đất của địa phương năm 2013.

Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Cƣơng năm 2013 TT Loại hình sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 1.468.16 100,00

1 Đất nông nghiệp 1.239,77 84,44

1.1 Đất lúa nước 234,62 18,92

1.2 Đất trồng lúa nương 0,00 0,00

1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại 133,50 10,77

1.4 Đất trồng cây lâu năm 357,97 28,87

1.5 Đất rừng sản xuất 500,76 40,39

1.6 Đất rừng phòng hộ 0,00 0,00

1.7 Đất rừng đặc dụng 0,00 0,00

1.8 Đất nuôi trồng thủy sản 12,92 1,04

2 Đất phi nông nghiệp 176,94 12,05

3 Đất chƣa sử dụng 16,52 1,13

3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng 0,69 4,18

3.2 Đất bằng chưa sử dụng 15.83 95,82

4 Đất khu dân cƣ nông thôn 34,93 2,38

(Nguồn:Ban địa chính xã Tân Cương)

=> Qua bảng số liệu trên, ta phần nào hình dung ra được hiện trạng sử dụng đất của địa phương cũng như đóng góp của các thành phần, đối tượng sản xuất vào kinh tế xã. Trong thời gian tới, UBND xã cùng các cơ quan ban ngành chức năng lên kế hoạch quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Về cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bản sẽ có những thay đổi đáng kể diện mạo sử dụng đất của xã, hình thành được các vùng sản xuất tập trung, quy mô ít nhỏ lẻ hơn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế- đời sống, xã hội của mỗi hộ dân cũng như của toàn xã.

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa tự nhiên và

lượng nước của hệ thống sông Công, hệ thống các ao hồ nhỏ, các suối trên địa bàn xã. Đây là nguồn nước phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp của xã.

- Nguồn nước ngầm: độ sâu trung bình khoảng từ 15- 25m. Khu vực

vùng đồi độ sâu thường trên 30m. Nhìn chung chất lượng nước kém (do thiếu nước), không đáp ứng đủ nhu cầu về nước sinh hoạt cho người dân. Trữ lượng nước ít gây khan hiếm trong mùa khô tại những khu vực tương đối cao và xa dòng chảy của sông Công. Kết quả khảo sát đã cho thấy một số vị trí khoan trên 50m mà vẫn chưa thấy nguồn nước ngầm. Thiếu nước trong mùa khô ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp vụ đông.

* Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê đất đai xã Tân Cương có 500,76 ha đất lâm nghiệp (theo kiểm kê đất đai năm 2013) chiếm 40,39% diện tích đất tự nhiên toàn xã. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho việc khai thác lâm sản trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhanh khả năng tích lũy carbon của mô hình nông lâm kết hợp (keochè) tại xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Đỗ Thị Phương Thảo. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)