Thực nghiệm dạy học giải toán

Một phần của tài liệu một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh tiểu học (Trang 89)

3.5.1. Mục đích thực nghiệm

Nhằm mục đích kiểm chứng tính khả thi của quy trình dạy học giải Toán và khẳng định giải thuyết: Dạy học giải toán góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán, hình thành và bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức Toán học cho học sinh các lớp cuối cấp Tiểu học.

* Chúng tôi chọn vấn đề này để tiến hành thực nghiệm vì những lý do sau đây:

Thứ nhất: có thể coi hoạt động giải toán là hoạt động tổng hợp, đòi hỏi một sự huy động tối đa các kiến thức và kỹ năng về môn Toán mà học sinh đã được học. Đồng thời nó cũng là môi trường để học sinh trải nghiệm những gì mình kiến tạo được trong quá trình học tập.

Thứ hai: hoạt động giải toán là hoạt động đòi hỏi tính linh hoạt, mềm dẻo, mức độ tư duy cao ở học sinh.

Thứ ba: trong thực tế dạy học, giáo viên ít chú ý đến việc hình thành các phương pháp tìm tòi lời giải cho bài toán khi hướng dẫn học sinh giải Toán. Giáo viên chỉ mới chú trọng đến việc tìm ra kết quả của bài toán. Đến đó coi như đã hoàn thành được mục tiêu của bài học. Nhưng, theo chúng tôi, quan trọng nhất là học sinh nắm bắt được con đường tìm ra kết quả đó. Tức là cách thức, phương pháp tìm ra lời giải cho bài toán.

Các phương pháp được dùng vào việc tìm tòi lời giải cho một số bài toán không quen thuộc đối với học sinh cũng như yêu cầu về kiến thức và kỹ năng theo quy định, sau đó sử dụng chuỗi bài toán để rèn luyện từng phương pháp. Thông qua làm việc với chuỗi bài toán, học sinh sẽ nắm được các phương pháp này, sử dụng nó vào các tình huống trong thực tế.

3.5.2. Đối tƣợng thực nghiệm

Do thời gian không cho phép triển khai thực nghiệm một cách chặt chẽ, chúng tôi đưa vấn đề thực ngày này triển khai ở trường Tiểu học Giai Xuân trên đối tượng là học sinh lớp 5.

Số lớp tham gia thực nghiệm: 7 lớp. Giáo viên được chọn thực nghiệm là những giáo viên chủ nhiệm, có nhiều kinh nghiệm trong dạy học và đã từng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp: cấp tỉnh (2 đồng chí), giỏi cấp huyện (3 đồng chí), cấp trường (2 đồng chí).

3.5.3.1. Hình thức tổ chức

Tác giả luận văn trực tiếp trao đổi các biện pháp của đề tài, bao gồm: biện pháp 2; biện pháp 3; biện pháp 4. Sau đó hướng dẫn giáo viên soạn giáo án theo tinh thần đổi mới. Tổ chức cho giáo viên dạy học theo phương pháp mà đề tài đưa ra.

3.5.3.2. Hình thức đánh giá

Tác giả kết hợp với chuyên môn nhà trường, cốt cán phòng giáo dục Tân Kỳ dự giờ đánh giá.

3.5.4. Kết quả thực nghiệm

Tổng hợp kết quả thu được bằng cách:

- Quan sát trực tiếp giờ dạy - học trên lớp của một số giáo viên.

- Ghi nhận những ý kiến đánh giá từ phía người dự giờ, giáo viên trực tiếp giảng dạy.

- Phỏng vấn học sinh sau mỗi tiết dạy. Chúng tôi có một số nhận xét sau:

a. Giáo viên tiếp cận nhanh với phương pháp lên lớp, đi đúng quy trình giáo án. Giờ học diễn ra một cách nhẹ nhàng nhưng sôi nổi. Giáo viên thực sự đã làm tốt nhiệm vụ tổ chức, điều khiển quá trình học tập của học sinh.

b. Học sinh hứng thú với các hoạt động cắt, ghép hình. Các nhóm học tập làm việc có hiệu quả. Một số học sinh đã mạnh dạn trình bày ý kiến và biết đưa ra một số ví dụ để khẳng định ý kiến của mình và của nhóm mình.

c. Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số em học sinh. Qua phỏng vấn, hầu hết các em cho biết rất thích thú hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng chứ không bị áp đặt như trước đây.

d. Chất lượng giờ dạy được ban giám hiệu nhà trường cũng như các đồng chí dự giờ thực nghiệm đánh giá tốt, có thể vận dụng vào dạy học ở trường Tiểu học.

e. Tuy nhiên, qua quan sát giờ học, chúng tôi nhận thấy một số tồn tại nhỏ: Khả năng tổ chức hoạt động nhóm của một số giáo viên chưa tốt. Trong quá trình lên lớp, một số giáo viên chưa bao quát hết các đối tượng học sinh. Chưa có sự giúp đỡ kịp thời đối với các nhóm học tập có gặp khó khăn. Một số học sinh chưa mạnh dạn trong việc trình bày ý kiến, bảo vệ ý kiến. Một số em chưa thành thạo trong các hoạt động cắt, ghép hình.

3.6. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chương 3, chúng tôi đã làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Xây dựng một số giáo án theo hướng tổ chức các hoạt động kiến tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán ở Tiểu học.

Thứ hai: Tổ chức thực nghiệm phương pháp dạy học khái niệm Toán ở Tiểu học theo quan điểm kiến tạo. Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã dành thời gian để khảo sát chất lượng dạy - học, tiến hành thực nghiệm và so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng để thấy được hiệu của phương pháp mà luận văn đưa ra để bảo vệ. Đồng thời, bằng phương pháp quan sát giờ dạy, phỏng vấn giáo viên và học sinh, thu thập ý kiến cốt cán, chúng tôi tiến hành đánh giá tính khả thi của một số biện pháp áp dụng cho dạy học giải toán ở lớp 5. Qua đó chúng tôi đã thu được một số kết quả, bước đầu cho thấy các biện pháp mà đề tài đưa ra có tính khả thi và có thể vận dụng vào dạy và học Toán ở Tiểu học.

Thứ 3: Chúng tôi có thể khẳng định, phương pháp dạy học mà chúng tôi tiến hành thực nghiệm đã đem lại hiệu quả bước đầu cho chất lượng dạy học Toán ở các trường Tiểu học thuộc huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Chúng tôi thấy rằng có thể áp dụng những phương pháp này trong việc bồi dưỡng giáo

viên cũng như giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã thu được những kết quả bước đầu sau đây:

1.1. Làm rõ được một số quan niệm về trí tuệ và sự phát triển trí tuệ người để vận dụng chúng vào việc xác định một số thành tố cơ bản của năng lực kiến tạo kiến thức Toán học của học sinh Tiểu học.

1.2. Nghiên cứu quan niệm dạy học kiến tạo, từ đó xây dựng mô hình dạy học Toán theo quan điểm kiến tạo để vận dụng vào việc xây dựng một số biện pháp dạy học Toán lớp 4, 5 nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo và tự chủ trong việc kiến tạo hiểu biết về Toán cho học sinh Tiểu học.

1.3. Khảo sát và tìm hiểu thực trạng dạy học toán theo quan điểm kiến tạo. Trên cơ sở đó đánh giá khả năng vận dụng quan điểm dạy học kiến tạo vào thực tiễn dạy học toán ở các trường Tiểu học huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

1.4. Xây dựng được 4 biện pháp dạy học theo quan điểm kiến tạo nhằm rèn luyện cho học sinh năng lực kiến tạo kiến thức Toán học. Những biện pháp đó là:

- Đổi mới phương pháp dạy - học khái niệm toán theo hướng tổ chức các hoạt động kiến tạo;

- Hình thành khái niệm diện tích thông qua việc tổ chức các hoạt động cắt - ghép hình hình học;

- Rèn luyện cho học sinh một số cách biến đổi hình hình học để giải quyết các bài toán liên quan đến nội dung hình học;

- Rèn luyện cho học sinh một số biện pháp tìm tòi lời giải cho bài toán; Trên cơ sở đó đã thiết kế một số giáo án thể hiện quan điểm kiến tạo trong dạy và học Toán ở các lớp 4, 5 cấp Tiểu học.

Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi của giả thuyết của đề tài. Kết quả thực nghiệm cho thấy các biện pháp mà đề tài đưa ra đã mang lại một số kết quả bước đầu. Giáo viên dạy theo phương pháp của đề tài nhận thấy có hiệu quả, nhiệm vụ của giáo viên chỉ là thiết kế các hoạt động, điều khiển quá trình hoạt động của học sinh, làm trọng tài để chính xác hoá kiến thức. Tránh được lối dạy nói nhiều, áp đặt kiến thức như trước đây. Học sinh chủ động tích cực trong việc tự tạo ra kiến thức nên các em hứng thú hơn trong việc học bài, do vậy mà nắm chắc kiến thức và có khả năng vận dụng kiến thức trong một số tình huống khác trong thực tiễn. Đề tài có thể ứng dụng được trong dạy học Toán ở Tiểu học.

Tuy nhiên trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi gặp một số khó khăn nhất định:

- Do quá trình triển khai đề tài, một số giáo viên được chọn chưa thực sự nhận thức đúng với tư tưởng chính của biện pháp nên chưa tự tin trong việc áp dụng phương pháp mới vào dạy học Toán, đặc biệt là biện pháp dạy học giải Toán.

- Đối tượng thực nghiệm của đề tài là học sinh thuộc vùng dân tộc nên các em gặp một số khó khăn trong hoạt động học tập: như học theo nhóm; khả năng tranh luận để đưa ra chính kiến của mình trước vấn đề của bài học, chưa tự tin khi trình bày ý kiến của mình trước lớp.

2. Kiến nghị

Giáo viên Tiểu học cần nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm tâm lý trí tuệ học sinh lứa tuổi Tiểu học, để có cái nhìn toàn diện và đúng đắn về khả năng phát triển cũng như khả năng tự kiến tạo hiểu biết về Toán của học sinh. Trong dạy học, giáo viên cần chú ý hơn nữa việc rèn luyện khả năng diễn đạt suy nghĩ của học sinh, khả năng tranh luận của học sinh trước một vấn đề học

tập để các em có thể tự tin trong việc học nói chung và học Toán theo quan điểm kiến tạo nói riêng.

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. CN. Đặng Xuân Dũng (2007), “Về năng lực kiến tạo và một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức Toán học cho học sinh Tiểu học”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng đào tạo bậc Đại học, Trường Đại học Quảng Nam, tr 29-41.

2. CN. Đặng Xuân Dũng (2007), “Đổi mới phương pháp dạy học khái niệm, tính chất, quy tắc Toán học ở lớp 4, 5 theo hướng tổ chức các hoạt động kiến tạo nhằm phát huy tính tích cực của học sinh”, Tạp chí Giáo dục, Số Đặc biệt tháng 12, tr 42-44.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB GD.

2. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lý học dạy học, NXB Đại học QGHN. 3. Hồ Ngọc Đại (2003), Cái và cách, NXB Đại học Sư phạm.

4. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia.

5. Cao Thị Hà (2006), Dạy học một số chủ đề hình học không gian (Hình học 11) theo quan điểm kiến tạo, Luận án Tiến sỹ GDH.

6. Hà Sỹ Hồ - Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan (1997), Phương pháp dạy học Toán- Tập 1, NXB GD.

7. Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan - Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học QGHN.

8. Phạm Văn Hoàn (Chủ biên)- Nguyễn Gia Cốc - Trần Thúc Trình (1981), Giáo dục học môn Toán, NXB GD - HN.

9. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) và các tác giả (2006), Sách giáo khoa toán 1; 2; 3; 4; 5, NXB GD.

10. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) và các tác giả (2006), Sách giáo viên toán 1; 2; 3; 4; 5, NXB GD.

11. Jean.Piaget (1999), Tâm lý học và giáo dục học (Người dịch: Trần Nam Lương, Phùng Lệ Chi), NXB GD.

12. Nguyễn Bá Kim (Chủ biên) - Vũ Dương Thuỵ (2000), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB GD.

13. Luật Giáo dục (2006), NXB Chính trị Quốc gia.

14. M.Xlễceep -V.onhisuc - M.Orutgtiăc - V.Zabôtin - X.Vecxcle (1976),

15. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Sư phạm.

16. Phan Trọng Ngọ (Chủ biên) - Dương Diệu Hoa - Lê Tràng Định (2000),

Vấn đề trực quan trong dạy học: Cơ sở triết học của nhận thức trực quan, NXB Đại học QGHN.

17. Phan Trọng Ngọ (Chủ biên) - Nguyễn Đức Hướng (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, NXB Đại học Sư phạm.

18. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm.

19. Vũ Thị Nho (2003), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học QGHN.

20. Oxfam Anh - Việt (2002), Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm (Tài liệu hướng dẫn giáo viên Tiểu học), Hà nội.

21. Patricia. H.Miler (2003), Các thuyết về tâm lý học phát triển - Lược dịch: Vũ Thị Chín, NXB Văn hoá thông tin.

22. Rober J.Marzano - Debra J.Pickering - Jean E.Poliock (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả - Người dịch: Hồng Lạc, NXB GD. 23. Đào Tam, Các biện pháp tổ chức dạy học sinh tiếp cận các bài toán

khó ở Tiểu học, Tạp chí Giáo dục số 59 (Q1/2007).

24. Đào Tam, Rèn luyện cho học sinh phổ thông một số thành tố của năng lực kiến tạo kiến thức trong dạy học toán, Tạp chí KH&GD, Trường Đại học Huế - Số 01 (01/2007).

25. Tôn Thân (Chủ biên) - Bùi Văn Tuyên (2006), Dạy học toán THCS theo hướng đổi mới, lớp 6, tập 1, NXB GD.

26. Phạm Đình Thực (2001), Phương pháp sáng tác đề toán ở Tiểu học,

27. Phạm Đình Thực (2003), Phương pháp dạy học Toán ở bậc Tiểu học, tập 1; 2, NXB Đại học Sư phạm.

28. Phạm Đình Thực (2004), Giảng dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học,

NXBGD.

29. Phạm Đình Thực (2006), 200 câu hỏi đáp về dạy toán ở Tiểu học,

NXB GD.

30. Nguyễn Hữu Tú (2005), Tài năng, quan niệm, nhận dạng và đào tạo,

NXB GD.

31. Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Tuyển tập các tác phẩm bàn về giáo dục Việt Nam, NXB Lao động.

32. Trần Thúc Trình (1998), Cơ sở lý luận dạy học nâng cao, Hà nội. 33. Trần Thúc Trình (2004), Khoa học luận về giáo dục toán học, Hà nội. 34. Trần Anh Tuấn (2005), Phương pháp dạy học hình học ở trường THCS

theo hướng tổ chức các hoạt động hình học, NXB Đại học SP.

35. Trần Vui (2006), Dạy và học có hiệu quả môn Toán theo những xu hướng mới, Huế.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN (P-1)

A. ĐỒNG CHÍ HÃY CHO BIẾT MỘT SỐ THÔNG TIN SAU:

1. Họ và tên:... 2. Chức vụ:... 3. Đơn vị công tác:...

B. ĐỒNG CHÍ HÃY CHO BIẾT Ý KIẾN CỦA MÌNH VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ SAU ĐÂY (khoanh vào ý kiến đồng chí cho là đúng)

1. Sau khi nghiên cứu quy trình dạy học và các giáo án, đồng chí hãy cho biết: - Về quy trình dạy học:

a. Khả thi cao b. Khả thi

c. Không khả thi d. Khó thực hiện - Về giáo án:

a. Khả thi cao b. Khả thi

c. Không khả thi d. Khó thực hiện

2. Quy trình dạy học có phù hợp với việc dạy và học toán ở các trường Tiểu học huyện Tân Kỳ?

a. Phù hợp b. Không phù hợp

3. Đồng chí đánh giá như thế nào về quy trình và các giáo án mà đề tài đưa ra? - Về tính khoa học: ... ... ... - Về khả năng vận dụng:

... ... ...

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN (P-2)

A. ĐỒNG CHÍ HÃY CHO BIẾT MỘT SỐ THÔNG TIN SAU:

1. Họ và tên:... 2. Chức vụ:... 3. Đơn vị công tác:...

B. ĐỒNG CHÍ HÃY CHO BIẾT Ý KIẾN CỦA MÌNH VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ SAU ĐÂY(khoanh vào ý kiến đồng chí cho là đúng)

Sau khi dự giờ các tiết học thực nghiệm, đồng chí có ý kiến như thế nào: 1. Hoạt động chủ yếu của giáo viên trong giờ học là:

a. Chủ yếu là giảng giải và cung cấp kiến thức cho học sinh.

b. Tổ chức điều khiển quá trình hình thành kiến thức cho học sinh. 2. Các hoạt động chủ yếu của học sinh diễn ra trong giờ học là:

Một phần của tài liệu một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh tiểu học (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)