3.4.1. Mục đích thực nghiệm
Nhằm mục đích kiểm chứng tính khả thi của quy trình dạy học khái niệm, tính chất, quy tắc toán học theo hướng tổ chức các hoạt động kiến tạo để khẳng định giả thuyết của đề tài: Dạy học theo quy trình này sẽ nâng cao được tính chủ động trong việc kiến tạo kiến thức cho học sinh, đồng thời giúp học sinh nắm chắc kiến thức nền tảng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán ở Tiểu học.
3.4.2. Nội dung thực nghiệm
Nội dung về dấu hiệu chia hết cho một số được trình bày trong chương ba, Toán 4. Nội dung này bao gồm 3 tiết lý thuyết và 3 tiết luyện tập nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức cần đạt. Theo chương trình Tiểu học mới, học
xong phần này, học sinh bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3 trong một số tình huống đơn giản.
Theo đó, quy trình dạy khái niệm Toán ở Tiểu học được tiến hành theo các bước sau đây: Ví dụ cụ thể -> Hoạt động toán học (làm bộc lộ dấu hiệu bản chất của khái niệm)-> Dự đoán về khái niệm -> Tiến hành hoạt động kiểm nghiệm để khẳng định hay bác bỏ dự đoán -> Chiến lĩnh khái niệm -> Củng cố khái niệm - > Vận dụng khái niệm.
Trong mô hình này, chúng tôi đề cao vai trò trung tâm của người học. Người học chủ động lựa chọn các ví dụ, độc lập làm việc với các ví dụ, nhận biết được một số dấu hiệu bản chất của khái niệm được chứa đựng trong ví dụ (dưới sự gợi ý của giáo viên), tiến hành hợp tác để đưa ra những dự đoán về khái niệm, hợp tác cùng nhau chứng minh dự đoán, khẳng định dự đoán và áp dụng vào các tình huống thực tế.
3.4.3. Đối tƣợng thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm được xác định là học sinh lớp 4 của các trường Tiểu học: Trường Tiểu học Giai Xuân, trường Tiểu hoc Tân Xuân, trường Tiểu học Nghĩa Thái. Trong đó, trường Tiểu học Giai Xuân và Tân Xuân là hai trường thuộc khu vực khó khăn được hưởng chương trình 135/CP của Chính phủ, đời sống kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trường Tiểu học Nghĩa Thái là trường thuộc vùng tương đối thuận lợi. Đối tượng thực nghiệm được chia thành hai nhóm: nhóm thực nghiệm (nhóm này chịu tác động thực nghiệm) và nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm được áp dụng phương pháp dạy học mới mà đề tài đề xuất, nhóm đối chứng vẫn học theo phương pháp dạy học bình thường mà giáo viên thường lên lớp.
Đối tượng thực nghiệm được xác định như sau
Tên trƣờng Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Lớp Số HS Lớp Số HS TH Giai Xuân 4D 27 4A 26 4E 27 4B 28 TH Tân Xuân 4A 25 4C 25 4B 25 4D 25 TH Nghĩa Thái 4A 28 4C 27 4B 28 4D 29 Tổng cộng 6 lớp 160 6 lớp 160 3.4.4. Tóm tắt quá trình thực nghiệm
Để tiến hành thực nghiệm có hiệu quả chúng tôi đã lựa chọn những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và hiện nay đang dạy lớp 4.
Quá trình TN ở trường Tiểu học Giai Xuân:
Nhóm TN gồm 2 giáo viên dạy: 4D do chính tác giả luận văn trực tiếp giảng dạy, lớp 4E do cô Đinh Thị Trung (Trình độ Đại học) là giáo viên có trên 10 năm tuổi nghề và đã từng đạt thành tích cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện. Nhóm ĐC do cô Cao Thị Thanh Huyền dạy lớp 4A (Trình độ Đại học, hơn 13 năm tuổi nghề, giáo viên dạy giỏi huyện) và cô Hồ Thị Hằng dạy lớp 4B (Trình độ Cao đẳng, hơn 7 năm tuổi nghề, giáo viên dạy giỏi huyện) trực tiếp giảng dạy.
Quá trình thực nghiệm trường Tiểu học Tân Xuân:
Nhóm TN do thầy Phan Đức Thuận dạy lớp 4A (Trình độ Đại học, 7 năm tuổi nghề, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh) và cô Lê Thị Bình Hoàng dạy lớp 4B (Trình độ Cao đẳng, 12 năm tuổi nghề, giáo viên dạy giỏi cấp trường) trực tiếp giảng dạy. Nhóm ĐC do cô Đậu Thị Tâm dạy lớp 4C (Trình độ Cao đẳng, 6 năm tuổi nghề, giáo viên dạy giỏi huyện) và cô Võ Thị Tố Hoa dạy
lớp 4D (Trình độ Đại học, 7 năm tuổi nghề, giáo viên dạy giỏi huyện) trực tiếp giảng dạy.
Quá trình thực nghiệm ở trường Tiểu học Nghĩa Thái:
Nhóm TN do cô Hoàng Thị Kim Yên 4A (Trình độ Đại học, 9 năm tuổi nghề, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh) và cô Nguyễn Thị Đức dạy lớp 4B (Trình độ Cao đẳng, 15 năm tuổi nghề, giáo viên dạy giỏi huyện) trực tiếp giảng dạy. Nhóm ĐC gồm cô Trần Thị Huyền dạy lớp 4C (Trình độ Cao đẳng, 10 năm tuổi nghề, giáo viên dạy giỏi huyện) và thầy Trần Văn Hải dạy lớp 4D (Trình độ Đại học, 7 năm tuổi nghề, giáo viên dạy giỏi cấp huyện) trực tiếp giảng dạy.
Trước khi tiến hành thực nghiệm, tác giả đã gặp gỡ những giáo viên được lựa chọn để tiến hành dạy các lớp thực nghiệm, trao đổi về tư tưởng của phương pháp mà tác giả đưa ra, bàn luận về giáo án, phương pháp lên lớp, cách thức tổ chức các hoạt động trong một giờ học Toán để họ nắm được điểm cốt yếu của phương pháp dạy học mới.
Sau đó chúng tôi tiến hành kiểm tra trình độ của học sinh để xác định sự tương quan về kiếm thức và kỹ năng mà học sinh các nhóm thực nghiệm và đối chứng có được tính đến thời điểm hiện tại.
3.4.4.1. Kiểm tra kết quả trước thực nghiệm
Đầu năm học 2007 - 2008 chúng tôi tiến hành kiểm tra các lớp thực nghiệm và đối chứng để xác định trình độ giữa nhóm học sinh thực nghiệm và nhóm học sinh đối chứng có cùng trình độ, đồng thời cũng là cơ sở để xác định xuất phát điểm về trình độ kiến thức và kỹ năng của học sinh thuộc nhóm thực nghiệm trước khi tiến hành các phương pháp thực nghiệm, làm căn cứ để kiểm chứng tính hiệu quả của phương pháp dạy học mà đề tài đưa ra.
Sau khi tiến hành kiểm tra, chúng tôi tổ chức phân tích và thu được kết quả như sau:
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả kiểm tra trước thực nghiệm Tên trƣờng Nhóm Số HS Điểm số x X Sx 3 4 5 6 7 8 9 10 TH Giai Xuân TN 54 7 11 12 11 7 5 1 0 5.35 1.56 ĐC 54 9 11 10 10 6 8 0 0 5.31 1.65 TH Tân Xuân TN 50 6 12 9 11 7 4 1 0 5.34 1.55 ĐC 50 7 11 10 10 5 7 0 0 5.32 1.61 TH Nghĩa Thái TN 56 8 7 10 12 9 7 2 1 5.73 1.77 ĐC 56 9 8 10 11 8 8 1 1 5.61 1.79 Tổng hợp TN 160 21 30 31 34 23 16 4 1 5.48 1.63 ĐC 160 25 30 30 31 19 23 1 1 5.41 1.69 Từ bảng 3.2 chúng ta có thể rút ra những nhận xét sau:
- Điểm trung bình giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở các trường là tương đối đồng đều.
Trường Tiểu học Giai Xuân: điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 5.35, độ lệch chuẩn là 1.56, nhóm đối chứng là 5.31 và độ lệch chuẩn cho phép là 1.65; Trường Tiểu học Tân Xuân: điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 5.34 và độ lệch chuẩn là 1.55, nhóm đối chứng là 5.32 và độ lệch chuẩn cho phép là 1.60; Trường Tiểu học Nghĩa Thái: điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 5.73 và độ lệch chuẩn cho phép là1.77, nhóm đối chứng là 5.60 và độ lệch chuẩn cho phép là 1.79.
- Phần tổng hợp cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 5.48 và độ lệch chuẩn cho phép là 1.63 và điểm trung bình của nhóm đối chứng là 5.41 và độ lệch chuẩn cho phép là 1.69.
Từ bảng 3.2 ta có bảng 3.3.
Bảng 3.3. Phân phối mức độ kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
HS Giỏi Khá T.Bình Yếu TH Giai Xuân TN 54 1.85 22.22 42.59 33.33 ĐC 54 0.00 25.92 37.03 37.03 TH Tân Xuân TN 50 2.00 22.00 40.00 36.00 ĐC 50 0.00 24.00 40.00 36.00 TH Nghĩa Thái TN 56 5.35 28.57 39.28 26.78 ĐC 56 3.57 28.57 37.51 30.35 Tổng hợp TN 160 3.12 24.37 40.62 31.87 ĐC 160 1.25 26.25 38.12 34.37 Từ bảng 3.3 ta có biểu đồ 3.1 3.12 24.37 40.62 31.87 1.25 26.25 38.12 34.37 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Giái Kh¸ T.B×nh YÕu TN §C
Biểu 3.1. Phân phối tần suất kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
Nhìn vào bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 ta thấy sự phân bố mức độ điểm số của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là tương đương nhau.
Từ bảng 3.2, 3.3 và biểu đồ 3.1 chúng ta có thể kết luận: Trình độ giữa các nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm là tương đương nhau, đủ điều kiện để chọn lựa và sử dụng trong thực nghiệm khoa học về phương pháp dạy học khái niệm Toán theo quan điểm kiến tạo.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu 3 trường Tiểu học Giai Xuân, Tân Xuân, Nghĩa Thái, từ 24 tháng 11 đến 15 tháng 12 chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm với nội dung: dấu hiệu chia hết cho một số: Dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3. Tiến hành thu thập thông tin để đánh giá tính khả thi của biện pháp mà đề tài đưa ra. Dưới đây là những kết quả thu được:
3.4.4.3. Đánh giá thực nghiệm
a. Đánh giá định tính
Chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá định tính về tính khả thi của phương pháp dạy học toán theo quan điểm kiến tạo. Theo đó, chúng tôi tiến hành biên soạn quy trình về dạy học khái niệm toán theo quan điểm kiến tạo, các giáo án thể hiện quy trình dạy học và phát cho các đồng chí chuyên viên phòng giáo dục, các đồng chí hiệu trưởng giỏi ở các trường Tiểu học, các giáo viên giỏi tỉnh và giáo viên giỏi huyện. Sau đó chúng tôi thu thập ý kiến.
Tổng số người lấy ý kiến: 54 người, trong đó: Chuyên viên phụ trách Tiểu học: 3 đồng chí; Giáo viên giỏi tỉnh: 15 đồng chí; Hiệu trưởng giỏi: 12 đồng chí; Giáo viên nhiều kinh nghiệm: 20 đồng chí.
Bảng 3.4. Kết quả thu thập ý kiến chuyên gia
Khả thi cao Khả thi Khó thực hiện Không ý kiến
Về quy trình 49 = 90,7% 5 = 9,3% 0 0 Về giáo án 45 = 83,3 % 9 = 16,7% 0 0
Từ bảng 3.4 chúng tôi nhận thấy, phần lớn các chuyên gia cho rằng quy trình dạy học là phù hợp và có tính khả thi cao (90,7%), chỉ có 9,3% chưa tin tưởng vào quy trình này và đánh giá là có tính khả thi. Không có ý kiến nào đánh giá là khó thực hiện, không có ý kiến nào trả lời không ý kiến. Có 83,3 % đánh giá kế hoạch bài dạy soạn theo phương pháp này dễ tiến hành thực hiện, học sinh được hoạt động nhiều, vai trò của giáo viên là rất quan trong và đánh giá có tính khả thi cao. Ngoài ra có 16,7 % đánh giá có tính khả thi. Không có chuyên gia nào không có ý kiến hoặc cho rằng khó thực hiện.
Đặc biệt có nhiều ý kiến cho rằng có thể áp dụng cho đối tượng là học sinh các lớp 2, 3. Tuy nhiên theo chúng tôi, trình độ trí tuệ của học sinh các lớp 2, 3 còn ở giai đoạn thao tác cụ thể, chưa có khả năng trừu tượng cao; quy trình này đòi hỏi mỗi học sinh phải có khả năng trừu tượng, khả năng tách những dấu hiệu không bản chất và chỉ giữ lại những dấu hiệu bản chất của khái niệm trong những đối tượng đang xét. Hay nói cách khác, học sinh lớp 4, 5 bắt đầu xuất hiện thao tác hình thức nên việc dạy và học Toán theo quy trình này là phù hợp nhất.
Từ đó, chúng tôi cho rằng, có thể áp dụng quy trình này vào dạy học toán ở các lớp 4, 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
b. Đánh giá định lượng
Sau khi các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng hoàn thành xong 3 tiết học lý thuyết và 3 tiết luyện tập trong sách giáo khoa, chúng tôi tiến hành cho
học sinh làm bài kiểm tra để đánh giá về hiệu quả của của phương pháp dạy học mà đề tài đưa ra. Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
Tên trƣờng Nhóm HS Số Điểm số x X Sx 3 6 7 8 9 10 TH Giai Xuân TN 54 0 2 7 8 15 11 6 5 7.18 1.57 ĐC 54 7 9 11 10 7 8 1 1 5.62 1.75 TH Tân Xuân TN 50 1 1 9 7 12 13 4 3 6.96 1.57 ĐC 50 6 8 10 11 7 6 1 1 5.64 1.71 TH Nghĩa Thái TN 56 1 1 8 8 12 13 7 6 7.25 1.62 ĐC 56 7 5 10 8 12 11 2 1 6.05 1.81 Tổng hợp TN 160 2 4 24 23 39 37 17 14 7.13 1.62 ĐC 160 20 22 31 29 26 25 4 3 5.78 1.77 Nhìn vào bảng 3.5 chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn kết quả kiểm tra của nhóm đối chứng.
Trường Tiểu học Giai Xuân: điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 7.18 độ lệch chuẩn cho phép 1.57; trong khi đó điểm trung bình của nhóm đối chứng là 5.62 và độ lệch chuẩn là 1.75; Trường Tiểu học Tân Xuân: điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 6.96 độ lệch chuẩn cho phép 1.1.57; trong khi đó điểm trung bình của nhóm đối chứng là 5.64 và độ lệch chuẩn là 1.70; Trường Tiểu học Nghĩa Thái: điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 7.25 độ lệch chuẩn cho phép 1.62; trong khi đó điểm trung bình của nhóm đối chứng là 6.05 và độ lệch chuẩn là 1.81;
- Tổng hợp chung cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 7,12 và độ lệch chuẩn cho phép là 1,62; trong khi đó điểm trung bình của nhóm đối chứng là 5,78 và độ lệch chuẩn là 1,77.
Lấy kết quả từ bảng 3.2 so với kết quả của bảng 3.5 chúng ta thấy mức độ tiến bộ vượt bậc của nhóm thực nghiệm. Theo đó, xuất phát điểm của nhóm đối chứng có điểm trung bình là 5,48, sau thực nghiệm điểm trung bình tăng lên là 7,13; trong khi đó xuất phát điểm của lớp đối chứng có điểm trung bình là 5,41 sau thực nghiệm tăng lên 5.78. Từ đó có thể thấy phương pháp dạy học mà đề tài đưa ra là có hiệu quả.
Để khẳng định tính hiệu quả của tác động thực nghiệm chúng tôi dùng phép thử T-student cho nhóm không sóng đôi (2 nhóm lớp có số học sinh bằng nhau), với t = 7.5 tra bảng phân phối T-student, bậc tự do F = = 0,0005; t= 3,29; t = 5,75 > t3,29. Như vậy thực nghiệm sư phạm hoàn toàn mang lại hiệu quả.
Từ bảng 3.5 ta có bảng 3.6.
Bảng 3.6. Phân phối mức độ kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
Tên trƣờng Nhóm Số HS Mức độ % Giỏi Khá T.Bình Yếu TH Giai Xuân TN 54 20.37 48.14 27.77 3.71 ĐC 54 3.71 27.77 38.88 29.62 TH Tân Xuân TN 50 14.00 50.00 32.00 4.00 ĐC 50 4.00 26.00 42.00 28.00 TH Nghĩa Thái TN 56 23.21 44.64 28.57 3.57 ĐC 56 5.35 41.07 32.14 21.42 Tổng hợp TN 160 19.37 47.51 29.37 3.75 ĐC 160 4.37 31.87 37.51 26.25 Từ bảng 3.6 ta có biểu 3.2
19.37 47.51 29.37 3.75 4.37 31.87 37.51 26.25 0 10 20 30 40 50 Giái Kh¸ T.B×nh YÕu TN §C
Biểu 3.2. Phân phối tần suất kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
Từ bảng 3.6 và biểu đồ 3.2 ta thấy ở nhóm lớp thực nghiệm tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu và trung bình ít hơn so với các lớp đối chứng. Trong khi đó thì tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi cao hơn nhiều so với lớp đối chứng.
Kết luận thực nghiệm: Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng, có thể áp dụng quy trình này vào dạy và học Toán ở các lớp 4, 5 nhằm giúp học sinh tự kiến tạo kiến thức. Phát huy tính chủ động, tích cực trong quá trình xây dựng bài mới, tự chiếm lĩnh kiến thức mà người học cần. Qua đó học sinh có thể nắm vững kiến thức, huy động chúng vào việc kiến tạo ra kiến thức mới, nhận dạng khái niệm, hình thành khái niệm, vào giải quyết các tình huống Toán