Đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam Liên bangNga

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2011 (Trang 86)

Có thể nói quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga (2000 – 2011), đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật… Có được những thành quả trên là do những cố gắng, nỗ lực của cả hai phía, đặc biệt là giới lãnh đạo hai nước.

Chỉ trong thời gian ngắn (hơn 10 năm), lãnh đạo cấp cao hai nước đã thực hiện hàng loạt các chuyến công du và viếng thăm lẫn nhau như các chuyến thăm hữu nghị của Tổng thống Nga Putin tới Việt Nam trong các năm 2001, 2006 và 2013; chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tới Liên bang Nga (7/2012)… Những chuyến thăm này đã góp phần củng cố và nâng cấp mối quan hệ hai nước từ “hợp tác hữu nghị” sang “đối tác chiến lược” và “đối tác chiến lược toàn diện”. Kể từ sau sự kiện Liên bang Xô viết sụp đổ (1991), mối quan hệ chính trị giữa hai nước chưa bao giờ tốt đẹp như giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh mối quan hệ chính trị nồng ấm, quan hệ kinh tế, văn hóa - khoa học kỹ thuật của hai bên cũng có những bước phát triển mới. Hai nước đã có những cam kết nâng quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật lên ngang tầm với mối quan hệ chính trị.

Quan hệ kinh tế - thương mại: Mức trao đổi thương mại hai chiều từ 240 triệu USD (1992), đến 2001 đạt 1 tỷ USD và năm 2012: 4,5 tỷ USD. Hai nước dự kiến sẽ nâng quan hệ thương mại lên mức 7 đến 10 tỷ USD (2015) và 15 đến 20 tỷ USD (2020). Giữa hai nước hiện có nhiều dự án hợp tác kinh tế lớn. Trong đó, Dự án Liên doanh Dầu khí Vietsopetro - được đánh giá là một điểm sáng trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga.

Quan hệ hợp tác văn hóa - khoa học kỹ thuật cũng đạt được những kết quả hết sức tích cực, thông qua việc hai nước đã có những dự án và công trình hợp tác khoa học - kỹ thuật mang tầm quốc gia và quốc tế như dự án: Liên bang Nga giúp

Việt Nam xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 trị giá 3,5 tỷ USD (dự kiến khởi công năm 2017), xây dựng Nhà máy sửa chữa và chế tạo vũ khí tại Cam Ranh, nâng cấp sân bay Cam Ranh thành sân bay quốc tế…

Phía Nga còn giúp Việt Nam đào tạo đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, trí thức có trình độ cao giúp Việt Nam có thể phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Hai bên có các hoạt động giao lưu văn hóa sâu rộng thông qua việc phát triển các Viện Nghiên cứu văn hóa, đồng thời tận dụng tối đa nguồn tri thức đã từng được đào tạo ở hai nước để làm cầu nối phát triển quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga.

Trong những năm tới đây, cùng với mối quan hệ chính trị ngày càng nồng ấm, nhất là khi cả hai nước vẫn sẽ duy trì được nền chính trị ổn định: phía Việt Nam là “Đảng Cộng sản Việt Nam” vẫn là lực lượng lãnh đạo đất nước, còn Liên bang Nga là “Đảng nước Nga thống nhất” và Putin vẫn cầm quyền… Đây sẽ là tiền đề quan trọng để tạo những dấu ấn mới trong quan hệ ngoại giao, chính trị, kinh tế, văn hóa… giữa Việt Nam - Liên bang Nga.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga hiện cũng đứng trước những vấn đề tồn tại:

Quan hệ kinh tế hai nước mặc dù đạt được những kết quả tích cực, nhưng với quy mô thị trường và tiềm năng vốn có của hai bên (về dân số, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực…) thì mối quan hệ này hiện chưa tương xứng với tiềm năng.

Ngoài hợp tác kinh tế, hợp tác văn hóa - khoa học kỹ thuật cũng còn nhiều hạn chế: quá trình hợp tác chưa mang tính chiều sâu, hiệu quả trong các hoạt động này đôi khi mới chỉ đạt được kết quả trên văn bản mà chưa đưa được vào thực tế…

Trong quá trình phát triển của hai nước, do những khó khăn từ hai phía và những định hướng phát triển khác nhau đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án mà lãnh đạo hai bên đã ký trên các lĩnh vực. Thêm vào đó, một khó khăn đối với Việt Nam, đó là: cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật trong phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của chúng ta còn thấp, hiệu quả đầu tư của Nhà nước vào những lĩnh vực này chưa cao. Trong khi phía Liên bang Nga cũng gặp phải những khó khăn về kinh tế, nên khả năng hợp tác và đầu tư của phía Nga với Việt Nam trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế.

Nền chính trị của Liên bang Nga hiện nay là nền chính trị đa đảng, vấn đề này cũng sẽ gây ra cho chúng ta những khó khăn nhất định. Bởi nếu chính quyền của Tổng thống Putin và “Đảng nước Nga thống nhất” không còn cầm quyền ở nước Nga trong tương lai, mà thay vào đó là một đảng chính trị khác, hay một nhân vật lãnh đạo mới, quan hệ hai nước sẽ có những thay đổi và Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng lớn.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với nền tảng là một mối quan hệ hữu nghị, truyền thống, có bề dày lịch sử lại được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công xây đắp, quan hệ hai nước chắc chắn sẽ đạt được những bước phát triển tốt đẹp hơn trong những năm tới đây.

* Tiểu kết chƣơng 2

Quan hệ hợp tác Việt - Nga trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học - kỹ thuật… đã góp phần củng cố và nâng cao vị thế của hai quốc gia trên trường quốc tế và khu vực. Nhờ mối quan hệ hợp tác này đã giúp cho cả hai nước từng bước hội nhập sâu rộng vào đời sống chính trị, kinh tế quốc tế và trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, khu vực quan trọng như: ASEAN+, ASEM, APEC, WTO, Liên Hợp Quốc…

Cơ sở thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt - Nga ngày càng phát triển mạnh mẽ là do cả hai nước đều nhận thức được rất rõ tầm quan trọng của nhau, đặc biệt là vai trò, vị trí của Việt Nam và Liên bang Nga trong các tổ chức kinh tế, chính trị quốc tế và khu vực mà cả hai hiện đều làm thành viên.

Với Liên bang Nga: Trong thời kỳ “Chiến tranh Lạnh”, Việt Nam là đồng minh duy nhất của Liên Xô tại Đông Nam Á. Sau khi Liên Xô tan rã (1991), Liên bang Nga mặc dù là quốc gia kế thừa Liên Xô, nhưng vị thế của họ ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương đã bị suy yếu rõ rệt khi mất đi các đồng minh quan trọng trong khu vực (đặc biệt là Việt Nam). Việc giới lãnh đạo Moscow từ bỏ Cảng quân sự chiến lược Cam Ranh (Việt Nam) vào 3/2001, đã làm cho Liên bang Nga mất đi một hải cảng có tầm quan trọng đặc biệt ở biển Đông và án ngữ tuyến đường hàng hải nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; vùng Viễn Đông Siberia của Liên bang Nga với Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Vì vậy, Việt Nam chính là cầu nối, chất xúc tác quan trọng để Liên bang Nga

có thể thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á. Đồng thời, giúp Moscow củng cố địa vị chính trị, kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Điều này cũng rất phù hợp với đường lối chính sách đối ngoại mà nước Nga đang thực thi. Đó là: coi khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương là địa bàn trọng yếu để nước Nga có thể vươn lên thành một cường quốc lớn, đồng thời thực hiện được mục tiêu chấn hưng và phát triển vùng Viễn Đông, Siberia trong những năm tới. Nếu thực hiện được những mục tiêu đầy tham vọng trên, giấc mơ trở thành “siêu cường” của Liên bang Nga mới có thể trở thành hiện thực. Vì những tính toán chiến lược trên của Liên bang Nga ở khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam được hi vọng sẽ trở thành một nhân tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực thi thành công chiến lược đầy tham vọng của Moscow ở các khu vực trên.

Với Việt Nam: Một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là cân bằng quan hệ với các nước lớn, trong đó lợi ích về chính trị trong quan hệ với Liên bang Nga luôn có một ý nghĩa chiến lược. Việt Nam coi Liên bang Nga có một vị trí hết sức quan trọng trong việc nâng cao vị thế, tầm ảnh hưởng của Hà Nội trong khu vực và thế giới. Bởi Moscow có những vị thế quốc tế mà Hà Nội rất cần: Liên bang Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An, 1 trong 5 nước có tiếng nói quyết định trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; siêu cường quân sự và hạt nhân; thành viên của các tổ chức kinh tế, chính trị hàng đầu thế giới: G8, G20, BRIC… Hơn nữa, Việt Nam và Liên bang Nga còn có nhiều điểm tương đồng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực như: hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên; Iran; an toàn và tự do hàng hải ở biển Đông, Hoa Đông… Giữa hai nước có mối quan hệ lịch sử truyền thống hơn 60 năm, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga không có xung đột lợi ích cơ bản, ít mâu thuẫn và cạnh tranh phức tạp, nên việc phát triển quan hệ với Liên bang Nga là điều kiện tốt cho Việt Nam thực hiện chiến lược cân bằng quan hệ với các nước lớn một cách thuận lợi.

Hiểu và nhận thức đúng vai trò và vị thế của nhau đã góp phần làm quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga hiện nay có những bước phát triển mạnh mẽ. Hai nước đã nâng cấp quan hệ ngoại giao từ “đối tác chiến lược” (3/2001) lên “đối tác chiến lược toàn diện” ( 7/2012).

Bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, quan hệ hai nước hiện cũng đứng trước nhiều thách thức: quan hệ kinh tế, văn hóa - khoa học kỹ thuật chưa xứng tầm với mối quan hệ chính trị; hiệu quả hợp tác kinh tế giữa hai bên chưa có chiều sâu; nhận thức chính trị của người dân hai nước về nhau đã khác xa thời Liên Xô và Việt Nam còn là những nước XHCN… Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự cố gắng nỗ lực của cả hai nước, mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Liên bang Nga được hi vọng sẽ có những bước phát triển ngày càng tốt đẹp hơn trong những năm tới.

Chƣơng 3

TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA ĐẾN 2020 3.1. Một số vấn đề đặt ra trong quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga

3.1.1. Thuận lợi

Quan hệ chính trị - đối ngoại Việt Nam - Liên bang Nga những năm vừa qua hết sức thuận lợi. Thể hiện:

Hai bên đã từng bước nâng dần quan hệ song phương từ quan hệ “hữu nghị” (trong thập niên 90 của thế kỷ XX) lên “Đối tác chiến lược” (2001) và “Đối tác chiến lược toàn diện” vào ngày 28/7/2012. Đến ngày 13/11/2013, quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” Việt Nam - Liên bang Nga đã lên mức cao nhất, sau chuyến thăm lần 3 của Tổng thống Nga Putin tới Việt Nam. Có được những thành quả trên là do sự đóng góp rất lớn của các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước. Trong đó có vai trò cá nhân của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Liên bang Nga: Tổng thống Putin, Thủ tướng Medvedev, Tổng Bí thư Đỗ Mười, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang… Mối quan hệ hai nước ngày càng trở nên bền chặt cũng chính là sự tiếp nối lịch sử mối quan hệ truyền thống Việt - Xô trong những năm trước đây.

Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga được xây dựng và hình thành trên cơ sở có sự tin tưởng (từ lãnh đạo và nhân dân hai nước với nhau), đồng thời là sự phản ánh những nhận thức chung của hai nước trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Đây là điều kiện và tiền đề hết sức quan trọng góp phần củng cố mối quan hệ truyền thống Việt - Nga trong bối cảnh tình hình chính trị khu vực, quốc tế có nhiều biến động phức tạp khó lường.

Việt Nam - Liên bang Nga đã có nhận thức chung và hợp tác sâu rộng trong các vấn đề chính trị, an ninh trong khu vực và quốc tế: nhận thức chung trong vấn đề an ninh ở biển Đông, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, cuộc chiến chống khủng bố… Những yếu tố trên làm tiền đề quan trọng để mối quan hệ hai nước ngày càng được củng cố bền chặt.

Việt Nam - Liên bang Nga đạt được những bước tiến quan trọng trong việc đưa hai nước xích lại gần nhau để giải quyết những vấn đề cả hai cùng quan tâm và đều coi trọng vị trí của nhau trong các tổ chức khu vực và quốc tế. Lãnh đạo Nga ủng hộ Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề biển Đông… Trong khi, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ cách giải quyết của Moscow trong vấn đề Syria, Ukraine, Iran… Những động thái này đã góp phần làm cho quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga có những bước phát triển tốt đẹp hơn trong thời gian tới.

Liên bang Nga đặc biệt coi trọng Việt Nam, coi Việt Nam là đối tác quan trọng bậc nhất ở Đông Nam Á và là cửa ngõ vào châu Á - Thái Bình Dương. Phía Việt Nam cũng đánh giá cao vị trí của Liên bang Nga, hai nước là thành viên của nhiều tổ chức khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á như: APEC, ARF... Hà Nội chính là cầu nối cho Liên bang Nga vào ASEAN +8, ADMM+ (Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng). Trong cuộc họp Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN với 8 nước đối tác (ADMM+) chính thức khai mạc tại Brunei (28/8/2013). Ngoài Bộ trưởng Quốc phòng của các nước ASEAN, hội nghị lần này còn có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng của 8 nước đối tác: Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Nội dung chính của phiên họp ADMM+ vẫn tập trung chủ yếu vào các tranh chấp biển đảo tại biển Đông, Hoa Đông và nhiều vấn đề an ninh truyền thống, phi truyền thống khác mà các quốc gia trong khu vực đang phải quan tâm, giải quyết.

Hiện nay, quan hệ Việt - Nga đang chuyển dần từ trạng thái hợp tác hữu nghị đơn thuần sang hợp tác toàn diện, đi vào chiều sâu. Trong đó đi sâu hợp tác vào những lĩnh vực mà cả hai nước đều cần, có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống chính trị, xã hội hai nước. Ví dụ: Việt Nam nhận được sự giúp đỡ của Liên bang Nga trong các lĩnh vực: điện hạt nhân, chế tạo và sản xuất vũ khí… còn Liên bang Nga có được sự hợp tác về chính trị, quân sự của Hà Nội như: Việt Nam cho phép Liên bang Nga xây dựng cảng tàu ngầm Cam Ranh, nâng cấp sân bay Cam Ranh thành sân bay quốc tế đa chức năng… Sự hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực trên đã góp phần củng cố bền chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga.

Hợp tác chính trị hai nước ngày càng được củng cố thông qua các chuyến thăm viếng lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước. Ngoài ra, Việt Nam và Liên

bang Nga còn nhất trí mở rộng các kênh đối thoại, chính trị, quốc phòng và an ninh ở các cấp: thứ trưởng, bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao, công an… để góp phần nâng cao cơ chế tham vấn, kịp thời khắc phục và sửa chữa những yếu tố phát sinh gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ hai nước.

Nhờ những nỗ lực, cố gắng của cả hai phía, đặc biệt là đường lối lãnh đạo của các Đảng cầm quyền (Đảng nước Nga Thống nhất và Đảng Cộng sản Việt

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2011 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)