Chính trị đối ngoại, an nin h quốc phòng

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2011 (Trang 54)

* Chính trị - đối ngoại

Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga không ngừng được củng cố, tăng cường, thúc đẩy trên nhiều lĩnh vực. Trong đó nổi bật là chính trị - đối ngoại - quân sự. Việt Nam là nước duy nhất không phải là nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược” với Liên bang Nga. Hai nước đồng quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực: giải quyết điểm nóng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp hòa bình thông qua vòng đàm phán 6 bên, phản đối việc Mỹ đưa ra khái niệm “Trục ma quỷ” và xếp các quốc gia trên thế giới thành 2 loại: “thân Mỹ thì là Bạn, không thân Mỹ là Thù”. Hai nước ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực như: Liên Hợp Quốc, APEC, ASEAN, ARF - những tổ chức mà cả hai đều là thành viên. Hai nước đã thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược” từ năm 2001 và có cơ chế thường xuyên trao đổi gặp gỡ cấp cao. Vào những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình chính trị Moscow dần đi vào ổn định, do vậy các hoạt động ngoại giao thực tiễn của Liên bang Nga diễn ra trên quy mô toàn cầu, năng động, linh hoạt với tần suất cao và kết

hợp nhuần nhuyễn sức mạnh của ngoại giao chính trị, kinh tế… Moscow chủ trương tích cực hội nhập và tham gia vào tất cả các cơ chế đối thoại của khu vực, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác thực dụng với tất cả các nước ở khu vực. Liên bang Nga đã tham gia tích cực vào các tổ chức và diễn đàn đa phương như APEC, ARF. Đặc biệt nước Nga quan tâm hơn tới phát triển quan hệ nhiều mặt với các nước Đông Nam Á, coi Đông Nam Á có vị trí hết sức quan trọng để tiến ra khu vực châu Á - Thái Bình Dương đầy năng động.

Đặc biệt, Liên bang Nga nhấn mạnh tới vị thế đặc biệt của Việt Nam. Coi Hà Nội là cửa ngõ để Moscow từng bước hội nhập sâu vào khu vực này. Thông qua Việt Nam, Moscow có thể thực hiện được chiến lược đầy tham vọng của mình là “chấn hưng” khu vực phía Đông nước Nga, làm đòn bẩy giúp phía Đông nước Nga phát triển lên. Coi sự phát triển của Nga sang phía Đông đóng vai trò quyết định tới việc xác lập vị thế siêu cường mà Liên Xô trước đây đã từng có. Nhất là sau khi Tổng thống V. Putin đắc cử nhiệm kì thứ hai (2004 - 2008), Ông đã củng cố thêm một bước quyền lực chính trị của chính quyền Trung ương và có những ưu tiên trong quan hệ với Việt Nam. Trong giai đoạn 2000 - 2008, quan hệ Việt - Nga trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao đã được sưởi ấm và củng cố vững chắc thông qua các chuyến thăm viếng lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước. Hoạt động ngoại giao được triển khai tích cực trên cả 3 kênh: ngoại giao nhà nước, ngoại giao chính đảng và ngoại giao nhân dân.

Tháng 9/2000, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Liên bang Nga, đã thảo luận các vấn đề cấp bách trong hợp tác song phương, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Thông qua hội đàm đã ký các hiệp định liên Chính phủ về giải quyết nợ của Việt Nam vay trước đây trước đây.

Tháng 3/2001, Tổng thống V.Putin sang thăm chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Liên bang Nga, đánh dấu sự thành công rực rỡ trong quan hệ ngoại giao hai nước. Góp phần đưa quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga bước sang một trang mới đầy hứa hẹn, phát triển hơn hẳn về “chất” so với giai đoạn trước. Trong chuyến thăm này, Tổng thống Putin đã ký “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược” với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu. Ngoài ra, hai bên còn ký được nhiều văn

bản quan trọng như: nghị định thư liên chính phủ về việc rà soát cơ sở điều ước, pháp lý và hiệu lực các hiệp ước, nghị định song phương, các văn kiện về mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí, phối hợp hành động trong tiêu chuẩn hóa, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Hai bên xác định phương hướng hợp tác kinh tế có triển vọng nhất là năng lượng điện, nghề cá, công nghiệp nhẹ, hóa chất, thực phẩm, đóng mới và sửa chữa tàu, chế tạo máy, sản xuất vật liệu xây dựng. Trong chuyến thăm Việt Nam (3/2002) của Thủ tướng Nga Kasiyanov, phía Nga đã đưa ra các cam kết cung cấp các khoản tín dụng xuất khẩu của Liên bang Nga sang Việt Nam. Đồng thời cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà doanh nghiệp Việt Nam và lực lượng lao động người Việt đang sinh sống và làm việc ở Liên bang Nga có điều kiện để làm ăn ổn định. Đây là một văn kiện hết sức quan trọng giữa Chính phủ hai nước góp phần nâng cao mối quan hệ của hai nước trở nên thực chất hơn.

Năm 2006 được coi là năm thành công rực rỡ của quan hệ ngoại giao Việt Nam. Khi chúng ta đã vinh dự được đón cả Tổng thống Putin và Thủ tướng Nga M.E.Phradcop sang thăm. Chuyến thăm Việt Nam Thủ tướng Nga M.E.Phradcop (2/2006) đã đánh dấu sự kiện lãnh đạo Chỉnh phủ hai nước cụ thể hóa các nội dung quan hệ “đối tác chiến lược”, triển khai các dự án hợp tác quan trọng và tìm kiếm phương hướng mới thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại hai nước.

Cũng trong năm này, Tổng thống Putin đã có chuyến thăm chính thức lần hai tới Việt Nam (từ 21 - 23/11/2006), nhân tham dự “Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC” lần thứ 14 tại Hà Nội. Lãnh đạo Việt - Nga đã nhất trí tăng cường hơn nữa mối quan hệ chính trị hai nước đồng thời ra “Tuyên bố chung” khẳng định Việt Nam và Liên bang Nga tăng cường hợp tác trên lĩnh vực đối ngoại bởi giữa hai nước có nhiều cơ sở, quan điểm trùng lặp hoặc gần gũi trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế và khu vực, đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương bởi đây là nơi cả hai nước có lợi ích.

Đáp lại các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Liên bang Nga tới Việt Nam, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng có nhiều chuyến thăm đáp lễ quan trọng tới Liên bang Nga.

Tháng 3/2002, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã thăm chính thức Liên bang Nga. Đây là chuyến thăm chính thức Liên bang Nga đầu tiên của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm Liên Xô (1987). Trong chuyến thăm này, Tổng Bí thư đã có hàng loạt các cuộc hội đàm với Tổng thống V.Putin, Thủ tướng M.Kasiyanov, Chủ tịch Thượng viện và Đuma Quốc gia Nga. Tổng Bí thư cũng có chuyến thăm Saint Peterburg và gặp gỡ với Tỉnh trưởng Leningrad V.A.Yakovlev, thăm Viện Kỹ thuật lâm nghiệp, nơi ông đã tốt nghiệp. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo động lực nâng cao quan hệ song phương lên tầm cao mới, phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác đã được xác lập. Trong chuyến thăm này, hai nước đã cùng nhau nhất trí các phương hướng lớn nhằm tăng cường cơ chế đối thoại chính trị cấp cao, thường xuyên mở rộng và hoàn thiện các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước.

Tháng 7/2004, Chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga. Trong chuyến thăm này, nguyên thủ hai nước đã tiến hành các cuộc hội đàm sâu rộng về các vấn đề quốc tế và tình hình hai nước. Lãnh đạo hai nước cũng cam kết khẳng định quyết tâm nâng mối quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Trong chuyến thăm này, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tham dự diễn đàn doanh nghiệp Việt - Nga có sự tham dự của các nhà doanh nghiệp hai nước, đi thăm Viện hàn lâm khoa học Nga… Hai bên nhất trí tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hai nước tại thị trường Việt Nam và Liên bang Nga.

Chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Liên bang Nga (2007) cũng thu được nhiều kết quả quan trọng. Trong chuyến thăm này hai nước đã đưa ra bản “Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga trong năm 2008”. Đồng thời lãnh đạo Việt Nam mong muốn nước Nga sẽ trở thành một kênh đối thoại của ASEAN thông qua Việt Nam. Đây là điều mà phía Liên bang Nga hết sức mong đợi, bởi Moscow rất muốn thông qua Việt Nam mở rộng ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.

Sau khi Phó Thủ tướng thứ nhất Liên bang Nga Dmitry Medvedev trở thành Tổng thống (8/5/2008), quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga vẫn không ngừng được củng cố và phát triển. Điều này được minh chứng rõ thông qua hàng loạt các chuyến thăm viếng lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Tháng 10/2010, Tổng thống Nga Medvedev có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam. Trong chuyến thăm này, ông Medvedev đã có nhiều cuộc hội kiến với các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam như: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Lãnh đạo hai nước đưa ra cam kết sẽ nâng quan hệ “đối tác chiến lược” Việt - Nga lên tầm cao mới vào một thời điểm thích hợp. Đồng thời sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thành các dự án đầu tư của hai bên đang được thực hiện ở mỗi nước. Trong chuyến thăm này, ông Medvedev cũng khẳng định: “Nga chủ trương phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, coi trọng vị trí của Việt Nam trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương theo học thuyết đối ngoại mới của

Nga” (Phát biểu của Tổng thống Medvedev trong chuyến thăm Việt Nam 10/2010).

Đổi lại, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng có hàng loạt các chuyến thăm hữu nghị tới Liên bang Nga nhằm mục tiêu tăng cường thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược vốn đang ngày càng phát triển tốt đẹp giữa hai bên.

Nhận lời mời của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã sang thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 26 - 31/10/2008. Chuyến thăm diễn ra rất tốt đẹp và đạt được nhiều thành quả. Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất cần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược. Liên bang Nga khẳng định phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của nước Nga ở châu Á - Thái Bình Dương, là nguyện vọng và ý chí của lãnh đạo và nhân dân Nga. Hai bên đã ký hơn 10 Hiệp định, thỏa thuận hợp tác quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Về chính trị, nhất trí tăng cường phối hợp tại Liên Hợp Quốc và các diễn đàn khu vực và quốc tế, đẩy mạnh quan hệ về an ninh - quốc phòng. Về kinh tế, Lãnh đạo Nga ủng hộ đề nghị của ta về việc Liên bang Nga cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam nhằm hỗ trợ cho các tập đoàn kinh tế lớn của Moscow tham gia vào các dự án, công trình lớn ở Việt Nam về năng lượng, cơ khí, viễn thông, xây dựng, cơ sở hạ tầng, khai thác và chế biến khoáng sản, các nghành công nghệ cao. Về giáo dục - đào tạo, Liên bang Nga ủng hộ sáng kiến của ta về việc thành lập một trường đại học Nga tại Việt Nam. Liên bang Nga hiện là nước cung cấp số lượng học bổng đại học và sau đại học nhiều nhất cho Việt Nam. Lãnh đạo Liên bang Nga chủ động cam kết tạo

mọi điều kiện cho cộng đồng người Việt được sinh sống, lao động và học tập thuận lợi tại Nga. Hai bên còn đưa ra bản tuyên bố chung “Chống chủ nghĩa xét lại lịch sử” (của một số thế lực ở các nước phương Tây, để phủ nhận vai trò Stalin và Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai), hai bên đưa ra bản tuyên bố này nhằm phản bác các luận điệu bôi nhọ, xuyên tạc của chúng.

Tháng 5/2010, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã có chuyến viếng thăm chính thức tới Liên bang Nga. Tổng Bí thư đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Nga Medvedev, Thủ tướng Putin và các nhà lãnh đạo hai viện của nước Nga. Hai bên thực hiện hợp tác, trao đổi về các vấn đề quốc tế và quan hệ song phương, nhất trí sẽ nâng quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga lên tầm cao mới trong một thời điểm nhất định. Phía Nga tiếp tục đầu tư xây dựng dự án Liên doanh dầu khí Việt - Nga và cho phép Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện khoan thăm dò và khai thác các mỏ dầu, khí ở biển Caspi, Siberia và Viễn Đông của nước Nga. Việt Nam cũng đồng ý cho Moscow xây dựng Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam ở Ninh Thuận, dự kiến vào năm 2017. Phía Nga hứa sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân Việt Nam làm việc và sinh sống tại Moscow có cuộc sống ổn định.

Sau chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (26 - 29/7/2012), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm lịch sử tới Liên bang Nga. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo hai bên đã kí kết được những văn kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mối quan hệ Việt - Nga. Hai bên đồng ý nâng quan hệ Việt - Nga từ “đối tác chiến lược” lên “đối tác chiến lược

toàn diện” trên cơ sở cùng nhau hợp tác giải quyết những vấn đề của hai bên trên

tinh thần hữu nghị, không vụ lợi và xây dựng mối quan hệ này theo nguyên tắc “tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”. Mối quan hệ “đối tác toàn diện toàn diện kiểu mới” được hiểu là mối quan hệ giữa những người bạn, chứ không phải là đồng minh và liên minh như quan hệ Việt - Xô thời kì “Chiến tranh Lạnh”.

Trong chuyến thăm này, Tổng thống Nga cam kết sẽ giúp Việt Nam hiện đại hóa lực lượng quân sự thông qua việc nhận đào tạo thủy thủ cho 6 tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua của Liên bang Nga (2009) và đẩy nhanh tiến độ chuyển giao

6 tàu này cho Việt Nam. Liên bang Nga sẽ giúp Việt Nam nâng cấp sân bay Cam Ranh trở thành sân bay quốc tế đa chức năng. Đồng thời xây dựng cho Việt Nam 2 nhà máy sửa chữa và chế tạo vũ khí tại Cam Ranh (Khánh Hòa) và Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Việt Nam cũng chính thức đồng ý cho Liên bang Nga xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và cho phép Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam triển khai các dự án tại Nga. Việt Nam đồng ý cho Liên bang Nga xây dựng trường Đại học Việt - Nga tại Hà Nội, đồng thời sẽ tăng cường tổ chức giao lưu hữu nghị văn hóa giữa hai nước. Lãnh đạo hai bên cam kết ủng hộ nhau trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực: Nga ủng hộ quan điểm, lập trường của Việt Nam về việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông giữa Việt Nam, 1 số quốc gia ASEAN và Trung Quốc dựa trên nguyên tắc Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông (DOC) và tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Trong khi Việt Nam ủng hộ Liên bang Nga có một vị trí, vai trò quan trọng hơn trong ASEAN, tổ chức mà Việt Nam có tiếng nói quan trọng.

Chính sự trao đổi thường xuyên các đoàn lãnh đạo cấp cao hai nước là nhân tố quan trọng củng cố sự gần gũi, hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên. Đồng thời phát giúp cho mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga có những bước phát triển mới trong những năm tới đây. Bên cạnh sự hợp tác trên các kênh ngoại giao của Đảng,

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2011 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)