Tình hình mỗi nước

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2011 (Trang 33)

* Liên bang Nga

Sự kiện Liên bang Xô Viết tan rã (25/12/1991) và sự duy yếu của nước Nga

sau khi Liên Xô sụp đổ: Sau khi tách ra khỏi Liên bang Xô Viết, Liên bang Nga trở

thành quốc gia độc lập (12/6/1990), nước Nga đứng trước những khó khăn, phức tạp rất lớn trên các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế… Do nôn nóng thực hiện mục tiêu nhanh chóng đưa nước Nga thoát khỏi những khó khăn chính trị hiện tại và niềm hi vọng sẽ được Mỹ và các quốc gia phương Tây giúp đỡ nước Nga thoát khỏi cuộc khủng hoảng của thời kì hậu Xô viết. Chính quyền Tổng thống Yeltsin đã thi hành chiến lược ngoại giao “Xuyên Đại Tây Dương” ngả về phương Tây (1991

- 1992). Với mục tiêu đưa nước Nga trở thành một đồng minh thân cận của Mỹ và

phương Tây. Tuy nhiên niềm hi vọng của chính quyền Yeltsin nhanh chóng tan vỡ khi những lời hứa hẹn, giúp đỡ của phương Tây với Liên bang Nga chỉ là hứa suông. Gói viện trợ kinh tế 34 tỷ USD mà họ hứa viện trợ cho Moscow chỉ dừng lại

ở con số 9 tỷ USD. Mỹ, phương Tây đã coi Nga là quốc gia hạng hai trên vũ đài chính trị quốc tế. Vị thế chính trị quốc tế của Liên bang Nga bị suy giảm nghiêm trọng, Moscow mất đi hầu hết các đồng minh chính trị và vùng ảnh hưởng truyền thống trên thế giới, thậm chí đối với khu vực Đông Âu và SNG, nơi gắn liền với lợi ích chính trị cốt lõi của nước Nga cũng bị phương Tây xâm nhập và làm suy yếu ảnh hưởng của Moscow ngay tại những khu vực này.

Đứng trước sự đổ vỡ của chiến lược ngoại giao “ngả về phương Tây”, từ năm 1994, chính sách đối ngoại của Nga có sự điều chỉnh lớn, chính quyền Yeltsin đã điều chỉnh chính sách đối ngoại từ “Định hướng Đại Tây Dương” sang “Chim ưng hai đầu”, “Định hướng Âu - Á”. Trong chiến lược này Điện Kremli xác định: Ngoài việc coi trọng mối quan hệ chiến lược với Mỹ và các quốc gia phương Tây, chính quyền Yeltsin điều chỉnh mối quan hệ với các đồng minh truyền thống đồng thời là các nước lớn ở phương Đông như: Trung Quốc, Ấn Độ… với mục đích tái cân bằng quan hệ giữa hai khu vực Đông - Tây và thúc đẩy sự phát triển của nước Nga.

Tuy vậy, việc thực hiện chiến lược trên của nước Nga đã gặp phải những khó khăn, thách thức đến từ kinh tế. Sau khi trở thành quốc gia độc lập (1990), nước Nga thừa hưởng tới 70% tổng sản phẩm kinh tế, 60% sản lượng công nghiệp, 60% sản lượng nông nghiệp của Liên Xô [37, tr.15]… Tuy nhiên, những nhân tố trên cũng không giúp Liên bang Nga duy trì được một nền kinh tế phát triển ổn định bởi những vấn đề sau:

Năm 1992, Chính phủ Liên bang Nga thi hành biện pháp kinh tế: Chương trình cải cách kinh tế tự do theo nguyên tắc liệu pháp sốc của Phó Tổng thống Gaidar. Giải pháp kinh tế này không những không giúp nền kinh tế Nga phát triển ổn định mà trái lại nó đẩy kinh tế Liên bang Nga đến những khó khăn rất lớn.Tình trạng thất nghiệp, lạm phát tăng cao, đời sống nhân dân bị bần cùng hóa và đặc biệt tài sản quốc hữu hóa từ chương trình cải cách trên đã rơi vào tay một nhóm các nhà tài phiệt và các thế lực đầu sỏ chính trị Moscow.

Vào năm 1998 nước Nga lại chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng

hoảng tài chính tiền tệ châu Á. Cuộc khủng hoảng này đã đẩy tình trạng lạm phát

của nước Nga đạt con số kỷ lục hơn 300% (8/1998) và 490% (11/1998), hàng loạt các ngân hàng lớn của nhà nước và tư nhân ở nước Nga sụp đổ… Cuộc khủng

hoảng tài chính tiền tệ năm 1998 làm cho nền kinh tế nước này rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng và đứng bên bờ sụp đổ.

Những khó khăn về kinh tế và chính trị đã tác động tiêu cực đến sự phát triển của nước Nga. Nền kinh tế Liên bang Nga từ một quốc gia hàng đầu châu Âu trở thành một nước tư bản trung bình. Tình trạng đói nghèo, thất nghiệp… trở thành những mối đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của nước Nga. Bất ổn chính trị và kinh tế là những nhân tố quan trọng dẫn tới các hoạt động của chủ nghĩa hồi giáo cực

đoan, ly khai trỗi dậy mạnh mẽ ở nước Nga trong giai đoạn này. Trong những năm từ

1991 - 1994, 1999 - 2000 Chính phủ Liên bang Nga đã 2 lần mở cuộc tấn công quân sự vào nước Cộng hòa ly khai Chechnya nhằm dập tắt phong trào ly khai và các hoạt động của nhóm Hồi giáo cực đoan. Đến năm 2000, tình hình Chechnya mới dần đi vào ổn định. Các hoạt động ly khai còn diễn ra ở nhiều nước cộng hòa khác thuộc Liên bang Nga: Dagestan, Ingushetia, Tatarstan ở khu vực Bắc Kavkaz… Cuộc khủng hoảng chính trị còn diễn ra ngay trong nội bộ ban lãnh đạo nước Nga, trong vòng 10 năm ông Yeltsin làm tổng thống có 6 vị thủ tướng mất chức.

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga với Việt Nam: Việt Nam và Liên

bang Nga là những quốc gia có mối quan hệ hữu nghị, truyền thống từ lâu đời. Nó chính là sự kế thừa những di sản của quan hệ Việt Nam - Liên Xô và các cá nhân lãnh tụ của hai nước trong những năm trước đây.

Tuy nhiên, sau khi Liên bang Nga tách khỏi Liên bang Xô viết trở thành quốc gia độc lập (12/6/1990), quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã chuyển sang trạng thái của một mối quan hệ mới. Cơ sở hình thành mối quan hệ này được thể hiện qua những vấn đề sau: Liên bang Nga không còn là một quốc gia XHCN, những người lãnh đạo quốc gia này đã đưa nước Nga phát triển những mối quan hệ với các cường quốc ở phương Tây, phương Đông theo đường hướng đối ngoại “Xuyên Đại Tây Dương” và “Chim ưng hai đầu”. Trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga với Việt Nam những năm đầu thập niên 90, Moscow chưa coi trọng vai trò của Hà Nội, mặc dù lãnh đạo Việt Nam vẫn mong muốn củng cố mối quan hệ với Liên bang Nga. Việc giới lãnh đạo Moscow không chú trọng phát triển mối quan hệ đối ngoại với Việt Nam đã làm cho mối quan hệ hai bên xấu đi rất nhiều so với thời kỳ “Chiến tranh Lạnh”, mặc dù các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước vẫn diễn ra. Các

nhà lãnh đạo Việt Nam thăm Liên bang Nga như: Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm hữu nghị tới Liên bang Nga (1994). Đổi lại Chủ tịch Chính phủ Liên bang Nga V.S. Chernomurdin đã thăm chính thức Hà Nội (11/1997).

Sau khi chính quyền Yeltsin điều chỉnh chính sách chính sách đối ngoại theo hướng “Chim ưng hai đầu” năm 1994, quan hệ hai nước Việt - Nga bắt đầu có những chuyển biến tích cực, nhất là trong lĩnh vực chính trị đối ngoại. Lãnh đạo cấp cao của hai nước đã thực hiện các chuyến thăm viếng lẫn nhau. Đáng kể nhất là chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Chính phủ Liên bang Nga V.S. Chernomurdin (1997) và chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương và Thủ tướng Phan Văn Khải (1998). Những chuyến thăm viếng hữu nghị đã góp phần sưởi ấm và đưa quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển mới.

* Việt Nam

Đường lối và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thể hiện rõ thông qua các kì đại hội:

Tháng 12/1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra công cuộc Đổi mới với

mục tiêu chiến lược quan trọng là chuyển đổi nền kinh tế đất nước từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự kiện này đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam. Bởi từ sau Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương điều chỉnh đường lối chính sách đối ngoại theo hướng “Đa dạng hóa, đa phương hóa” các mối quan hệ quốc tế nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và các thế lực thù địch gây ra, đồng thời phá vỡ thế bị cô lập chính trị. Chiến lược đối ngoại mới của Việt Nam vẫn xác định củng cố mối quan hệ với các bạn bè truyền thống Liên Xô và khối XHCN, cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đồng thời mở rộng mối quan hệ với tất cả các quốc gia, các đảng phái chính trị của các nước trên thế giới, trên cơ sở không phân biệt chế độ chính trị, dân tộc, tôn giáo và trình độ phát triển kinh tế. Đại hội VI đã ghi những dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Đảng và dân tộc ta.

Từ 28/6 đến 4/7/1991 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng

sản Việt Nam đã đưa ra đường lối chính sách đối ngoại mới của Việt Nam trên cơ

thống XHCN và Đông Âu. Đại hội VII đã đưa ra quan điểm của đối ngoại của Việt Nam là: “Việt Nam muốnlà bạn của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới và mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng, chủ quyền, cùng có lợi. Đồng thời Đảng ta cũng xác định mục tiêu hàng đầu hiện nay là đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế để nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, tình trạng tụt hậu. Tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các quốc gia trong khu vực ASEAN và thế giới nhằm thực hiện mục tiêu ra nhập ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, yêu cầu Mỹ xóa bỏ cấm vận tiến tới bình thường hóa quan hệ hai nước Việt - Mỹ...

Chính sách đối ngoại của Đại hội VII cũng xác định: củng cố mối quan hệ với các nước bạn bè truyền thống như Liên Xô trước đây và Đông Âu (đặc biệt là Liên bang Nga) đóng vai trò hết sức quan trọng. Chiến lược hội nhập quan hệ quốc tế đã được Đại hội Đảng lần thứ IX phát triển và nâng lên một tầm cao mới với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập, phát triển”.

Nhờ những nỗ lực to lớn với những đổi mới mang tính đột phá, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng, tiếp tục phát triển, giữ vững được ổn định chính trị, xã hội, đối ngoại được mở rộng, vị thế đất nước ngày càng được nâng cao. Đạt được một số thành tựu ngoại giao: Mỹ xóa cấm vận với Việt Nam (1994) và bình thường hóa quan hệ (11/7/1995), Việt Nam gia nhập ASEAN (1995), tham gia tổ chức APEC (1998).

Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Liên bang Nga: Trong thập niên 90

mặc dù quan hệ Việt - Nga đứng trước những khó khăn thách thức do sự thay đổi thể chế chính trị ở Liên bang Nga và đường lối đối ngoại mới ở Việt Nam nhưng mối quan hệ giữa hai nước vẫn được duy trì, củng cố thông qua các chuyến thăm hữu nghị lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước. Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư vẫn phát triển đặc biệt là Dự án liên doanh dầu khí Vietsopetro vẫn là một biểu tượng cho quan hệ Việt - Nga trong bối cảnh mới. Một trong những yếu tố quan trọng giúp quan hệ Việt - Nga vẫn được duy trì là Việt Nam có cộng đồng người gốc Việt sinh sống, làm việc ở nước Nga rất lớn (khoảng 15 vạn) cùng 30 vạn công

nhân và trí thức người Việt được đào tạo trực tiếp ở Liên bang Nga. Những chiến lược đối ngoại đúng đắn của Đảng ta đã đề ra trong thập niên 90 của thế kỉ XX đã từng bước củng cố mối quan hệ Việt - Nga.

1.2. Khái quát lịch sử mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga

1.2.1. Quan hệ truyền thống Việt Nam - Liên Xô (1950 - 1991)

* Giai đoạn trước 1950

Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga là mối quan hệ truyền thống hữu nghị và gắn bó từ lâu đời, nó được dựa trên cơ sở của mối quan hệ giữa các cá nhân lãnh tụ hai nước, giữa hai đảng (Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Việt Nam).

Đặc biệt làmối quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà lãnh đạo Liên Xô.

Ngày 7/11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, sự kiện vĩ đại này

đã có ảnh hưởng to lớn tới các dân tộc thuộc địa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Nguyễn Ái Quốc lúc đó đang hoạt động ở Pháp. Sự kiện này đã ảnh hưởng rất lớn tới đường hướng hoạt động cách mạng của cá nhân Người, là nhân tố quyết định việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn nước Nga làm điểm đến để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra bản luận cương của Lenin về “Vấn đề dân tộc và thuộc địa”. Sự kiện này đã đưa Nguyễn Ái Quốc từ chiến sỹ yêu nước chân chính trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

Tháng 11/1923, Nguyễn Ái Quốc đã đến Liên Xô, tại đây Người đã tham gia nhiều hoạt động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Ví dụ: Tham gia Hội nghị Nông dân Quốc tế, Đại hội V Quốc tế Cộng sản.

Trong những năm từ 1923-1925 và 1933-1938, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng ở Liên Xô. Trong những năm này, thông qua mối quan hệ cá nhân của mình với các nhà lãnh đạo Liên Xô: Stalin, Vovosinov… Người đã từng bước đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Việt - Xô phát triển vào những giai đoạn sau.

* Giai đoạn 1950 - 1991:

Trong kháng chiến chống Pháp: Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

ra đời (2/9/1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định việc duy trì củng cố mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống

với Liên Xô đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam đồng thời là nhân tố quan trọng giúp sự nghiệp kháng chiến chống Thực dân Pháp của dân tộc ta đi đến thắng lợi cuối cùng.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau trong đó có việc Liên Xô và Pháp ký Hiệp ước Hữu nghị Xô - Pháp (11/1945) đã dẫn tới việc Moscow không thừa nhận ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau thắng lợi của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch Biên giới Thu - Đông (9/1950) và sự công nhận ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (18/1/1950). Sự kiện này đã tác động lớn tới đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Liên Xô đối với cách mạng Việt Nam.

Ngày 30/1/1950, Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là một dấu mốc lịch sử trong quan hệ hai nước. Để mối quan hệ trên được duy trì, củng cố và phát triển bền vững, ngày 10/3/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết quốc thư, cử Nguyễn Lương Bằng làm Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô.

Trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ khá hiệu quả từ phía Liên Xô trên các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật… Liên Xô đã cử đại sứ sang chiến khu Việt Bắc, viện trợ lương thực và khối lượng lớn vũ khí để giúp quân và dân ta đánh bại Thực dân Pháp trên chiến trường Điện Biên Phủ, đồng thời là một nhân tố quan trọng ủng hộ Việt Nam trên bàn đàm phán của Hiệp định Geneve để giải quyết vấn đề kết thúc chiến tranh ở Việt Nam và bán đảo Đông Dương (từ 8/5 đến 21/7/1954).

Tính từ 1955 đến 1965, Liên Xô có những viện trợ và giúp đỡ to lớn cho

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2011 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)