Quan hệ đầu tƣ Pháp – Việt

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác Pháp - Việt Nam từ 1993 đến nay (Trang 56)

Đầu tư trực tiếp của Pháp bắt đầu được thực hiện tại Việt Nam kể từ năm 1988 (thời điểm Việt Nam bắt đầu ban hành Luật đầu tư nước ngoài) và không ngừng tăng lên. Với con số dự án khởi đầu là 2 với tổng vốn đầu tư là 0.2 triệu USD, năm 1989 con số này là 6 với 53 triệu USD, và đến cuối năm 1992 tổng số vốn FDI của Pháp tại Việt Nam là 253,2 triệu USD với 40 dự án được cấp phép [31,tr.42]. Chuyến thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Pháp Francoise Mitterrand năm 1993 là dịp để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Pháp sang Việt Nam trực tiếp tìm hiểu cơ hội đầu tư, gặp gỡ và đàm phán với các đối tác. Chuyến thăm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ song phương về mọi mặt, đặc biệt là hợp tác đầu tư

58

trong thời gian tiếp theo. Nhờ đó, trong năm 1993, Pháp đã có tới 22 dự án đầu tư vào Việt Nam được cấp phép, trong đó có 20 dự án đã hoạt động với tổng số vốn đầu tư là 236 triệu USD [31,tr.42]. Những năm sau đó, đầu tư của Pháp tại Việt Nam vẫn được duy trì ở mức khá cao. Cho đến cuối năm 1996, tổng FDI của Pháp vào Việt Nam là 863,2 triệu USD, đứng thứ 9 trong số các nước và khu vực đầu tư ở Việt Nam và là nước thuộc Châu Âu đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam [31,tr.42].

Năm 1997, trong khi hầu hết các nước khác đều giảm lượng FDI vào Việt Nam do khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á thì số vốn FDI của Pháp laị tăng. Nguyên nhân là do Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng, hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước lúc này đang trên đà phát triển mạnh và Pháp đã thu được những kết quả đầu tư thực sự những năm trước đó. Cũng trong năm 1997, tổng thống Pháp J. Chirac đã chính thức sang thăm Việt Nam, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 7 các nước có sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội. Sự kiện này đã khiến mối quan hệ hợp tác giữa hai nước về nhiều mặt nói chung và về đầu tư nói riêng chuyển sang một trang mới. Chỉ riêng trong năm 1997, Pháp đã đầu tư vào Việt Nam 689 triệu USD với 18 dự án, trở thành nhà đầu tư Châu Âu hàng đầu của Việt Nam và đứng thứ 6 trong số các nước có vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam [52,tr.28].

Trong hai năm 1998 và 1999, vị trí của Pháp tại Việt Nam tiếp tục được củng cố, cùng với việc được cấp giấy phép đầu tư, các công ty Pháp đã tích cực tham gia thực hiện các dự án quan trọng. Năm 1999 Pháp có 12 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đăng kí gần 303 triệu USD, dẫn đầu trong số 38 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam trong năm này, chưa kể những dự án của các nhà đầu tư Pháp nhưng đăng kí từ nguồn gốc lãnh thổ khác. Như vậy, riêng đầu tư của Pháp trong năm 1999 đã tăng 3,6 lần so với năm 1998 [51,tr.24]. Đến lúc này Pháp đã có 125 văn phòng đại diện, chiếm

59

4,5% trong tổng số 2800 văn phòng nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra còn có 5 chi nhánh ngân hàng, 5 hãng luật sư và kiểm toán của Pháp có mặt tại Việt Nam. Khu vực dự án này đã thực hiện được số vốn khoảng 506 triệu USD, tạo việc làm cho khoảng 7600 lao động trực tiếp có doanh thu trên 650 triệu USD [51,tr.24]. Như vậy tính đến cuối năm 1999 thì Pháp đã có trên 100 dự án còn hiệu lực với số vốn đầu tư khoảng 1,6 tỷ USD, đứng hàng thứ 7 trong số các nước đầu tư tại Việt Nam.

Trong những năm 2000, 2001 và 2002, Pháp liên tục chiếm vị trí cao, đứng thứ sáu trong vị trí các nước và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Cỏc doanh nghiệp của Phỏp đã đạt doanh thu lên tới 1,2 tỷ USD trong đó gần 200 triệu USD là từ xuất khẩu. Tính từ năm 1988 đến năm 2003, Pháp với 127 dự án và khoản đầu tư hơn 2,1 tỷ USD, tức 5,4% tổng giá trị các giấy phép được cấp trong thời kỳ này, đã tạo ra 10 440 việc làm [68] và đã góp phần quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp thu công nghệ tiên tiến và giải quyết vấn đề việc làm cho Việt Nam.

Năm 2005, đầu tư của Pháp (24,7 triệu USD với 23 dự ỏn) vẫn tăng nhưng lại thấp hơn đầu tư của Hà Lan (33 triệu đôla với 10 dự án) và của Đan Mạch (27 triệu đôla với 9 dự án), đứng thứ 3 trong cỏc nước Chõu Âu đầu tư vào Việt Nam [40]. Nhưng cũng cần lưu ý rằng đầu tư của Pháp năm 2005 đó tăng 4 lần so với năm 2004 (chỉ đạt 6,8 triệu USD) [40]. Cỏc doanh nghiệp Phỏp tiếp tục tăng đầu tư vào năm 2006 với mức đầu tư lờn tới 30,5 triệu đôla [33]. Đứng hàng thứ 6 trong tổng số 71 nước và vùng lónh thổ đầu tư ở Việt Nam với trờn 200 doanh nghiệp [33], đứng đầu trong số cỏc nhà đầu tư Chõu Âu, điều này cho thấy trong những năm sắp tới Phỏp vẫn tiếp tục là một đốí tác hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư.

60

Đơn vị: Triệu USD

Năm Tổng số vốn đầu tư

1988 0,2 1989 53 1993 236 1997 689 1999 303 2004 6,8 2005 24,7 2006 30,5 Nguồn : Tổng hợp từ [31], [40], [51], [52], [68]

Như vậy tới nay Pháp đó đầu tư tổng cộng hơn 2,2 tỷ USD trong tổng số 16,5758 tỷ USD [69] của tất cả các nước và vùng lónh thổ trờn khắp thế giới. Xột về cơ cấu theo ngành, đầu tư của Phỏp tập trung chủ yếu vào cụng nghiệp nặng, giao thụng, viễn thụng, bưu điện - là những lĩnh vực rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam (lĩnh vực viễn thụng chiếm 33% đầu tư của Pháp, 22% tập trung trong lĩnh vực khỏch sạn và xõy dựng hạ tầng, 19% trong khu vực cụng nghiệp, 13% trong khu vực nụng nghiệp và 13% trong khu vực dịch vụ [69]). Xột về cơ cấu theo địa phương, đầu tư của Phỏp được phõn bố tương đối đồng đều trên 30 tỉnh thành trên lónh thổ Việt Nam (đa số đầu tư của Pháp tập trung tại miền Nam (78%), Hà Nội và các tỉnh miền Bắc (20%), miền Trung chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (2%) [69]). Điều này cho thấy Pháp đó thực sự tin tưởng vào sự phát triển của Việt Nam, đồng thời đánh giá

61

cao mối quan hệ hợp tỏc kinh tế với Việt Nam và coi Việt Nam là một đối tác quan trọng của Pháp.

Mặc dù chính phủ Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những địa bàn hiện có nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt miền núi, vùng sâu, vùng xa với các chính sách ưu đãi về thuế, tiền lương… nhưng hầu hết các dự án FDI chung và các dự án FDI của Pháp nói riêng vẫn tập trung ở một số tỉnh và thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Ninh, Đồng Nai, Tiền Giang… Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận FDI của Pháp nhiều nhất (khoảng 30% số dự án). Hà Nội - trung tâm văn hoá - chính trị của cả nước, là thành phố tiếp nhận FDI của Pháp nhiều thứ 2 (khoảng 18% dự án). Việc hầu hết các dự án FDI lớn ở Việt Nam đều tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy các nhà đầu tư Pháp luôn đánh giá cao về cơ hội đầu tư và khả năng sinh lời ở hai thành phố này. Lý do là hai thành phố có cơ sở hạ tầng tốt, vị trí trung tâm giúp cho hoạt động đầu tư được diễn ra thêm phần thuận tiện. Lao động nơi đây phù hợp, giá không cao lại có trình độ tương đối tốt, chịu khú học hỏi. nhanh nhẹn, dễ thích ứng. Ngoài việc có thể dễ dàng tuyển dụng kỹ sư, nhân viên có trình độ và công nhân có tay nghề cao tại hai thành phố trung tâm này, việc phát triển nhanh chóng của các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cao của các nhà đầu tư Pháp cũng là một lý do. Hơn nữa, với mật độ dân cư cao, thu nhập khá, hai thành phố cùng sức mua của thị trường lớn luôn là một tiềm năng dồi dào hấp dẫn các nhà đầu tư Pháp. Ngoài thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các dự án lớn của Pháp còn được thực hiện ở một số tỉnh, thành phố khác nơi có những điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, giao thông, lao động… Nhờ vận dụng được những ưu thế sẵn có tại địa phương, cùng với một số ưu đãi mà nhà nước Việt Nam dành cho, các dự án đầu tư của Pháp tại các địa phương này đang thu được những kết quả khả quan.

62

Về cơ cấu phân bổ FDI, viễn thông là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư Pháp tại Việt Nam. Là một nước đang phát triển nhưng Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực tin học - viễn thông trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đây là lĩnh vực mà qua đó Việt Nam có điều kiện để tiếp thu khoa học công nghệ mới, có được đội ngũ cán bộ được đào tạo về kỹ thuật, nghiệp vụ, quản lý, vì có điều kiện thuận lợi cho việc nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Đồng thời đây là lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh và Pháp có thế mạnh với những hãng viễn thông hàng đầu thế giới như France Télécom - Acatel… Chính vì vậy, lĩnh vực viễn thông hiện nay được các Công ty Pháp đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất xét theo số dự án (chiếm 22% tổng số vốn dự án) với tổng số vốn lên tới gần 1 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 4.200 lao động [58,tr.36]. Đến nay Việt Nam đã có mạng viễn thông tương đối hiện đại, có thể sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới về tốc độ phát triển, cho phép đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các dịch vụ viễn thông quốc tế, Internet,… trong đó có sự đóng góp đáng kể của đầu tư Pháp.

Vốn là một nước có bờ biển dài hơn 3000 km với tiềm năng dầu khí lớn đang bắt đầu được khai thác nên lĩnh vực dầu khí của Việt Nam cũng đã thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Nước Pháp với Công ty dầu khí hàng đầu thế giới Total đã liên doanh sản xuất và phân phối khí hoá lỏng, sản xuất nhựa đường, dầu diezen và dầu thô. Tổng số vốn đầu tư của Total tại Việt Nam năm 2000 đã tăng lên tới 297,2 triệu USD [58,tr.42]. Có mặt ở Việt Nam hàng thập kỷ nay, Total đã triển khai hoạt động của mình trên nhiều lĩnh vực, nhất là thăm dò dầu khí. Tập đoàn đã đầu tư khoảng 160 triệu USD cho lĩnh vực này và triển khai 5 dự án trong chế biến các sản phẩm dầu khí, với tổng số vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD [58,tr.42]. Total Gas hiện có 6 dự án đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam.

63

Mũi nhọn của Việt Nam là dầu thô, nhưng về hoá dầu thì vẫn còn phụ thuộc nhiều vào công nghệ kỹ thuật cao của các nước công nghiệp khác và vẫn phải trả giỏ cao cho nhiờn liệu tiờu dựng hàng ngày. Nguyên nhân của việc vẫn phải nhập khẩu dầu được tinh chế từ nước ngoài là do Việt Nam chưa có một nhà mỏy lọc dầu. Để xúa bỏ tỡnh trạng này thỡ việc xõy dựng cỏc nhà mỏy lọc dầu tại Việt Nam là điều vụ cựng cấp thiết. Nắm bắt rừ điều đú, dự ỏn Dung Quất, với vốn đầu tư lờn tới 1 tỷ rưỡi USD [2], đang được tiến hành với sự hợp tác của một tổ hợp gồm cỏc nhà thầu của 3 nước Pháp, Nhật Bản và Tây Ban Nha, trong đó công ty Technip của Pháp giữ vai trũ chớnh. Đõy là minh chứng cho mối quan tõm của đầu tư Phỏp trong lĩnh vực dầu khí, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng cho người dân Việt Nam cũng như cho tiến trỡnh cụng nghiệp húa của Việt Nam, nhất là vào thời điểm mà nhu cầu năng lượng càng ngày càng gia tăng trên thế giới. Trong thời gian tới, với tiềm năng dầu khí lớn của Việt Nam, số dự án đầu tư nước ngoài nói chung và của Pháp nói riêng trong lĩnh vực này nhiều khả năng sẽ cũng tăng lên hơn nữa.

Tuy là một nước nông nghiệp nhưng nền nông nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, thiếu vốn kĩ thuật và phương tiện. Vì vậy chính phủ Việt Nam rất coi trọng và tạo mọi điều kiện để thu hút mọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Đi đầu trong số các công ty Pháp vào lĩnh vực này là tập đoàn Bourbon, đã đầu tư tổng cộng 233 triệu USD với các dự án quan trọng như dự án mở rộng nhà máy đường Gia Lai (25 triệu USD), dự án công ty Trách nhiệm Hữu hạn mía, đường Bourbon - Tây Ninh (95 triệu USD) [58,tr.25]… Đây là lĩnh vực mà khả năng thu hồi vốn chậm, rủi ro cao vì phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên các dự án đầu tư của Pháp nhìn chung cũng dừng lại ở quy mô nhỏ. Mặc dù vậy, nông thôn Việt Nam vẫn là môi trường đầu tư quan tâm đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Pháp. Đầu tư của Pháp trong lĩnh vực

64

này đã góp phần nhất định trong việc thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam phát triển. Chiếm gần 15% đầu tư của Pháp tại Việt Nam, khoảng 315 triệu USD với 18 dự án, tập trung trong ngành công nghiệp thực phẩm, Pháp đủ trở thành nhà đầu tư Châu Âu lớn nhất ở Việt Nam trong lĩnh vực này.

Cho tới năm 1994 lưu lượng khách, thương gia quốc tế đến thăm Việt Nam bắt đầu tăng trong khi đó Việt Nam lại chưa có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy đây là thời gian mà các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Pháp , tiến hành đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Hai nhà đầu tư lớn của Pháp trong lĩnh vực này là công ty CBC với dự án xây dựng khách sạn Opera- Hilton ở Hà Nội (56 triệu USD) và Cibex International – Feal với dự án xây dựng khách sạn Thống nhất Metropol - Sofitel (47,8 triệu USD), dự án xây dựng khách sạn Hilton ở TP.Hồ Chí Minh (82 triệu USD) [58,tr.29]…Và khi số lượng các khách sạn đã tăng lên nhanh hơn mức tăng về số khách quốc tế đến Việt Nam, công suất sử dụng phòng giảm xuống thì đầu tư của Pháp vào lĩnh vực này cũng có phần giảm sút. Những năm gần đây do Việt Nam trở thành đất nước có nền chính trị ổn định khá cao trên thế giới nên lưu lượng khách du lịch đến Việt Nam bắt đầu tăng mạnh hơn. Và lúc này các nhà đầu tư Pháp vốn vẫn quan tâm tới lĩnh vực này cũng có thể sẽ tiếp tục triển khai thêm nhiều dự án mới.

Ngoài các lĩnh vực đã nêu, một số lĩnh vực khác cũng có khá nhiều dự án của Pháp đầu tư vào Việt Nam như xây dựng (7% số dự án), công nghiệp (5% số dự án), nước (6%), và ngân hàng (3%) [31,tr.46]. Quy mô dự án thuộc các lĩnh vực này nhìn chung ở mức trung bình và nhỏ.

Xét về hình thức đầu tư, FDI của Pháp được thực hiện chủ yếu dưới hình thức Công ty liên doanh (chiếm 54% tổng số dự án). Thông qua hình thức này, tiềm lực mạnh mẽ về kỹ thuật, công nghệ và tài chính của các công ty

65

Pháp được kết hợp với giá công nhân thấp ở Việt Nam nhằm hạ giá thành sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.

Hình thức có nhiều dự án đầu tư thứ hai của Pháp là hình thức hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) chiếm 29% tổng dự án [31,tr.46]. Trong số các dự án đầu tư dưới hình thức BOT, dự án khôi phục và mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Hồ Chí Minh của hãng Lyonnaise des Eaux, dự án BOT Nhà máy Điện Phú Mỹ 2 (thu hút được trên 400 triệu USD) với số vốn cao và quy mô khá rộng lớn [58,tr.29]. Thông qua hình thức này, từ phía (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác Pháp - Việt Nam từ 1993 đến nay (Trang 56)