TỪ 1993 ĐẾN NAY
Phù hợp với xu thế chung của thời đại, từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay quan hệ hợp tác kinh tế Pháp – Việt cũng có những bước phát triển. Bước ngoặt năm 1993 đã thực sự đã trở thành đòn bẩy phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. Hai nước đã ký được nhiều nghị định thư, hiệp định, thoả thuận và hợp đồng quan trọng. Bên cạnh những kết quả cụ thể, chuyến thăm còn có ý nghĩa lớn lao đánh dấu bước khởi đầu của tiến trình Việt Nam hoà nhập vào cộng đồng kinh tế quốc tế, chấm dứt sự cô lập của Việt Nam trong một thời gian dài, xác nhận sự thay đổi nền kinh tế theo hướng thị trường.
Đối với Pháp, Việt Nam là thị trường quan trọng ở khu vực Châu Á và Đông Nam Á. Đối với Việt Nam, Pháp chính là một trong những cầu nối để hội nhập vào cộng đồng kinh tế thế giới. Pháp hiện đứng thứ 6 trong các nền kinh tế Thế giới, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Anh và đóng vai trò quan trọng trong Cộng đồng Kinh tế Châu Âu. Là nước công nghiệp phát triển, Pháp được coi là một trong những “kho” công nghệ nguồn của thế giới, có một thế mạnh lớn về thiết bị, máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến với
46
các ngành cụng nghiệp và dịch vụ mũi nhọn như: chế tạo cơ khí, hàng không, vật liệu xây dựng, thiết bị, viễn thông, công nghiệp dược, dịch vụ của tài chính và ngân hàng .... Phát triển quan hệ hợp tác kinh tế với Pháp giúp Việt Nam có thể tranh thủ điều kiện về vốn và công nghệ nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Đồng thời phát triển quan hệ hợp tác kinh tế với Pháp còn mở ra cho Việt Nam một cánh cửa tiếp cận với Liên minh Châu Âu - một trong những trung tâm kinh tế chính trị lớn của thế giới. Và thông qua việc hội nhập vào kinh tế thế giới, vị trí của Việt Nam sẽ được nâng cao trên trường quốc tế.
Quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước đã có thêm bước phát triển mạnh mẽ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN tháng 7/1995 và việc thành lập ASEAM năm 1996. Mối quan hệ giữa hai nước không chỉ nằm trong khuôn khổ song phương mà còn trong khuôn khổ đa phương của mối quan hệ giữa Liên minh Châu Âu với Việt Nam và nằm trong chính sách của Pháp đối với ASEAN. Việt Nam đã thực sự trở thành một ưu tiên trong chính sách của Pháp đối với Đông Nam Á. Pháp coi Việt Nam là cánh cửa mới đi vào thị trường ASEAN và chủ trương phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong khuôn khổ diễn đàn cao cấp Á - Âu.
Gần đây nhất, thể hiện quyết tâm tăng cường hợp tác kinh tế giữa Pháp và Việt Nam, Hội đồng cấp cao vỡ phỏt triển hợp tỏc kinh tế Phỏp - Việt được ra đời và đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là một mô hình mới nhất, đặc biệt và duy nhất mà Pháp thực thi với một nước khác. HCDCE được họp thường niên mỗi năm một lần, nhằm định hướng, thúc đẩy và huy động các nguồn lực để thực hiện các dự án cụ thể, nâng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Pháp – Việt lên ngang tầm hợp tác chính trị và văn hoá. Qua đây, HCDCE muốn tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước có thể giao lưu hơn nữa. Cho đến nay đã có 25 doanh nghiệp hàng đầu của Pháp tham gia
47
thành phần của hội đồng với mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam. Nét đặc biệt của HCDCE ở chỗ, các đề xuất của hội đồng đều dựa trên ý kiến của doanh nghiệp chứ không chỉ đơn thuần là ý kiến của các cơ quan hành chính. Bên cạnh các cuộc thảo luận chính thức, Hội đồng sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp Pháp nhiều tài liệu về tình hình phát triển kinh tế, viện trợ ODA của Pháp cho Việt Nam, môi trường kinh doanh ở Việt Nam, những thay đổi về thể chế pháp lý và những ưu tiên trong hợp tác Pháp – Việt. Cùng với sự ra đời của HCDCE, quan hệ kinh tế Pháp – Việt được nâng lên một tầm cao mới.
Quan hệ hợp tác kinh tế đóng vai trò quan trọng trong tổng thể mối quan hệ hợp tác Pháp – Việt. Đây là kết quả của sự cải thiện quan hệ chính trị, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị. Cùng những bước tiến dài trong quan hệ chính trị – ngoại giao giữa hai nước, quan hệ hợp tác kinh tế Pháp – Việt đã phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư và tài chính.