Thời gian trước khi Mỹ bãi bỏ cấm vận với Việt Nam, Pháp là nước phương Tây viện trợ trở lại cho Việt Nam sớm nhất vào năm 1989. Khoản viện trợ của Pháp cho Việt Nam đã tăng từ mức 5 triệu FF năm 1989 lên tới 45 triệu FF trong năm 1990 [58,tr.41], năm mà các biện pháp cải cách của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Những năm tiếp theo, thông qua các chuyến thăm viếng lẫn nhau, quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển, nguồn ODA của Pháp viện trợ cho Việt Nam cũng ngày càng tăng. Tháng 1/1991, thông qua chuyến thăm của Ngoại trưởng Pháp Roland Dumas, Pháp đã chính thức tuyên bố nối lại viện trợ phỏt triển cho Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam giải toả quan hệ với cỏc tổ chức tài chớnh và tiền tệ quốc tế. Do đó ODA của Pháp năm này đã tăng lên 95 triệu FF, gấp hơn 2 lần so với năm 1990 [58,tr.41]. Tháng 5/1992, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam - Nguyễn Mạnh Cầm đã đi thăm Pháp và kết quả là Pháp tuyên bố tăng viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam lên 130 triệu FF [33,tr.41]. Tiếp đó, Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Phan Văn Khải đã đi thăm Pháp. Trong chuyến đi này, chính phủ Pháp đã tuyên bố tăng viện trợ cho Việt Nam lên 180 triệu FF, và
70
lúc này Pháp trở thành nước cung cấp viện trợ lớn thứ 3 cho Việt Nam, sau Nhật Bản và Thuỵ Điển [31,tr.43].
Năm 1993 là cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ Pháp – Việt. Trong chuyến đi này Tổng thống Pháp đã cam kết tăng gấp đôi viện trợ cho Việt Nam trong năm 1993 (lên tới 360 triệu FF [36,tr.198]) và tỏ rõ thái độ ủng hộ Việt Nam tái hoà nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế. Tháng 7 năm 1993, Chính phủ Pháp đã quyết định viện trợ không hoàn lại cho 50 triệu USD cho Việt Nam để trả nợ cho IMF nhằm giúp Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế [36,tr.199]. Trên cơ sở này, Hội nghị các bên viện trợ cho Việt Nam với sự có mặt của 20 quốc gia và 16 tổ chức quốc tế đã được tổ chức lần đầu tiên tại Paris dưới sự bảo trợ của Pháp, Ngân hàng Thế giới và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Với sự vận động của Pháp, 18 quốc gia và 3 tổ chức quốc tế đã đồng ý cho Việt Nam vay những khoản tín dụng và cam kết viện trợ phát triển chính thức 1,86 tỷ USD cho Việt Nam [36,tr.199]. Số ODA này đã giúp Việt Nam thúc đẩy công cuộc cải cách kinh tế xã hội đang được tiến hành.
Bên cạnh sự ủng hộ viện trợ đối với Việt Nam, thời gian này Pháp cũng tích cực giải quyết vấn đề nợ nần với các nước và các tổ chức cho Việt Nam. Pháp đã vận động các nước trong Câu lạc bộ Paris thông qua một phương án trả nợ có lợi cho Việt Nam. Theo đó, Pháp và một số nước khác như Anh, Đức, Bỉ, Đan Mạch, Ý… đã xoá 50% tổng số nợ của Việt Nam với các nước này, đồng thời gia hạn thêm cho số nợ còn lại. Ngoài ra, Pháp còn giải toả 34 triệu FF của Việt Nam bị phong toả năm 1954 tại ngân hàng Pháp [86,tr.17]. Tiếp theo, trong Hiệp định song phương về giải quyết nợ, Pháp đã đồng ý xoá 1,216 tỷ FF trong số 2,4 tỷ FF tín dụng [31,tr.44] được Quỹ phát triển Pháp cung cấp. Pháp còn đứng ra vận động và tổ chức một số biện pháp khác nhằm hỗ trợ Việt Nam như ngân hàng BFCE của Pháp cùng EXIMBANK của Nhật
71
đồng chủ trì việc ký kết tại Paris ngày 22/9/1993 hiệp định cho Việt Nam vay tín dụng bắc cầu (Pháp cho Việt Nam vay 33 triệu FF) [36,tr.199]. Với sự giúp đỡ đó, tháng 10/1993 Việt Nam đã thanh toán xong nợ với IMF. Đến tháng 11/1994 tại hội nghị lần thứ hai các nhà tài trợ quốc tế, Pháp đã vận động các nước và các tổ chức quốc tế cam kết tài trợ cho Việt Nam gần 2 tỷ USD [36,tr.199]…
Cũng ra đời vào tháng 10/1993, trong khuôn khổ nghị định thư về hợp tác Việt Pháp năm 1992, Dự ỏn tài chớnh Phỏp – Việt nhằm mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ Việt Nam về quản lý và kiểm tra tài chính đồng thời tăng cường trao đổi kinh nghiệm hai nước về việc sử dụng các công cụ tài chính điều hành kinh tế, đã hỗ trợ thiết thực cho qua trình cải cách và đổi mới kinh tế của Việt nam. Việc thực hiện các mục tiêu trên đây của Dự án được giao cho cơ quan Công ích Hỗ trợ phát triển trao đổi công nghệ, kinh tế và tài chính - ADETEF đảm nhiệm. Ngoài các khoá học, Dự án đã hợp tác chặt chẽ với các đối tác Việt Nam tổ chức nhiều cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm hai bên về các vấn đề mà Việt Nam quan tâm trong lĩnh vực tài chính. Liên quan tới các hoạt động của Dự án tài chính Pháp - Việt còn phải kể đến chương trình hiện đại hoá hệ thống tin học Kho bạc Nhà nước được thực hiện với sự cố vấn từ phía dự án trong việc kỹ thuật xử lý và sắp xếp thông tin ngân sách cho Kho bạc Trung ương, Bộ Tài chính cũng như cho các cơ quan Chính phủ. Có thể nói rằng chính sự hợp tác chặt chẽ và nội dung trao đổi phong phú giữa hai nước thông qua Dự án tài chính Pháp - Việt đã mở ra triển vọng mới tốt đẹp cho hợp tác song phương trong lĩnh vực này.
Quan hệ tài chính song phương Pháp – Việt được tăng cường hơn nữa qua chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé năm 1994. Qua đó, viện trợ của Pháp cho Việt Nam lên tới mức 425 triệu FF [58,tr.41] dưới các hình thức viện trợ không hoàn lại, vay lãi suất thấp và tín dụng tư
72
nhân được nhà nước đảm bảo. Sau khi Pháp giữ chức chủ tịch liên minh Châu Âu ngày 1/1/1995 và sau chuyến đi thăm chính thức Cộng hoà Pháp của chủ tịch Lê Đức Anh ngày 7/5/1995, mối quan hệ Pháp – Việt đã được thắt chặt hơn nữa. Nhờ vậy, viện trợ của Pháp dành cho Việt Nam năm 1995 vẫn ở mức khá cao (410 triệu FF) [31,tr.44]. Năm 1996, Việt Nam và EU đã ký kết văn bản “Tiến tới hợp tác trong mọi lĩnh vực” giai đoạn 1996-2000, theo đó Pháp và EU đã chính thức cam kết giúp Việt Nam hội nhập kinh tế và tài chính khu vực và thế giới.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Pháp J.Chirac và Hội Nghị cấp cao lần thứ 7 các nước có sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội tháng 11/1997 đã đánh dấu cột mốc trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa 2 nước, trong đó viện trợ của Pháp dành cho Việt Nam vẫn được chú trọng. Trong 2 năm 1998 và 1999, mặc dù bị tác động của khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á nhưng viện trợ của Pháp dành cho Việt Nam vẫn không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên trong thời gian này, tỷ lệ giải ngân có phần sút giảm.
Cho tới năm 1998, Cộng Hoà Pháp trở thành nhà tài trợ song phương lớn thứ hai của Việt Nam (sau Nhật Bản) với hỗ trợ phát triển chính thức hàng đầu cho Việt Nam thông qua các nghị định thư tài chính từ năm 1993 - 1998 là 1,32 tỷ FF trong đó 560 triệu FF là viện trợ không hoàn lại; 270 triệu FF là tín dụng thương mại của các ngân hàng Pháp [58,tr.41]. Tới năm 1999, Chính phủ Pháp đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 2.750 triệu FF, trong đó viện trợ không hoàn lại chiếm gần 27% [31,tr.43] chưa kể nhiều khoản tài trợ nhân đạo thông qua các tổ chức NGO. Tháng 12/1999, Pháp giảm danh sách các đối tượng được nhận viện trợ 100 nước xuống 53 nước nhưng vẫn giữ Việt Nam trong danh sách này [31,tr.43].
Diễn đàn kinh tế, tài chính Pháp - Việt chính thức được thành lập nhân chuyến thăm Pháp của Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu
73
vào tháng 05 năm 2000. Với mục đích tăng cường đối thoại về chính sách kinh tế và thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên cơ sở trao đổi cởi mở, diễn đàn là một công cụ hợp tác độc đáo bổ trợ cho các hoạt động truyền thống trong lĩnh vực hỗ trợ chuyên môn. Sự ra đời của diễn đàn đáp ứng nguyện vọng chung của cả hai bên nhằm bàn bạc để tỡm ra những định hướng quan trọng trong chính sách kinh tế và phát triển của Việt Nam trong thời kỳ quá độ và mở cửa nền kinh tế. Các đại biểu tham dự diễn đàn được trao đổi thẳng thắn về những chính sách của Việt Nam trên cơ sở tôn trọng những định hướng do Việt Nam lựa chọn, phân tích khách quan những thành công và thất bại rút ra từ kinh nghiệm của Pháp đồng thời chia sẻ những thông tin và hiểu biết về môi trường kinh tế quốc tế. Diễn đàn là nơi giao lưu và đối thoại của khoảng 50 các quan chức cấp cao của hai nước, các đại diện của giới chính, của các cơ quan hành chính cấp cao, các doanh nghiệp, các trường đại học tại các phiên họp toàn thể hàng năm diễn ra trong 2 ngày. Ngoài ra, Diễn đàn cũn cú sự tham gia của cỏc nhà nghiờn cứu, cỏc chuyờn gia Phỏp và Việt Nam thụng qua cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu chuyên đề. Việc xuất bản bằng tiếng Việt các tài liệu tham khảo, các công trỡnh nghiờn cứu của cỏc chuyờn gia Phỏp khiến diễn đàn thực sự là nơi phổ biến kinh nghiệm và tri thức.
Cựng với sự ra đời của diễn đàn trờn, hỗ trợ phát triển ODA của Pháp dành cho Việt Nam năm 2001 đạt 72 triệu euro và năm 2002 đạt 106 triệu euro. Như vậy đến hết năm 2002, Việt Nam đó nhận được tổng số vốn ODA giải ngõn lờn tới 77,1 triệu euro [79,tr.8]. Đặc biệt, vào thỏng 10/2002, nhân chuyến thăm Pháp cấp nhà nước của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, cựng với việc ký hiệp định liờn chớnh phủ đó chính thức hoá giai đoạn hai của Diễn đàn kinh tế, tài chớnh Phỏp - Việt, Phỏp cũn thành lập một Quỹ đoàn kết ưu tiên là “Hỗ trợ Việt Nam trong quá trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế”.
74
Chương trỡnh này đó đi vào hoạt động từ ngày 23/2/2003, góp phần tăng vốn ODA của Pháp năm 2003 là 103 triệu euro [23,tr.9].
Trong những năm này, xu hướng tài trợ không hoàn lại của Pháp cho Việt Nam đã giảm dần, chỉ chiếm khoảng 4,4% [23,tr.8] trong tổng vốn ODA của Pháp dành cho Việt Nam, trong khi các khoản vay kho bạc Pháp và tín dụng ngân hàng có bảo lãnh của cơ quan bảo hiểm tín dụng Pháp COFACE lại tăng dần. Điều này chứng tỏ rằng với tỷ lệ giải ngân cao, Việt Nam đã dần tạo được niềm tin cho các nhà viện trợ, nhà đầu tư Pháp. Hơn nữa nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có những bước tăng trưởng mạnh khiến Việt Nam trước chủ yếu nhận viện trợ không hoàn lại nay đã dần trở thành đối tác tài chính của Pháp. Cho đến hết năm 2003, Việt Nam vẫn là nước nhận ODA của Pháp lớn nhất Châu Á, và Pháp là nước tài trợ lớn thứ hai cho Việt Nam, không kể các tổ chức đa phương như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng châu Á. Với tỷ lệ giải ngân viện trợ trên 50%, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ giải ngân cao nhất trong số những nước đuợc Pháp viện trợ. Đặc biệt trong giai đoạn 2000 - 2005 tỷ lệ giải ngõn cũn đạt mức 69,1% [27,tr.9]. Thành công này là nhờ có sự phối hợp tốt giữa hai bên: thứ nhất là do Việt Nam có khả năng diễn giải cho phía Pháp các lĩnh vực ưu tiên đầu tư và thứ hai là phía Pháp thường xuyên phối hợp với Bộ kế hoạch - đầu tư và các tỉnh thụ hưởng dự án.
Những năm gần đây, Pháp liên tục tăng ODA cho Việt Nam, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005, đỳng như cam kết tại Hội nghị cỏc nhà tài trợ thỏng 12/2004, Phỏp tăng ODA cho Việt Nam cao gấp 3 lần so với năm 2004, lờn tới 334 triệu euro[27,tr.9]. Với khoản cam kết tài trợ dành cho Việt Nam năm 2006 lờn tới 340 triệu Euro, Phỏp cũng xác định các ưu tiên cho hoạt động hợp tác của mỡnh với Việt Nam trong năm này, trong đó tính đến những
75
ưu tiên mà Chính phủ Việt Nam sẽ quyết định cho kế hoạch phát triển kinh tế - xó hội 5 năm (2006 - 2010) [24].
Trong nhiều năm, ODA của Phỏp tăng đều đặn nhưng tỷ trọng ODA của Phỏp trờn tổng số lại giảm do tổng số vốn ODA của Việt Nam tăng nhanh. Tớnh tới thời điểm này, Phỏp là nước đứng đầu Chõu Âu về về tài trợ song phương và đứng thứ hai thế giới về viện trợ ODA cho Việt Nam, với tổng số vốn khoảng 1 tỷ USD trờn tổng số 3,74 tỷ USD [33]. Hơn 200 dự ỏn đã và đang được thực hiện tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực: đào tạo, phát triển nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng trong giao thông vận tải và viễn thông. Việt Nam là một trong ít nước được hưởng cả ba kênh viện trợ tài chính của Pháp. Ngoài viện trợ phát triển chính thức từ Ngân khố và cho vay ưu đói (vay nợ lãi kho bạc với lãi suất 1%/năm, tín dụng thương mại của các ngân hàng Pháp), Phỏp cũn cung cấp cho Việt Nam 2 kờnh viện trợ tài chính khác như viện trợ cho vay ưu đói từ Cơ quan phát triển Phỏp (AFD) và từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP). Viện trợ phỏt triển chớnh thức của Phỏp bao gồm 25% [27,tr.11] là viện trợ khụng hoàn lại, cũn lại chủ yếu là vốn vay ưu đói từ Quỹ dành cho cỏc nước phỏt triển (RPE) hoặc của Cơ quan phỏt triển Phỏp.
Đến nay, hoạt động tài chính của Pháp tại Việt Nam chủ yếu thông qua các cơ quan và phương tiện sau:
Thương vụ thuộc Đại Sứ Quỏn (ĐSQ) Phỏp tại Việt Nam là cơ quan đại diện cho Bộ Kinh tế, Tài chớnh và Cụng nghiệp của Phỏp(MINEFI) tại Việt Nam, cú hai trụ sở chớnh ở Hà Nội và TP. Hồ Chớ Minh. Thương vụ ĐSQ Phỏp cú vai trũ là cơ quan ngoại giao về kinh tế và hỗ trợ cỏc doanh nghiệp Phỏp trờn thị trường Việt Nam. Hình thức hỗ trợ tài chính chủ yếu là dưới dạng cho vay ưu đãi. Từ năm 1989 đến nay, Thương vụ ĐSQ Pháp đă tích
76
cực hỗ trợ tài chính cho các dự án hạ tầng trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau như cấp nước, xử lý rác thải, giao thông, môi trường, năng lượng và quy hoạch đô thị. Cải tiến công tác quản lý năng lượng tại các đô thị cũng là một trong những mục tiêu hỗ trợ của của cơ quan này. Ngoài ra, Thương vụ ĐSQ Pháp còn thiết lập một cơ chế phối hợp đều đặn, theo lĩnh vực hoạt động với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á, và mới đây là với Ngân hàng Đầu tư Châu Âu để xem xét các cơ hội đồng tài trợ dự án và rộng hơn nữa để phối hợp các hoạt động của các cơ quan này.
Cơ quan phát triển Pháp (AFD), thuộc Bộ ngoại giao và Bộ kinh tế - tài chính và công nghiệp Pháp, là cơ quan trụ cột của Pháp trong lĩnh vực viện trợ phát triển, thực hiện các dự án viện trợ chính thức của chính phủ Pháp ở hơn 80 nước trên thế giới. Cơ quan phát triển Pháp có mặt ở Việt Nam từ ngày 4 tháng 6 năm 1994. AFD cho vay ưu đãi để tài trợ cho các dự án hoặc các chương trình lớn trong khu vực sản xuất. Hoạt động của Cơ quan này tập trung theo ba hướng chính: Thứ nhất là hiện đại hoỏ nụng nghiệp và nụng thụn - nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh, cung cấp những dịch vụ cơ bản cho người dân; Thứ hai là cơ sở hạ tầng liên quan đến nước (thủy lợi,