MuammarGaddafi – Nhà lãnh đạo độc tài

Một phần của tài liệu Cuộc chiến tranh ở Libya (2011 nguyên nhân, diễn biến và tác động (Trang 37)

Cơ sở của cấp độ phân tích cá nhân chính là con ngƣời. Tuy nhiên trong 2 quan điểm cơ sở chính của cấp độ phân tích cá nhân là “bản chất con ngƣời” và “cá nhân lãnh đạo”, quan điểm chiến tranh xuất phát từ bản chất của con ngƣời là cách lý giải không thỏa đáng. Vì nó không giúp chúng ta hiểu tại sao có những nhà lãnh đạo xấu xa gây ra chiến tranh trong khi có những nhà lãnh đạo xấu xa không gây ra chiến tranh. Hoặc có những nhà lãnh đạo tốt khiến chiến tranh nổ ra trong khi có những nhà lãnh đạo tốt không gây ra điều này. Chính vì vậy, phần này tập trung phân tích quan điểm “chiến tranh xuất phát từ cá nhân nhà lănh đạo” mà cụ thể ở đây là Đại tá Muammar Gaddafi. Tính cách làm nên sự khác biệt. Tính cách của Gaddafi có vai trò nhƣ thế nào đối với cuộc chiến tranh ở Libya nổ ra? Có điều gì đó trong tính cách của Gaddafi đã góp phần quan trọng dẫn đến chiến tranh. Trong suốt quá trình hình thành, phát triển và kết thúc cuộc chiến tranh ở Libya có lẽ đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

40

Theo Gerrold Post – nhà tâm lý học chính trị thuộc Đại học George Washington - “Ngôn ngữ và hành vi của Đại tá Muammar Gaddafi cho thấy cựu lãnh đạo Libya mắc hội chứng yêu bản thân thái quá21 (malignant narcissism).”[86] Phân tích ngôn ngữ của Gaddafi cho thấy ông rất yêu bản thân. Gaddafi từng nói với phóng viên nƣớc ngoài rằng mọi ngƣời dân Libya đều yêu và bảo vệ ông. Ông còn cho rằng những kẻ nào không yêu mến ông thì không đáng sống. Năm 2009 sau cuộc họp thƣợng đỉnh của các nƣớc Ảrập ở Qatar, Gaddafi tuyên bố ông là một nhà lãnh đạo quốc tế, là lãnh đạo của các lãnh đạo Ảrập, là vua của các vị vua châu Phi và là lãnh tụ của chủ nghĩa Hồi giáo. [86] Vị thế quốc tế của ông không cho phép ông ở một vị trí thấp hơn. Phân tích hành vi của Gaddafi cho thấy ông luôn muốn mình đƣợc tôn trọng và trở thành tâm điểm chú ý của mọi ngƣời. Ông luôn di chuyển cùng với một đội cận vệ gồm toàn phụ nữ xinh đẹp. Họ mặc quân phục và trang điểm. Gaddafi mặc những bộ trang phục có màu sắc sặc sỡ khiến mọi ngƣời phải chú ý, thƣờng tiếp khách trong một chiếc lều của ngƣời Bedouin. Ông từng dựng một lều nhƣ vậy khi tới Mỹ vào năm 2009, trong một biệt thự mà ông thuê của tỷ phú Donald Trump tại thành phố Bedford, New York.[86]

Thứ hai, tiếp cận ở góc độ tâm lí học chúng ta rất khó chứng minh có một nỗi sợ tồn tại trong con người Gaddafi . Tuy nhiên vì đã chứng minh được Gaddafi mắc chứng bê ̣nh “yêu bản thân quá mức” do đó trong ông tồn tại một nỗi sợ (bất an) vô hình cũng như cá c nhà lãnh đạo bi ̣ mắc chứng bê ̣nh này như Napoleon , Hitler, Idi Amin22,… Nỗi bất an được thể hiê ̣n qua hành động đàn áp biểu tình của Gaddafi đã thực sự đẩy xung đột ngày càng tăng trong xã hội Libya . Ở giai đoạn đầu của cuộc chiến, chính tính cách độc đoán của Gaddafi đã làm mâu thuẫn giữa ngƣời dân và chính phủ ngày càng tăng, cuối cùng dẫn đến chiến tranh bùng nổ. Khi mâu thuẫn nảy sinh giữa ngƣời dân và chính phủ, Gaddafi có sự lựa chọn nên xoa dịu, tìm cách không để mâu thuẫn leo thang thành xung đột hoặc đàn áp ngƣời dân chống lại mình. Nhƣng với tính cách độc đoán, Gaddafi cho rằng các nƣớc phƣơng Tây và tổ

21 Hội chứng yêu bản thân thái quá là một dạng bệnh xuất hiện và đƣợc đƣa vào danh sách các dạng bệnh thần kinh. Đây là dạng bệnh thần kinh mà biểu hiện của nó là ngƣời bệnh luôn tự cho rằng mọi điều thuộc về mình là đúng, hoặc hành xử một cách thái quá, độc đoán tuỳ hứng cá nhân mà không bao giờ đồng tình với ý kiến của ngƣời nào khác. Kiểu hành xử này có liên quan đến biểu hiện của chứng tâm thần nhƣng ở mức nhẹ. Có tới một nửa trong số những ngƣời đƣợc chẩn đoán mắc chứng tự yêu bản thân đặt ra các tiêu chuẩn cho ngƣời khác và sắp xếp để họ hành động theo ý muốn của mình, đơn giản nhƣ việc ép họ cùng tham gia vở kịch do chính ngƣời bệnh dựng lên. Dạng khủng hoảng này đƣợc xem là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học, bởi riêng việc phân biệt biểu hiện của bệnh với tính cách của ngƣời độc đoán là một điều không dễ dàng.

22 Idi Amin, nhà độc tài từng cai trị Uganda từ năm 1971 tới 1979, luôn bất an vì nền tảng học vấn thấp. Vì thế ông ta sẵn sàng dùng những biện pháp tàn bạo nhất để đàn áp sự chống đối của tầng lớp trí thức.

41

chức khủng bố Al Qaeda xúi giục ngƣời dân chống lại ông. Thậm chí ông còn nghĩ những ngƣời chống ông đã uống thuốc gây ảo giác nên không hề biết họ làm gì. Thêm vào đó, Gaddafi cảm thấy bất an khi vị trí của ông ta bị đe dọa. Chính vì vậy, Gaddafi đã thằng tay đàn áp làn sóng biểu tình chống chính phủ. Điều này vô hình đã làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân và chính phủ do Gaddafi đứng đầu ngày càng gay gắt. Và chiến tranh nổ ra là điều tất yếu khi mà mâu thuẫn không thể dung hòa giữa hai bên.

Khiếm khuyết tiếp theo của Gaddafi chính là tính cách ngạo mạn , kì dị, phô trương, thể hiê ̣n qua tư tưởng chống phương Tây và n hững phát ngôn cứng rắn đối với phương Tây trong suốt quá trình cầm quyền của ông . Chính điều này làm cho hình ảnh của Gaddafi trong con mắt người phương Tây rất xấu và khi ến phương Tây có thêm lý do, động lực để quyết lật đ ổ bằng được chính quyền của ông . Tƣ tƣởng chống phƣơng Tây của Gaddafi đƣợc thể hiện trong suốt 42 năm cầm quyền của ông ở Libya. Sau khi lên nắm quyền vào năm 1969, Gaddafi đã “biến Libya thành một thiên đƣờng cho những ngƣời chống phƣơng Tây cực đoan, nơi bất kỳ nhóm nào, đều có thể nhận đƣợc vũ khí và hỗ trợ tài chính, chỉ cần các nhóm này tuyên bố chiến đấu chống lại chủ nghĩa đế quốc.”[78] Trong suốt thập niên 1970, chế độ của Gaddafi dính líu vào những âm mƣu phá hoại và khủng bố tại các quốc gia Arab và không thuộc Arab. Gaddafi đƣợc xem là ngƣời cung cấp tài chính cho các nhóm khủng bố[87] nhƣ Nhóm Tháng Chín Đen (Black September) gây ra vụ thảm sát tại Olympics mùa hè tại Munich (Đức) năm 1972; Tổ chức Quân đội Cộng hòa Ailen – IRA (Irish Republican Army) – một trong những tổ chức tội phạm lớn23 và có tổ chức nhất ở Châu Âu, Lực lƣợng Vũ trang Cách mạng Colombia – FARC (Revolutionary Armed Forces of Colombia) – Tổ chức du kích cánh tả ở Colobia có các hoạt động liên quan đến buôn bán thuốc phiện, khủng bố; Trùm khủng bố ngƣời Venezuela Carlos (Carlos the Jackal). Các tổ chức và nhóm khủng bố đƣợc tài trợ bởi Gaddafi này đã thực hiện nhiều hoạt động khủng bố ở các nƣớc phƣơng Tây nhƣ Đức, Pháp, Anh,… Điều này tạo ra hình ảnh rất xấu của Gaddafi và chính quyền của mình trong con mắt của ngƣời phƣơng Tây. Quan hệ giữa Gaddafi và các nƣớc phƣơng Tây ngày càng căng thẳng trong thời gian này.

Căng thẳng giữa Libya và phƣơng Tây lên tới đỉnh điểm thời chính quyền Ronald Reagan, với mục đích loại bỏ Gaddafi. Chính quyền Reagan coi Libya là một nhà nƣớc hiều chiến bởi lập trƣờng không thoả hiệp của họ về vấn đề độc lập của ngƣời Palestine, sự ủng hộ của họ cho nhà nƣớc Iran cách mạng trong cuộc chiến năm 1980–1988 chống lại Iraq của Saddam Hussein, và việc họ hỗ trợ các

42

"phong trào giải phóng" ở thế giới thứ ba. Reagan đã gọi Gaddafi là "con chó điên của Trung Đông". Tháng 12 năm 1981, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ không cấp các Hộ chiếu Hoa Kỳ cho việc du lịch tới Libya, và vào tháng 3 năm 1982, Hoa Kỳ tuyên bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Libya và xuất khẩu tới Libya các sản phẩm công nghệ hoá dầu của Hoa Kỳ; các quốc gia châu Âu cũng nhanh chóng thực hiện điều này.”…

Ở giai đoạn sau , khi xung đô ̣t phát triển thành chiến tranh , trong những bài phát biểu gay gắt và cứng rắn ở Tripoli hồi tháng 2 và tháng 3 năm 2011, ông Gaddafi đã liên tục thách thƣ́c phƣơng Tây t ấn công Libya. Gaddafi cũng tỏ thái độ coi khinh, không thèm đếm xỉa gì đến rất nhiều đề xuất và thƣơng lƣợng đƣợc các nhà lãnh đạo phƣơng Tây đƣa ra. Thậm chí, Gaddafi không ngần ngại tuyên bố công khai ý định sẽ “làm thịt toàn bộ một thành phố nhƣ lũ chuột”, cụm từ thƣờng đƣợc ông này dùng để miêu tả phe nổi dậy. Thái độ này của ông Gaddafi rõ ràng là khiêu khích, thách thức và chọc tức phƣơng Tây.

Chính việc đề cao tƣ tƣởng chống Đế quốc, viện trợ cho các phong trào khủng bổ chống phƣơng Tây trong quá khứ, sau đó là việc “mở cửa không thực chất” đối với phƣơng Tây từ năm 2003 đã khiến Gaddafi gặp nhiều bất lợi trong cuộc chiến ở đất nƣớc ông nắm quyền. Hình ảnh của Gaddafi trong mắt ngƣời phƣơng Tây rất xấu. Khi chiến tranh nổ ra giữa phe Nổi dậy và phe Chính quyền, không một nƣớc phƣơng Tây nào ủng hộ phe của Gaddafi. Không những thế, phƣơng Tây còn nhân cơ hội này bằng mọi giá xóa xổ một chính quyền luôn chống đối họ nhƣ chính quyền Gaddafi . Đối với các nhà lãnh đạo khác tình hình sẽ không giống nhƣ

Gaddafi.24

24 Tính đến thời điểm tác giả hoàn thành luận văn này 07/2012, mô ̣t quốc gia khá c cũng bi ̣ ảnh hƣởng của “mùa xuân Arab” là Syria đã xảy ra xung đô ̣t ba ̣o lƣ̣c và đƣ́ng trƣớc bờ vƣ̣c nô ̣i chiến . Tình hình ở Syria (2012) không khác tình hình ở Libya (2011) nhiều nhƣng phƣơng Tây dƣờng nhƣ tránh can thiê ̣p quân sƣ̣ vào Syria. Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho hành động này , tuy nhiên vấn đề trên có thể phân tích tƣ̀ góc đô ̣ cá nhân nhà lãnh đa ̣o . Có thể thấy tính cách của Bashar al -Assad và Gaddafi hoàn toàn khác nhau . Thứ nhất, trong khi Gaddafi nhƣ đã nêu ở trên nga ̣o ma ̣n , khiêu khích, thách thức và không thỏa hiê ̣p với phƣơng Tây thì Bashar al-Assad khéo léo hơn. Tổng thống Syria luôn th ể hiện sự điềm tĩnh, thận trọng, có tiến có lui đúng thời điểm. Một mặt, ông Assad chỉ trích phƣơng Tây hậu thuẫn cho lƣ̣c lƣơ ̣ng nối loa ̣n chống chính phủ nhƣng mặt khác ông luôn bày tỏ sự sẵn sàng đối thoại, sẵn sàng thực hiện những cải cách chính trị và đàm phán với phƣơng Tây . Những phát biểu của Tổng thống Assad cũng tỏ ra chừng mực hơn, lịch sự hơn dù không kém phần quyết liệt. Thực sự, ông Assad cũng cứng rắn không kém ông Gaddafi nhƣng cách thức ông này thể hiện sự cứng rắn lại khôn khéo hơn rất nhiều. Thứ hai, trong khi Gaddafi có lối sống kì di ̣ và bi ̣ truyền thông phƣơng Tây khai thác để xây dƣ̣ng hình ảnh không mấy tốt đe ̣p . Tổng thống Assad lại giữ kín cuộc sống cá nhân, giữ một hình ảnh khá bình dị và gần nhƣ không có tì vết. Vì thế, báo chí phƣơng Tây không khai thác đƣợc nhiều yếu điểm của ông Assad để khiến thế giới chống lại ông ta. Thứ ba, cũng vì tính cách của mình, cựu Tổng thống Gaddafi hầu nhƣ không có bạn bè nên khi bị phe nổi dậy và phƣơng Tây

43

Tóm lại, tính cách của Gaddafi là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chiến tranh ở Libya (2011), thậm chí nó quyết định tính chất và hệ quả của cuộc chiến này.

Một phần của tài liệu Cuộc chiến tranh ở Libya (2011 nguyên nhân, diễn biến và tác động (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)