Mảnh trăng cuối rừng (1970)

Một phần của tài liệu Lí luận văn học (Trang 30 - 31)

- Sân khấu hiện đại: kịch thơ, hài kịch, bi kịch, kịch câm.

29) mảnh trăng cuối rừng (1970)

Nếu Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình đã phản ánh được cuộc đối mặt của dân tộc Việt Nam với quân xâm lược và bọn bán nước ở miền Nam lửa cháy thì Mảnh trăng cuối rừng của

Nguyễn Minh Châu lại đưa ta trở về miền Bắc hậu phương lớn của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Câu chuyện kể về một cuộc tình ngẫu nhiên gặp nhau. Trên con đường Trường Sơn năm ấy – con đường Hồ Chí Minh huyền thoại, động mạch chủ đưa hồng cầu tiếp tế chi viện mọi tài lực cho miền Nam, những cô gái thanh niên xung phong, những chàng trai lái xe thường xuyên đối mặt với lũ giặc trời và đặc biệt với những trận mưa bom tọa độ B52 khủng khiếp. Nơi ấy có một bầu trời luôn lập lòe pháo sáng, luôn gầm rít tiếng máy bay quần đaỏ, luôn xé rách màng nhĩ bởi tiếng bom, tiếng súng. Vậy mà mảnh trăng ấy cứ đứng yên như một mảnh bạc ở phía cuối rừng làm thanh thản lòng người như sự thách đố phủ định chiến tranh, nó là mơ ước của những người trong cuộc chiến về một ngày mai thanh bình sau cuộc chiến. Mảnh trăng cuối rừng gợi nhớ câu

thơ Phạm Tiến Duật:

Và vầng trăng, vầng trăng đất nước Vượt lên trên quầng lửa lại lên cao.

Đặt tên như vậy Nguyễn Minh Châu muốn nói rằng đất nước này, con người Việt Nam này, những Lãm, những Nguyệt này vẫn thanh thản trong cuộc chiến. Cái thanh thản rất cần thiết để có sức mạnh, sức mạnh để chiến thắng, sức mạnh để thủy chung trong tình yêu.

1. Kiểu sáng tácvăn học là những kiểu văn học xuất hiện trong từng thời đại và từng trào lưu văn học. Mỗi kiểu sáng tác văn học thể hiện một phương thức

Một phần của tài liệu Lí luận văn học (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w