- Sân khấu hiện đại: kịch thơ, hài kịch, bi kịch, kịch câm.
25) Vợ chồn gA Phủ (1953)
Để đi đến một cuộc hôn nhân thành vợ thành chồng, điều đơn giản nhất là người ta phải biết nhau, quen nhau, hiểu và yêu nhau và rồi phải có một đám cưới dù là bữa tiệc bằng chút cám nghẹn bứ họng như trong Vợ nhặt. Người ta cần phải có sự thừa nhận của mọi người chí ít là mẹ, cha của mình, làng xóm thân thích với mình…Mị và A Phủ hoàn toàn không có những điều trên: một người làm dâu gạt nợ, đã có nghi lễ “nhập ma” nhà thống lí, đã làm vợ của con trai nhà thống lí là A Sử; một người là súc nô làm công trả nộ. Trong đầu óc của Mị, bị thần quyền, bị những ràng buộc khắt khe của quan niệm xã hội, Mị không dám nghĩ đến một cuộc “vượt rào”, một sự phá bĩnh theo kiểu hôn nhân tự do phương Tây bây giờ.
Mị phải chạy theo A Phủ bởi cô đã cắt dây trói cho ngừơi đàn ông làm nô lệ trừ nợ ở nhà thống lí là A Phủ. Mị cứu A Phủ nên nếu Mị ở lại, Mị sẽ bị trừng phạt bằng cái chết. Bản năng sinh tồn và khát vọng sống mãnh liệt đã khiến Mị chạy theo một người đàn ông và cũng rất tự nhiên, họ được mọi người trong căn cú du kích Phiềng Sa gọi là vợ chồng A Phủ.
26) Mùa lạc
Mở đầu tác phẩm ta gặp nhân vật Đào đanh đá chua ngoa bên cạnh một chàng thanh niên rất điển trai trong mùa thu hoạch lạc trên mảnh đất Điện Biên, năm xưa là chiến trường và hôm nay là nông trường xanh tốt. Kết thúc tác phẩm mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối, nhân vật Đào hót véo von như con trẻ, một hạnh phúc mới đang chờ chị phía trước.
Trọn một mùa nông trường Điện Biên bội thu. Mồ hôi và bàn tay lao động đã được trả giá xứng đáng. Tuy nhiên cái mùa lạc thực chất của thiên truyện chính là mùa vui, mùa thu hoạch được hạnh phúc không ngờ của cô Đào. Như câu chuyện cổ tích, từ một người ngỡ như đã tuyệt vọng: không chồng, không con không nơi chốn quê quán bây giờ Đào đã có 3 thứ đó. Đúng là một mùa
lạc, mùa vui.