Tiếng hát con tàu

Một phần của tài liệu Lí luận văn học (Trang 28 - 29)

- Sân khấu hiện đại: kịch thơ, hài kịch, bi kịch, kịch câm.

23) Tiếng hát con tàu

Hình như sợ người đọc không hiểu và ngỡ ngàng khi so chiếu tên bài thơ và chính nội dung bài thơ nên Chế Lan Viên đã viết bốn dòng đề từ để giải thích tên tác phẩm. Có một phương trình rất độc đáo: Tây Bắc = Tâm hồn ta= Con tàu. Như vậy, Tiếng hát của con tàu là tiếng hát của tâm hồn ta là tiếng hát của Tây Bắc của Tổ Quốc, của những miền Đất nước đang kêu gọi người ta khai phá dựng xây, nói cách khác khi tâm hồn đã muốn cất lên tiếng hát, muốn trở về với cội nguồn, với nhân dân, khi tâm hồn đã đồng hóa với Tây Bắc với Tổ quốc thì người nghệ sĩ sẽ gặp được chính tài năng và cảm xúc của mình. Anh ta sẽ có những chuyến tàu tâm hồn chuyển bánh về phía đó dù có thể ngồi ở một nơi mà lắng nghe hết mọi cảm nhận để ca tụng nhân dân Tổ quốc.

24) Vợ nhặt (1955)

Đặt tên tác phẩm là Vợ Nhặt, Kim Lân đã gây một cú sốc cho độc giả. Nó gợi một tình huống đây không phảI là chuyện cưới vợ theo nghĩa truyền thống ngàn đời và đặc biệt hết sức thiêng liêng đối với người Việt. Người vợ này được nhặt như người đi đường ngẫu nhiên thấy một vật gì đó mà người ta vứt đi rồi nhặt lên. “Nhặt” có thể do tò mò, có thể dùng, có thể vứt, nói cách khác của nhặt nhạnh thường là thứ vô giá trị, người nhặt thường bất chợt ngẫu nhiên bắt gặp chứ không có chủ ý định sẵn. Người vợ được nhặt này gợi cho ta về một con người không bằng cái rơm, cọng cỏ, không bằng con vật bởi vì tình huống để nhặt cô ta về làm vợ của nhân vật Tràng hoàn toàn có thể hiểu được bởi nạn đói đang đe dọa sự tồn tại của mọi người. Theo trai về làm vợ người chỉ có một mục đích rất cụ thể là hi vọng được ăn, được tồn tại. Tuy nhiên, “Vợ nhặt” không chỉ nói về câu chuyện nhặt được vợ mà nó muốn trình bày quan niệm của Kim Lân đánh giá phẩm chất của người phụ nữ vì quá đói mà làm vợ người ta. Động từ “nhặt”ở đây mang ý nghĩa của tính từ: Nó là những giá trị vô cùng rẻ rúng của những sự vật được “nhặt”. “Vợ nhặt” có nghĩa là người vợ không có giá trị, một kiểu đặt tên gợi ta nhớ chuyện cổ tích như “Lấy vợ cóc” chẳng hạn.

Một phần của tài liệu Lí luận văn học (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w