Tâm tư trong tù

Một phần của tài liệu Lí luận văn học (Trang 27)

- Sân khấu hiện đại: kịch thơ, hài kịch, bi kịch, kịch câm.

18) Tâm tư trong tù

Mặc dù bài thơ viết dài nhưng hoàn cảnh, cảm xúc và mục đích của nó giống như một bản tự bạch, giống như một trang nhật kí trong tù. Lời tâm tư trước hết là dành để nói với mình bộc lộ cảm nhận của mình, chính vì vậy mà nó rất thật. Nó không vì một lí do bên ngoài chi phối, nó công khai bộc lộ cái buồn, cái u uất, cái tâm trạng nhớ cuộc đời thường ở ngoài nhà lao. Bài thơ vẫn chưa hòa hợp được giữa tình cảm và lí trí cho nên phần đầu Tố Hữu nhắc lại: “Cô đơn thay là cảnh trong tù” người đọc vẫn cảm nhận không nhàm, không giả tạo, còn phần sau là một sự tự vượt mình dùng lí trí tỉnh táo của người cách mạng để phủ nhận những cảm xúc bồng bột ban đầu, hai tư tưởng hai cách biểu hiện ngỡ như độc lập nhưng nó rất thật. Bởi đây là thơ của chàng thanh niên mười chín tuổi đầu phải nếm mùi tù tội.

19) Tây tiến

Tây ở đây là phía tây của địa hình đất nước Việt Nam ở vùng miền Bắc, là địa danh Tây Bắc lừng danh với chiến thắng Điện Biên là nơi gặt hái những tác phẩm văn chương nổi tiếng. Đây là một không gian hùng hiểm của núi rừng, có những đỉnh đèo cao chót vót, xuyên tầng mây, có những mái nhà bồng bềnh trong làn mưa trắng xóa, có những suối lũ có cọp hùm ban đêm. Địa danh ngỡ như hoang sơ này đã in dấu một đoàn quân phần lớn là thanh niên trí thức… Hà Thành khoác kiểu áo lính dấn thân một cách tình nguyện vui vẻ vào con đường trường chinh gai góc chỉ vì một mục đích là quăng máu xương để giữ vững lời thề độc lập mà mình đã tuyên thệ trên quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm ấy. Tây Tiến nghĩa là tiến về phía tây xác định một con đường ra đi không hẹn ngày trở lại, xác định một tư tưởng “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Đoàn quân ấy đã được mang cái dáng Tây Tiến đầy hào hùng và cũng đầy bi tráng. Người nhớ lại nó khi đã xa đoàn quân, khi đã ở đất đồng bằng vẫn cứ thấy rằng đã có một thời gắn bó với Tây Tiến thì dù chết, dù sống miền đất phía tây ấy vẫn là nơi đất đã hóa tâm hồn: “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy, Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

Một phần của tài liệu Lí luận văn học (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w