Đặc điểm khách của khách sạn

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động phục vụ buồng tại khách sạn Hà Nội Horison (Trang 27)

Khách sạn Hà Nội Horison là một trong số ít khách sạn tiêu chuẩn 5 sao trên địa bàn Hà Nội, với thị trường mục tiêu là khách cao cấp do đó khách hàng chủ yếu của khách sạn là khách quốc tế và khách công vụ trong nước. Tình hình khách có thể xem xét dưới các góc độ như : số lượt khách, phân loại khách theo quốc tịch, thời gian lưu trú, khả năng thanh toán cũng như tiêu dùng dịch vụ của khách trong khách san. Dưới đây là bảng thống kê số lượng khách trong 3 năm gần đây ( 2006, 2007, 2008 )

Năm Số lượt khách Tốc độ tăng liên hoàn

2006 76.258 100 %

2007 81.921 107.43 %

2008 76.193 93.02 %

Bảng 1 : Thống kê số lượt khách trong 3 năm

( Nguồn : phòng Sales –Marketing ks HN Horison)

Qua bảng số liệu thống kê tình hình số lượng khách ta thấy năm 2007 khách sạn có số lượng khách đông nhất với 81.921 khách, tổng số lượt khách tăng gần 6nghìn tương ứng với mức tăng 7,43 % so với năm 2006. Đến năm 2008 số lượng khách giảm gần 6 nghìn tức giảm 6,98 % so với năm 2007, và có số khách gần tương đương năm 2006.

Trong đó phân loại khách theo quốc tịch như sau: Qtịch

Năm

Nhật Bản Đức Việt Nam Khách khác

Slượng Tlệ% Slượng Tlệ% Slượng Tlệ% SLượng Tlệ%

2006 18.302 24 13.727 18 11.439 15 32.790 43

2007 20.644 25.2 15.647 19.1 13.435 16.4 32.195 39.32008 18.439 24.2 13.639 17.9 11.810 15.5 32.152 42.4 2008 18.439 24.2 13.639 17.9 11.810 15.5 32.152 42.4

Tổng 57.385 43.013 36.684 97.137

Bảng 2 : Phân loại khách theo quốc tịch

( Nguồn : phòng Sales –Marketing ks HN Horison) Tổng hợp số lượng khách theo quốc tịch trong 3 năm ta có được bảng số liệu và biểu đồ sau :

Quốc tịch Số lượt khách Tỷ lệ % Nhật Bản 57.385 24,5 Đức 43.013 18,4 Việt Nam 36.684 15,7 Quốc tịch khác 97.137 41,4 Tổng 234.219 100

Bảng 3 : Bảng tổng hợp lượt khách theo quốc tịch 3 năm gần 06, 07, 08

Biểu đồ 1 : Cơ cấu khách theo quốc tịch

Nhìn vào bảng số liệu phân loại khách theo quốc tịch trong 3 năm gần đay ta thấy 3 loại khách chủ yếu của khách sạn là Nhật Bản, khách Đức, và khách Việt Nam. Đặc biệt khách Nhật chiếm tỉ lệ khách cao nhất khoản ¼ tổng số khách của khách sạn.

Mặc dù khách sạn Nikko là một trong những khách sạn được người Nhật ưu tiên hàng đầu khi chọn khách sạn ở Hà Nội . Tuy nhiên với những chính sách ưu đãi đặc biệt với khách Nhật như giá cả, chất lượng dịch vụ tốt, đặc biệt là kênh bán hàng trực tiếp đã thu hút được lượng lớn khách Nhật tới với khách sạn.

Khách Đức lưu trú tại khách sạn thường là khách du lịch theo tour và một phần khách công vụ. Khách Việt Nam lưu trú ở khách sạn chủ yếu với mục đích công vụ, tham dự các hội thảo hội nghị hay ký kết hợp đồng làm ăn.

Thời gian lưu trú của khách : do khách lưu trú tại khách sạn với các mục đích khách nhau nên thời gian lưu trú của khách khác nhau, tuy nhiên thời gian lưu trú của khách chủ yếu là ngắn ngày. Có thể thấy qua bảng sau :

STT Thời gian lưu trú của khách Tỉ lệ (%)

1 1- 3 (ngày) 80,3 2 3 -7 (ngày) 12 3 7 ngày – 30 ngày 5 4 30 ngày – 90 ngày 1.2 5 90 ngày – 180 ngày 1 6 Trên 180 ngày 0.5

Bảng 4 : Thống kê thời gian lưu trú của khách

( Nguồn : Phòng Sale – Mar khách sạn Hà Nội Horison)

Thời gian lưu trú bình quân của khách là 12,65 ngày, do khách sạn có một phần lớn thuê dài hạn do đó làm thời gian lưu trú của khách tương đối cao. Trong đó thời gian lưu trú của khách ngắn ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 80,3% đây chủ yếu là khách đi du lịch, tiếp theo là khách lưu trú từ 4 -7 ngày, từ 7 ngày – 30 ngày, đây chủ yếu là loại khách công vụ đi với mục đích ký kết hợp đồng hay đi tham dự các hội thảo hội nghị, còn thời gian lưu trú dài từ 1 – 3 tháng, 3 -6 tháng, trên 6 tháng chiếm khoảng 3 %, đây chủ yếu là khách sống và làm việc tại Việt Nam, có mức thu nhập cao ở dài hạn tại khách sạn . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân loại khách theo mục đích chuyến đi khách đi theo tour chiếm khoảng 60 % tổng số khác, khoảng 30 % tổng số khách đi với mục đích công vụ và 10 % mục đích khác.

Chi tiêu của khách , khách chủ yếu sử dụng cho dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống chiếm tỉ lệ không cao, các dịch vụ bổ sung thấp khoảng 10% tổng số khách,

các dịch vụ bổ sung chủ yếu kinh doanh với khách địa phương nhất là các dịch vụ sức khỏe.

Qua phân tích về thông tin khách hàng của khách sạn Hà Nội Horison ta thấy khách mục tiêu của khách sạn mới chỉ tập trung vào một vài quốc tịch, thị trường khách Tây Âu, Bắc Mỹ có khả năng chi chỉ tốt thì chưa cao, hơn nữa trong cơ cấu tiêu dung của khách chủ yếu tiêu dùng cho dịch vụ lưu trú các dịch vụ bổ sung chưa nhiều, ảnh hưởng tới hiệu quả của kinh doanh khách sạn.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức lao động2.1.3.1. Mô hình tổ chức lao động:

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động phục vụ buồng tại khách sạn Hà Nội Horison (Trang 27)