PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH TRONG VIỆC PHÁT

Một phần của tài liệu Nhượng quyền kinh doanh trong việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần ở Việt Nam.docx (Trang 35 - 38)

3. Đánh giá chung về hoạt động nhượng quyền kinh doanh với việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH TRONG VIỆC PHÁT

ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VÀ GIỮ VỮNG THỊ PHẦN Ở VIỆT NAM

1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chuyển nhượng thương hiệu:

Để có một sân chơi lành mạnh cho tất cả các thành viên khi tham gia nhượng quyền kinh doanh, chúng ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là các văn bản quy định cũng như hướng dẫn thực hiện các thủ tục kí kết nhượng quyền kinh doanh. Các văn bản phải quy định rõ các điều khoản cũng như vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Có làm được điều này thì các doanh nghiệp mới có thể mạnh dạn tham gia thị trường franchise.

Trong các quy định phải phân biệt rõ giữa hợp đồng Franchise hay đơn thuần thuần là hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng thương mại… vì thực tế hiện nay đã có không ít sự nhầm lẫn giữa hợp đồng chuyển giao công nghệ với hợp đồng nhượng quyền kinh doanh.

2. Nâng cao nhận thức vai trò cuả các bên tham gia chuyển nhượng

Các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhượng quyền kinh doanh cần phải ý thức được trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình vì mục tiêu chung đó là kinh doanh thành công.

Các doanh nghiệp bên nhượng quyền cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với bên nhận quyền thông qua việc hỗ trợ giúp đỡ về mọi của hoạt động kinh doanh như: cách pha chế, cách bày trí, cách thức quản lý, đào tạo nhân viên…nhằm mục đích vừa kiểm soát để không xảy ra các vi phạm, vừa hỗ trợ bên nhận quyền có thể kinh doanh thành công.

Ngược lại, các doanh nghiệp nhận quyền phải tuân thủ các quy định đã đặt ra của bên nhượng quyền như: đảm bảo chất lượng sản phẩm (có thể nhập nguyên liệu từ doanh nghiệp chủ thương hiệu), phương thức kinh doanh, đặc biệt đảm bảo tính bảo mật về công thức chế biến hay phương thức kinh doanh… vì có như thế mới tạo được sự đồng bộ trong các mô hình nhượng quyền vói thương hiệu gốc.

Y thức được điều này thì cả hai bên sẽ nhận được rất nhiều lợi ích: về phía chủ thương hiệu sẽ tạo dựng được hình ảnh thương hiệu của mình ngày càng sâu trong tâm trí khách hàng từ đó tạo đà cho việc phát triển thương hiệu, mở rộng lĩnh vực kinh doanh.. giữ vững thị phần nội địa… Còn về phía doanh nghiệp nhận quyền kinh doanh có thể nhờ vào thương hiệu gốc mà có thể kinh doanh thành công, dần khẳng định chỗ đứng riêng của mình trên thương trường từ đó có thể tự kinh doanh và bảo vệ được thị phần của mình cũng như dễ dàng thu hút vốn đầu tư nếu muốn mở rộng kinh doanh.

3. Chú trọng công tác đăng kí và bảo hộ nhãn hiệu, hợp đồng chuyển nhượng

Để tránh hiện trạng các quyền lợi của các bên khi tham gia nhượng quyền có thể bị xâm phạm, tình trạng hàng giả hàng nhái rất khó kiểm soát thì bản thân các doanh nghiệp khi tham gia chuyển nhượng cần phải hết sức chú ý đến việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cũng như tính pháp lý của

hợp đồng. Bất kì một thương hiệu mạnh nào cũng phải đăng kí sở hữu trí tụê nhãn hiệu và biểu tượng, kể cả đối với những chi tiết nhỏ nhất như bàn ghế, cách bày trí, đồng phục, cách bày trí thức ăn….

Khi soạn thảo hợp đồng Franchise phải hết sức cẩn trọng, chính xác, nhằm đảm bảo quyền lợi cuả các bên trong các hoạt động chuyển nhượng thương hiệu. Đồng thời các hợp đồng này sau khi kí kết phải đem dăng kí tại cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng và đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia được pháp luật bảo hộ.

4. Nâng cao năng lực quản lý

Nâng cao năng lực quản lý là điều mà bất kì doanh nghiệp nào cũng phải hướng tới, vì trình độ quản lý ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chiến lược cũng như các quyết định kinh doanh. Đặc biệt điều này càng trở nên cấp thiết hơn trong nền kinh tế hội nhập với sự cạnh tranh gay gắt cả lành mạnh lẫn không lành mạnh. Các doanh nghiệp muốn tham gia hoạt động nhượng quyền phải đủ trình độ, năng lực quản lý thì mới có khả năng kiểm soát được các viên trong hệ thống vốn rất phức tạp.

Để nâng cao được năng lực quản lý không phải là việc đơn giản mà đòi hỏi người làm quản lý phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, làm việc một cách nghiêm túc để tích luỹ kinh nghiệm. Đồng thời tổ chức những buổi hội thảo nhằm tập hợp lấy ý kiến của các thành viên trong doanh nghiệp để tìm ra cách làm mới hiệu quả cho doanh nghiệp, bởi chỉ có những người đang trực tiếp làm mới có cái nhìn đúng đắn nhất và giải pháp tối ưu nhất.

Một phần của tài liệu Nhượng quyền kinh doanh trong việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần ở Việt Nam.docx (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w