Những nhược điểm:

Một phần của tài liệu Nhượng quyền kinh doanh trong việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần ở Việt Nam.docx (Trang 29 - 33)

3. Đánh giá chung về hoạt động nhượng quyền kinh doanh với việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần

3.2.1 Những nhược điểm:

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhượng quyền kinh doanh còn tồn tại khá nhiều nhiều nhược điểm.

3.2.1.1 Sự thiếu đồng bộ trong các mô hình nhượng quyền.

Sự khác biệt ở đây phải kể đến đó là sự khác nhau về giá cả và chất lượng, cũng như cách thức phục vụ, bày trí. Chúng ta thấy có rất nhiều doanh nghiệp được nhượng quyền đã tiến hành kinh doanh theo cách riêng của mình mà quên đi các ràng buộc ban đầu khi kí kết hợp đồng nhượng

quyền. Sự thiếu đồng bộ này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến uy tín cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.

Một ví dụ rất điển hình trong sự thiếu đồng bộ này chính là mô hình nhượng quyền của cafe Trung Nguyên. Bên cạnh sự thành công vượt bậc của Trung Nguyên khi thực hiện nhượng quyền thành công thì cũng xuất hiện những bất cập. Các cửa hàng nhượng quyền Trung Nguyên đã có sự khác biệt về giá cả, chất lượng cafe và cả cung cách phục vụ, mức độ đầu tư cho bày trí cũng có sự chênh lệch khác biệt rất lớn, thậm chí là cả câu khẩu hiệu tại các quán cafe Trung Nguyên. Cùng ta đã bắt gặp đâu đó những câu khẩu hiệu như: “ Khởi nguồn sáng tạo” “Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo” “Khơi nguồn sáng tạo”…

3.2.1.2 Thứ hai, những vi phạm trong hợp đồng franchise

Đó là những vi phạm về các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền như các loại phí, tính bảo mật về phương thức kinh doanh hoặc công thức chế biến. Hiện nay cũng có không ít các doanh nghiệp được nhượng quyền về lợi nhuận trước mắt đã thục hiện các sai phạm trong hợp đồng nhượng quyền. Xin đưa ra một ví dụ về việc vi phạm hợp đồng Franchise của một của hàng nhượng quyền cuả Phở 24. Theo đúng nguyên tắc, thí các tiệm kinh doanh của Phở 24 đều phải tuân thủ những quy định kinh doanh chung, từ cách trang trí nội thất, vật dụng đến quy trình nâú phở… Thế nhưng mới đây đã xuất hiện một cửa hàng nhượng quyền (franchisee) là trái quy định khi tìm cách tiết giảm chi phí hoạt động bằng cách giảm số lượng thịt trong tô phở, tắt máy lạnh…làm cho hình ảnh của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3.2.1.3 Sự rủi ro khi tiến hành nhượng quyền.

Sự rủi ro này không đơn thuần chỉ xảy ra với bên nhượng quyền mà cả bên nhận quyền cũng có.

+ Đối với bên nhượng quyền: Rủi ro lớn nhất đó là nguy cơ đánh mất tín của một thương hiệu, mất quyền kiểm soát thương hiệ và mối nguy từ các

đối thủ tiềm tàng cũng như những người nhượng quyền không trung thực, các thương hiệu “nhái” mà doanh nghiệp chủ thương hiệu không thể kiểm soát được.( Theo ông Nguyễn Trần Quang- chuyên gia tư vấn thương hiệu của Trung Nguyên cho biết: đến nay Trung Nguyên đã có hàng nghìn cửa hàng nhượng quyền trong và ngoài nước, nhưng cũng “có đến vài trăm cửa hàng của Trung Nguyên giả mà không thể kiểm soát được”) Ngoài ra còn có 4 rủi ro cho hợp đồng Franchise đặc biệt là khi không đăng kí. Đó là khả năng vô hiệu hợp đồng; không lấy được tiền bản quyền; không tính được phí chuyển nhượng; phạt hợp đồng.

+ Đối với bên nhận quyền : Các Franchisee cũng gặp một số rủi ro nhất định:

Không biết chắc khả năng sinh lời: Đa số các doanh nghiệp chuyển

nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu thường không cung cấp đầy đủ thông tin cho các doanh nghiệp nhận quyền và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà các Franchisee mua lạ từ đó làm cho các doanh nghiệp nhận quyền không đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư.

Chi phí ban đầu quá cao: Các doanh nghiệp nhận nhượng quyền

thường phải trả một loại phí nhượng quyền ban đầu và nó không được hoàn lại. Ngoài phí này còn có thể mất nhiều loại phí khác để vận hành doanh nghiệp mới thành lập.

Có quá nhiều Franchisee ở gần địa bàn doanh nghiệp: Viẹc này

thường xảy ra khi các chủ thương hiệu bán lại quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho quá nhiều doanh nghiệp trên một thị trường hẹp. Ví dụ như Trung Nguyên, trên một dãy phố ta có thể gặp nhiều quán cafe mang nhãn hiệu Trung Nguyên.

Bị hạn chế tự do: Khi mua nhượng quyền kinh doanh, doanh nghiệp

không chỉ mua lại quyền sử dụng tên, nhãn hiệu của thương hiệu đó mà còn mua cả phương án kinh doanh. Kết quả là bên chủ thương hiệu thường áp đặt giá cả, cách bày trí, thiết kế… làm hạn chế sự tự do của các doanh nghiệp nhận quyền trong qúa trình vận hành. Tất

nhiên những quy định này nhằm tạo ra bộ mặt nhất quán cho doanh nghiệp mua Franchise, nhưng nó có thể kìm hãm sự phát triển của những doanh nhân năng động, có khả năng vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn nếu họ được làm theo cách riêng của mình.

Tiền sử dụng nhãn hiệu quá cao: Các doanh nghiệp nhận quyền

thường phải trả tiền sử dụng hàng tháng cho doanh nghiệp chủ thương hiệu dựa trên một tỉ lệ phần trăm cuả doanh số bán. Số tiền này nếu quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bị lệ thuộc vào nguồn cung cấp: Trong nhiều trường hợp chủ thương

hiệu quy định bên nhận quyền phải mua hàng hoá hay sử dụng dịch vụ cuả một số nhà cung cấp nào đó. Lý do nà chủ thương hiệu đưa ra là nhằm đảm bảo chất lượng đồng nhất. Các doanh nghiệp nhận quyền sẽ bị thiệt thòi nếu các nhà cung cấp vì lí do nào đó mà nâng giá bán lên quá cao.

Bị hạn chế về cạnh tranh khi chấm dứt hợp đồng: Sau một số năm

là người được nhượng quyền, các doanh nhân Fanchisee cảm thấy họ có thể mở ra một doanh nghiệp tương tự và có thể làm tốt hơn (chất lượng cao hơn, giá thấp hơn), nhưng họ không được phép làm điều này vì đã bị khống chế trong các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu. Vì vậy các doanh nhân đã bị hạn chế các cơ hội kinh doanh của mình sau nhiều năm kết thúc hợp đồng sử sụng nhãn hiệu.

Chi phí quảng cáo quá nhiều: Các doanh nghiệp buộc phải đóng góp

thường xuyên vào ngân quỹ quảng cáo cho các chủ thương hiệu, trong khi đó nguồn ngân quỹ này thuộc toàn quyền quyết định quản lý, sử dụng của chủ thương hiệu.

Điều kiện chấm dứt hợp đồng không công bằng: Khi các franchisee

có những vi phạm tuy nhỏ như đóng góp tiền sử dụng nhãn hiệu không đúng hạn hay vi phạm các trình tự, quy tắc hoạt động theo chuẩn mực mà chủ thương hiệu đưa ra, bên nhận nhượng quyền có thể

bị chấm dứt hợp đồng ngay, điều đó làm cho các Franchise mất trắng khoản đầu tư ban đầu của mình.

Một phần của tài liệu Nhượng quyền kinh doanh trong việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần ở Việt Nam.docx (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w