3. Đánh giá chung về hoạt động nhượng quyền kinh doanh với việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần
3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Có thể khẳng định rằng bên cạnh những thế mạnh của nhượng quyền kinh doanh như: hiệu quả kinh doanh cao, tiềm lực tài chính mạnh, nhiều cơ họi lấn sân sang các thị trường khác thì Franchise cũng còn tồn tại những nhược điểm. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan; trong đó có một số nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, do Việt Nam chưa có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh
về Nhượng quyền kinh doanh.
Franchise là thuật ngữ còn khá mới mẻ ở Việt Nam và mới chỉ được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, do đó còn khá mới đối với các nhà làm luật. Hiện nay, vẫn chưa có một văn bản nào hướng dẫn, quy định một cách hoàn chỉnh về nhượng quyền kinh doanh. Chính điều này cũng gây ra khó khăn trong quá trình tiến hành các thủ tục, thực hiện nhượng quyền. Khi không có một khung pháp lý chuẩn tắc thì việc thực hiện cam kết giưa hai bên rất khó kiểm soát, thậm chí là không được pháp luật bảo hộ.
Thứ hai, do việc nhượng quyền kinh doanh quá ồ ạt.
Với ưu điểm vượt trội của phương thức nhượng quyền kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp tiến hành hoạt động nhượng quyền một cách mà chưa có sự xem xét, chuẩn bị. Điều này dẫn đến việc kiểm tra trợ giúp của bên nhượng quyền cũng như bên nhận quyền rất lỏng lẻo. Chính sự thiếu chặt chẽ này dẫn đến sự chênh lệch về chất lượng, giá cả cũng như phương thức phục vụ, cách bày trí hay nói khác đi là thiếu đồng bộ giữa các doanh nghiệp trong mô hình nhượng quyền. Đây là điều gây tác động rất lớn cho quá trình hình thành và phát triển hình ảnh của doanh nghiệp trong suy nghĩ của khách hàng.
Cũng chính từ việc nhượng quyền một cách ồ ạt mà bên các bên đối tác đã sao nhãng trong việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu, bảo vệ bản quyền cũng như tính chất pháp lý của hợp đồng Franchise… điều này có thể gây thiệt hại rất lớn cho một trong hai bên khi có các sự cố xảy ra như: kiện cáo, chấm dứt hợp đồng, hàng giả hàng nhái….
Thứ ba, do mục tiêu chủ quan của các cá nhân khi tham gia nhượng
quyền
Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kì một doanh nghiệp nào cũng tiến tới mục đích tối đa hoá lợi nhuận, tiết giảm chi phí… Chính ví
vậy, doanh nghiệp đã tiến hành những cách thức kinh doanh có thể không đồng bộ so với thương hiệu gốc như: chiến lược phân biệt giá (Trung Nguyên), hoặc giảm chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào để tiết giảm chi phí tăng lợi nhuận (Phở 24). Nhiều quy định trong việc bày trí, mua sắm thiết bị vật chất không được các doanh nghiệp bên nhận quyền chấp hành một cách đầy đủ nhằm giảm chi phí tới mức thấp nhất có thể để gia tăng lợi nhuận.
Thứ tư, do trình độ năng lực quản lý còn yếu kém
Một thực trạng đã nêu ở trên là có rất nhiều doanh nghiệp sở hữu thương hiệu mạnh nhưng không tiến hành franchise. Lí do chính mà họ đưa ra là không đủ năng lực quản lý. Đây là khâu yếu nhất của các doanh nghiệp trong nước. Khi đã tiến hành nhượng quyền thì doanh nghiệp không đơn thuần là chỉ quản lý doanh nghiệp của mình mà là của cả một hệ thống, bởi ví chỉ sao nhãng một chút thôi có thể để lạ hiệu quả rất nghiêm trọng. Thêm vào đó là cá doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động nhượng quyền sẽ phải
“tiêu chuẩn hoá” tất cả các quy trình, đây là một trở ngại cho việc các doanh nghiệp trong nước hướng đến việc kinh doanh franchise.