Thực trạng hoạt động nhượng quyền kinh doanh với việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần

Một phần của tài liệu Nhượng quyền kinh doanh trong việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần ở Việt Nam.docx (Trang 25 - 27)

thương hiệu và giữ vững thị phần

Trong những năm qua, hệ thống nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam đã không ngừng được mở rộng. Thực tế, chúng ta thấy có rất nhiều sản phẩm từ nước ngoài đã được nhập vào Việt Nam theo hính thức nhượng quyền kinh doanh như trà Dilma, bánh mặn AFC, máy tính, thời trang NEM…Đồng thời trong nước cũng đã xuất hiện một số thương hiệu mạnh của Việt Nam như: cà phê Trung Nguyên, Phở 24, bánh kẹo Kinh Đô… đã tiến hành hoạt động nhượng quyền kinh doanh.

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nhượng quyền kinh doanh đối với việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần. Theo cục sở hữu trí tuệ Việt Nam mới công bố số lượng các nhãn hiệu thực hiện chuyển nhượng năm 2005 tăng rất nhanh: số lượng thống kê cho thấy đã có 530 nhãn hiệu được chuyển nhượng sử dụng và có 811 nhãn hiệu được chuyển nhượng quyền sở hữu. Như vậy số lượng thương hiệu được chuyển nhượng là rất lớn và tỉ lệ thuận với nó chính là sự mở rộng thương hiệu.

Như đã nói ở phần trước, mở rộng thương hiệu đi liền với bảo vệ thương hiệu. Do đó, với số lượng các vụ chuyển nhượng trên thì theo thống

kê năm 2005 số nhãn hiệu hàng hoá đăng kí bảo hộ tiếp tục gia tăng với số lượng 21000 nhãn.

Cũng theo thống kê, nếu năm 2005 KFC ( thức ăn nhanh của Mĩ) mới chỉ có 14 cửa hàng thì đầu năm 2006 con số này đã tăng lên 17 của hàng. KFC không giấu tham vọng sẽ đạt 100 cửa hàng KFC trong cả nước 2010; Lotteria cũng đã có 9 cửa hàng, Dilma đang khuếch trương hàng loạt quán trà làm mưa làm gió trên thị trường Hà Nội.

Đối với việc giữ vững thị phần, hầu hết các doanh nghiệp sở hữu một thương hiệu mạnh hoặc được nhượng quyền kinh doanh của một thương hiệu mạnh đều đã giữ vững được thị phần của mình trong thời gian qua. Điều đó được minh chứng thông qua số lượng hàng hoá được tiêu thụ và số lượng khách hàng đến với doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Ví dụ như Kinh Đô: Doanh thu hàng năm (tỷ đồng)

Năm 2003: 93,45 Năm 2004: 107,76 Năm 2005: 130,5 Năm 2006: 157,5

Doanh thu dự kiến năm 2007: 187.5

Cũng nhân sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, rất nhiều tập đoàn bán lẻ quốc tế đang sẵn sàng nhảy vào thị trường Việt Nam bằng ngõ cửa Franchise vì đây là thị trường đầy hứa hẹn. Ví dụ như Mc Donal’s họ đang dự kiến nhảy vào thị trường Việt Nam khi mà khung pháp lý được hoàn chỉnh; chuỗi nhà hàng nổi tiếng thế giới Pizza Hut của tập đoàn Yums Brands của Mĩ – một trong 10 hệ thống franchise hàng đầu thế giới cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng để vào thị trừơng Việt Nam…

Một thực trạng khác đó là việc các doanh nghiệp Việt Nam chưa “mặn” với Franchise, bởi thực tế chúng ta thấy có rất nhiều thượng hiệu mạnh đủ làm franchise như: siêu thị Coop Mart, siêu thị nội thất Nhà Xinh,

Thời trang An Phước, Bệng viện Hoàn Mĩ… tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà các doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc.

Vậy có thể thấy được sự hứa hẹn bùng nổ của nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam trong năm 2007 với sự xúât hiện của hàng loạt các thương hiệu thông qua nhình thức nhượng quyền kinh doanh.

Tuy nhiên với sự gia tăng về số lượng các của hàng tham gia nhượng quyền chúng ta cũng còn thấy rất nhiều hiện tượng tiêu cực nảy sinh như nhũng vụ kiện vi phạm bản quyền, những của hàng không thực hiện đúng sự đồng bộ trong cam kết hợp đồng, hàng giả….

Một phần của tài liệu Nhượng quyền kinh doanh trong việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần ở Việt Nam.docx (Trang 25 - 27)