Phân tích môi trƣờng kinh doanh của Công ty Bảo Minh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty bảo minh bắc ninh đến năm 2015 (Trang 57)

4. Giới thiệu về kết cấu luận văn

2.3Phân tích môi trƣờng kinh doanh của Công ty Bảo Minh Bắc Ninh

lƣợc phát triển kinh doanh.

2.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO MINH BẮC NINH MINH BẮC NINH

2.3.1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô

a. Nhóm các yếu tố kinh tế

- Tình hình kinh tế năm 2010 của các quốc gia trên thế giới gặp nhiều khó khăn hơn so với những năm trƣớc, so với năm 2009 tốc độ tăng trƣởng kinh tế toàn cầu đạt gần 4%. Nền kinh tế nhiều quốc gia lại đang trong tình trạng suy thoái đặc biệt là Ai Cập, Tây Ban Nha, và một số nƣớc Châu Âu khác cũng đang có nguy cơ khủng hoảng nợ công. Tình hình chính trị cũng có nhiều bất ổn, các cuộc biểu tình quy mô lớn xẩy ra ở Ai Cập; đảo chính ở Lybya... Đã làm cho nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, lạm phát xảy ra ở nhiều nƣớc, nổi bật là Trung Quốc nền kinh tế thứ hai thế giới, nguy cơ vỡ nợ của Mỹ - nền kinh tế đứng đầu thế giới; thị trƣờng chứng khoán có xu hƣớng suy giảm, thị trƣờng vàng và dầu mỏ, thị trƣờng ngoại tệ cũng diễn biến thất thƣờng. Tình hình trên đã ảnh hƣởng rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam, xu hƣớng lạm phát vẫn cao và có nguy cơ bùng phát trở lại, Lãi suất ngân hàng tăng cao, biến động thất thƣờng, thị trƣờng bất động sản biến động mạnh, thị trƣờng vàng tăng cao theo giá vàng thế giới; thị trƣờng chứng khoán trầm lắng, chỉ số chứng khoán rất thấp, tính thanh khoản thấp. Thể hiện ở bảng 3.1

Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam thời gian qua (2005-2010)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

1. Tổng sản phẩm quốc nội GDP danh nghĩa

(tính theo tỷ USD, làm tròn) 52 60 70 89 91 101 2. GDP-PPP/đầu ngƣời (tính theo USD) 642 730 843 1052 1064 1168 3. Tỉ lệ tăng trƣởng GDP thực (thay đổi % so

với năm trước) 8,4 8,2 8,5 6,2 5,3 6,7

4. Chỉ số giá tiêu dùng CPI (tăng giảm % so với

năm trước) 8.4 6.6 12.6 19.9 6.5 11.7

5. Tăng giảm giá USD (tăng giảm % so với

năm trước) 0.9 1.0 -0.3 6.3 10.7 9.6

6. Tăng giảm giá Vàng (tăng giảm % so với

năm trước) 11.3 27.2 27.3 6.8 64.3 30.0

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua vẫn giữ ở mức cao, song luôn chứa đựng nhiều bất ổn và rủi ro thể hiện qua sự biến động của lạm phát (CPI), tỷ giá, giá vàng...

- Kinh tế của tỉnh Bắc Ninh tăng trƣởng mạnh, tổng sản phẩm GDP ƣớc đạt 9.700 tỷ đồng, tăng 17,86% so với năm 2009, thu ngân sách trên địa bàn ƣớc đạt gần 5.000 tỷ đồng, đời sống nhân dân ổn định, an ninh quốc phòng đƣợc giữ vững. Tuy nhiên, năm 2010 không nằm trong vòng xoáy của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhƣng vẫn còn đó một số yếu tố có khả năng gây mất ổn định nhƣ: mặt bằng lãi suất tín dụng đứng ở mức cao, nguy cơ tái lạm phát có thể xảy ra, tình hình bệnh dịch vẫn diễn biến phức tạp. Thị trƣờng bảo hiểm trong tỉnh hoạt động sôi động với tổng mức doanh thu ƣớc tính đạt khoảng 120 tỷ. (trong đó Bảo Việt khoảng 28 tỷ; Bảo Minh 23,9 tỷ; Pijco 13 tỷ; PTI 21 tỷ còn lại là các doanh nghiệp bảo hiểm khác).[5].

Nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hoá các hệ thống cơ sở hạ tầng của đất nƣớc, đời sống của ngƣời dân đang từng ngày đƣợc nâng cao. Điều này đã có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh ngành bảo hiểm nói chung và hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Bắc Ninh nói riêng.

Kinh tế phát triển xu hƣớng tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng. Ngƣời tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất Châu Á - Thái Bình Dƣơng, đây là đánh giá cuối năm 2006 theo nghiên cứu của Công ty tín dụng Master Card. Nghiên cứu của Master Card đƣợc đƣa ra mỗi năm 2 lần, khảo sát 5405 ngƣời tiêu dùng tại 13 thị trƣờng lớn trong khu vực. Trong thang điểm từ 0-100 (trong đó 100 là mức lạc quan nhất), ngƣời

tiêu dùng Việt Nam đƣợc 93,7 điểm, vƣợt qua cả Trung Quốc (81,2 điểm), Ôxtrâylia (45,3 điểm) và Hàn Quốc (29,3 điểm). Sự lạc quan của ngƣời tiêu dùng Việt Nam đƣợc thể hiện ở tất cả các thƣớc đo, bao gồm việc làm, nền kinh tế, mức thu nhập, chất lƣợng cuộc sống và thị trƣờng chứng khoán. Xu hƣớng tiêu dùng này sẽ tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp ngành bảo hiểm, cho Công ty.

b. Nhóm các yếu tố chính trị – luật pháp

Thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế với các nƣớc trên thế giới với quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế đến hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực trong thời gian vừa qua đã mang đến nhiều cơ hội cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Việc gia nhập WTO, tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC và có nền chính trị ổn định là những sự kiện quan trọng nâng cao vị thế của đất nƣớc đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.

Nghị quyết TW3 (khoá IX) của Đảng và Quyết định số 183/2001/QĐ-TTg về Chương trình hành động của Chính phủ thể hiện quyết tâm đổi mới tổ chức và quản lý để nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước. Nghị quyết nêu rõ quan điểm chỉ

đạo: “Kiên quyết điều chỉnh cơ cấu để doanh nghiệp nhà nƣớc có cơ cấu hợp lý, tập

trung vào những ngành, những lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu”.

Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm phát triển dịch vụ Bảo Hiểm. Thể hiện ở các chính sách đối với ngành Bảo Hiểm đƣợc luật hóa nhƣ: Nghị định 100/1993/NĐ - CP của Chính phủ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10; Nghị định 42/2001/NĐ - CP của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Thông tƣ 71/2001/TT - BTC của Bộ Tài chính qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Quyết định 153/2003/QĐ - BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, đã tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất và tƣơng đối đầy đủ cho sự phát triển của thị trƣờng. Tuy nhiên, trƣớc những thay đổi nhanh chóng trên thị trƣờng bảo hiểm, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục hành chính và từng bƣớc áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về quản lý bảo hiểm vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, một số quy định của Thông tƣ số 71 và 72 không còn phù hợp cần phải bổ sung và quy định rõ hơn. Ngày 19/10/2004, Bộ Tài Chính đã ban hành đồng thời hai Thông tƣ 98 và 99, sửa đổi

thay thế hai Thông tƣ 71 và 72. Việc ban hành hai Thông tƣ 98 và 99 cho phép bảo vệ tốt hơn quyền lợi của ngƣời tham gia bảo hiểm, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh và độ an toàn tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tế của thị trƣờng.

Nổi bật nhất là việc Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành quyết định Số: 175/2003/QĐ-TTg ngày 29/8/2003 “Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thị

trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010. Với mục tiêu: Phát triển thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trƣờng bảo hiểm toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cƣ; bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân đƣợc thụ hƣởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các nguồn lực trong nƣớc và nƣớc ngoài cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Nhà nƣớc quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế. Một số chỉ tiêu chủ yếu là:

Thứ nhất: Tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân khoảng 24%/năm. (trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ tăng khoảng 16,5%/năm và bảo hiểm nhân thọ tăng khoảng 28%/năm). Tỷ trọng doanh thu phí của toàn ngành bảo hiểm so với GDP là 2,5% năm 2005 và 4,2% năm 2010. Đến năm 2010, tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng khoảng 12 lần; tổng vốn đầu tƣ trở lại nền kinh tế tăng khoảng 14 lần so với năm 2002.

Thứ hai: Tạo công ăn việc làm cho khoảng 150.000 ngƣời vào năm 2010. Nộp ngân sách Nhà nƣớc giai đoạn 2003 - 2010 tăng bình quân 20%/năm[7].

Việc xóa bỏ hạn chế đăng ký xe gắn máy, giảm thuế TTĐB và thuế xuất khẩu ô tô là tiềm năng phát triển bảo hiểm xe cơ giới. Bảo hiểm bắt buộc đối với ngƣời Việt Nam du lịch lữ hành quốc tế đã có khung pháp lý để phát triển khi Luật du lịch có hiệu lực từ 01/01/2006. Ngày 08/11/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Theo đó, tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gồm: nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo; máy móc thiết bị, các loại hàng hóa, vật tƣ, tài sản khác mà giá trị của nó tính đƣợc thành tiền.

Luật Đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 01/07/2006 đều quy định các doanh nghiệp phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển sản phẩm của mình.

Có thể nói, hệ thống luật pháp của nƣớc ta chƣa đồng bộ, đầy đủ nhƣng ngày càng đƣợc hoàn chỉnh hơn tạo hành lang pháp lí cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong đó có Bảo Minh Bắc Ninh.

Về phía tỉnh Bắc Ninh luôn có quan điểm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thể hiện:

- Ngày 20/5/2009 UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra quy chế Số: 01 /BQL-CT “ Quy chế phối hợp giữa Ban quản lý các khu công nghiệp với Cục thuế Bắc Ninh”

- Ngày 20/5/2009 UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra Quyết định số 74/200/QĐ-UBND ban hành “Quy chế về hỗ trợ xây dựng và phát triển thƣơng hiệu cho các DN trên địa bàn tỉnh”[13].

- Năm 2010, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 57/2010 “Về hỗ trợ đào tạo nghề và sử dụng lao động trong các doanh nghiêp trên địa bàn tỉnh”. Theo đó, các doanh nghiệp khi đào tạo và sử dụng lao động làm việc liên tục tại doanh nghiệp từ đủ 1 năm trở lên đƣợc hỗ trợ kinh phí đào tạo. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa không quá mức quy định về thu học phí đối với hoạt động đào tạo theo phƣơng thức không chính quy tại các cơ sở đào tạo công lập, mức cụ thể: 380.000 đồng/ngƣời/tháng[12].

Đối với lĩnh vực bảo hiểm, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có công văn số 1520/KTTH-CT, ngày 22/12/2005 “Về việc phát triển thị trƣờng dịch vụ bảo hiểm”. Theo đó, đề nghị các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh tạo điều kiện để phát triển dịch vụ bảo hiểm nhằm thực hiện chiến lƣợc phát triển thị trƣờng tài chính bảo hiểm đến năm 2020.

Ngoài yếu tố luật pháp cũng cần thấy ảnh hƣởng của các thông lệ kinh doanh, các vấn đề về giải quyết bảo hiểm cho các mối quan hệ thân thiết sẽ thuận lợi hơn, vấn đề chi hoa hồng cho khách hàng hoặc mức độ trục lợi bảo hiểm cao… Các thông lệ này có ảnh hƣởng không tốt cho quá trình phát triển của ngành Bảo hiểm.

c. Nhóm các yếu tố công nghệ

Sang thế kỷ 21, chúng ta đang chứng kiến những biến đổi hết sức lớn lao trong những lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và còn thấm rộng trong các lĩnh vực triết lí, văn hoá, gia đình, đoàn thể. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của những biến đổi

này là sự tác động tiến bộ khoa học công nghệ. Một môi trƣờng khoa học công nghệ tốt là một định hƣớng hết sức quan trọng và cần thiết để tạo mọi điều kiện cho sự phát triển, tạo ra năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Môi trƣờng khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay đang có sự biến đổi mạnh mẽ xu hƣớng chuyển giao công nghệ mới từ nƣớc ngoài về là phổ biến, có nhiều lĩnh vực công nghệ có ảnh hƣởng lớn đến ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Với sự chuyển giao và phát triển cực nhanh, cực mạnh của công nghệ thông tin làm cho tốc độ chuyển giao kỹ thuật công nghệ nói chung ngày càng nhanh, yếu tố góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển đồng thời cũng là nguy cơ đối với các doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ bị chậm.

Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và Bảo Minh Bắc Ninh nói riêng cũng có những ảnh hƣởng nhất định từ thực trạng phát triển và chuyển giao công nghệ của thế giới và nền kinh tế. Thể hiện rõ nhất là việc các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận và ứng dụng các phần mền quản lý nghiệp vụ bảo hiểm.

d. Nhóm các yếu tố văn hóa xã hội và tự nhiên

- Việt Nam với nền văn hóa của các nƣớc Á Đông và văn minh lúa nƣớc, với tinh thần cần cù chịu khó và cần kiệm, luôn có ý thức lo cho tƣơng lai, lo cho thế hệ sau, đề phòng và lƣờng trƣớc các rủi ro do thiên nhiên và xã hội đƣa đến. Điều này tạo điều kiện tiếp cận với các dịch vụ bảo hiểm thuận lợi hơn.

- Là một trong những quốc gia có mật độ dân số đông trên thế giới. Với diện tích 331200km2, dân số tính đến ngày 1/4/2009 khoảng 85,78 triệu dân[11], đƣợc đánh giá là đang trong tình trạng cơ cấu vàng, với lực lƣợng lao động trẻ, số lƣợng ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. Tạo điều kiện làm tăng tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, thu nhập của ngƣời dân có xu hƣớng ngày càng tăng cao.

- Điều kiện dân trí, lòng tin và nhận thức của ngƣời dân Việt Nam về lĩnh vực bảo hiểm còn rất hạn chế. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng không phải ngoại lệ, với dân số đông (Tính đến năm 2010 khoảng 1028000 ngƣời) chủ yếu là làm nông nghiệp, nhận thức của nhân dân trong tỉnh còn rất mơ hồ về bảo hiểm ngoại trừ các hình thức bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định.

- Điều kiện tự nhiên của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng nhìn chung luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Đối với tỉnh Bắc Ninh với diện tích không lớn (khoảng 822,7 km2), các nguồn lợi về khoáng sản hầu nhƣ không có, điều kiện khí hậu cũng không đƣợc thuận lợi, hạn hán, lũ lụt xảy ra thƣờng niên, mang tính chất thời vụ

rất rõ rệt. Điều kiện tự nhiên tạo cơ hội để phát triển các loại hình bảo hiểm mới nhƣng cũng mang đến những thiệt hại do các rủi ro xảy ra mang tính hệ thống, tính chu kỳ làm cho phí bồi thƣờng bảo hiểm tăng cao.

2.3.2 Phân tích môi trƣờng vi mô (ngành bảo hiểm)

a. Khách hàng

Sau 5 năm hoạt động, Bảo Minh Bắc Ninh đã xây dựng cho mình một thƣơng hiệu tƣơng đối mạnh trên thị trƣờng bảo hiểm của tỉnh Bắc Ninh. Mạng lƣới phân phối của Bảo Minh Bắc Ninh rộng khắp các huyện thị trên toàn tỉnh. Bảo Minh Bắc Ninh tận tình phục vụ và đã thu hút rất nhiều đối tƣợng khách hàng trong và ngoài tỉnh. Cụ thể khách hàng của Bảo Minh Bắc Ninh gồm:

- Dân chúng.

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty bảo minh bắc ninh đến năm 2015 (Trang 57)