4. Giới thiệu về kết cấu luận văn
2.2 Xu hƣớng phát triển thị trƣờng bảo hiểm địa bàn tỉnh Bắc Ninh
BẮC NINH
2.2.1 Tổng quan về thị trƣờng Bảo hiểm Việt Nam
Do hoàn cảnh lịch sử, ngành kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam có quá trình ra đời và phát triển muộn so với thế giới. Trong suốt một thời gian dài, từ khi thống nhất đất nƣớc năm 1975 cho đến năm 1993, cả nƣớc chỉ có duy nhất một Công ty Bảo hiểm. Đó là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính.
Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam chỉ thật sự khởi động sau ngày 18/12/1993 khi Chính phủ ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, Chính phủ khuyến khích thành lập thêm một số Công ty Bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tình trạng độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm bị xoá bỏ. Từ đây, hoạt động kinh doanh bảo hiểm Việt Nam bắt đầu có sự cạnh tranh giữa các Công ty.
Thực hiện chủ trƣơng của Nhà nƣớc trong việc xóa bỏ sự độc quyền và mở rộng nhiều lọai hình kinh doanh bảo hiểm cho các Công ty bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia, Ngành bảo hiểm Việt Nam đã chính thức mở cửa vào năm 1994 nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng và trong xu thế hội nhập của nền kinh tế.
Là một ngành dịch vụ mới, Bảo hiểm Việt nam có tốc độ phát triển và tăng trƣởng cao, đóng góp đáng kể cho việc giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội; cải thiện môi trƣờng đầu tƣ; giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc, góp phần tăng trƣởng, phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trƣởng hàng năm của Ngành bảo hiểm trong suốt những năm qua luôn ở mức cao, bình quân từ năm 2005-2009 phí bảo hiểm tăng 14,8%, riêng loại hình phi nhân thọ tăng trƣởng là 23,3%[8].
Trong thời gian qua thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đang hình thành phát triển sôi động. Cơ cấu các thành phần các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia ngày càng đa dạng, Nhà nƣớc, cổ phần, liên doanh, 100% vốn nƣớc ngoài. Riêng về bảo hiểm phi nhân thọ tính đến năm 2010 Việt Nam đã có 28 Công ty.
Bảng 2.1 Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm theo loại hình kinh tế Năm Loại hình 2006 2007 2008 2009 2010 Phi nhân thọ Nhà nƣớc 2 2 2 2 2 Cổ phần 10 11 15 16 16 Liên doanh 4 4 3 3 3 100% nƣớc ngoài 5 5 7 7 7 Tổng 21 22 27 28 28 Nhân thọ Nhà nƣớc 1 Cổ phần 1 1 1 1 Liên doanh 1 1 1 100% nƣớc ngoài 6 8 9 9 9 Tổng 7 9 11 11 11
Tái bảo hiểm
Nhà nƣớc
Cổ phần 1 1 1 1 1
Liên doanh 100% nƣớc ngoài
Tổng 1 1 1 1 1
Môi giới bảo hiểm
Nhà nƣớc Cổ phần 5 5 6 6 6 Liên doanh 100% nƣớc ngoài 3 3 4 4 4 Tổng 8 8 10 10 10 Tổng cộng 37 40 49 50 50 Nguồn: [8]
Tuy phát triển nhanh trong những năm qua, quy mô thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam vẫn chƣa lớn, phí bảo hiểm tính trên GDP chỉ chiếm 1,62% năm 2005 và 2,47% năm 2010, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới (8%) và các nƣớc trong khu vực (từ 4% đến 7%).
Bảng 2.2 Doanh thu phí bảo hiểm/GDP (Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Bình quân 2006-2010 1. Doanh thu phí BH - BH phi nhân thọ 14898 6403 17647 8210 21253 10950 25265 13500 28296 17160 15,83% 27,11% 2. Tỷ lệ phí BH/GDP 1,41% 1,55% 1,75% 2,30% 2,47% Nguồn: [8]
Có thể nói, tiềm năng khai thác các dịch vụ bảo hiểm vẫn còn rất lớn. Một số loại hình bảo hiểm mới chỉ dừng lại ở mức cơ bản, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu bảo hiểm của nhiều ngành kinh tế - xã hội, chƣa có sự đa dạng và chƣa mang lại nhiều giá trị cho khách hàng. Các doanh nghiệp vẫn tập trung chủ yếu vào bảo hiểm phi nhân thọ, tính đến cuối năm 2010 có 28 Công ty đang hoạt động thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Dẫn đầu thị trƣờng và nắm giữ khoảng 71% thị phần thuộc về 4 doanh nghiệp Bảo Việt, PVI, Bảo Minh, Pjico. Thị phần còn lại do các doanh nghiệp cổ phần
và các Công ty đầu tƣ nƣớc ngoài nắm giữ. PVI, 20.6 Bảo Việt, 27.22 VNI, 2.22 ABIC, 1.99 BIC, 2.72 MIC, 2.54 Bảo Long, 2.41 PTI, 3.34 Còn lại, 13.95 Pjico, 9.45 Bảo Minh, 13.57
Hình 2.2 Thị phần bảo hiểm Việt Nam năm 2010 (%) Nguồn: [8]
Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam thời gian qua đã giải quyết bồi thƣờng kịp thời đầy đủ góp phần ổn định tài chính cho các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân tham gia bảo hiểm trƣớc những rủi ro xảy ra. Bảo hiểm thực sự là lá chắn cho một số ngành kinh tế chủ yếu của nƣớc nhà phát triển nhƣ: Dầu khí, Bƣu chính viễn thông, Hàng không dân dụng, tàu biển, giao thông vận tải. Đồng thời ngành bảo hiểm đã thu hút đông đảo lực lƣợng lao động trong xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, những sự kiện này mang lại cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam những cơ hội rất lớn và cũng có những thách thức không nhỏ. Để khẳng định sự tồn tại và phát triển bền vững, bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần phải xây dựng cho mình chiến lƣợc kinh doanh tập trung vào các yêu cầu hiệu quả, chất lƣợng tăng trƣởng, an toàn tài chính, giữ vững và củng cố thị phần để chuẩn bị cho những bƣớc phát triển mạnh mẽ hơn ở những giai đoạn tiếp theo.
2.2.2 Xu hƣớng phát triển kinh tế và thị trƣờng bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian tới
Trong thời gian tới (2011-2015) nền kinh tế Việt Nam nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng vẫn giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Ngành Bảo hiểm nói chung và Bảo Minh Bắc Ninh nói riêng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển bên cạnh những thách thức dự báo sẽ xảy ra. Việc dự báo chính xác xu hƣớng của nền kinh tế và thị trƣờng sẽ giúp cho việc xây dựng và thực hiện chiến lƣợc có tính khả thi và hiệu quả.
2.2.2.1 Xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh
* Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới (2011-2015) đƣợc dự báo phát triển rất khả quan với các chỉ tiêu nhƣ sau:
- Tốc độ tăng GDP: 7,5-8%/năm.
- GDP bình quân đầu ngƣời tăng 1,7 lần, đạt 2100$ vào năm 2015. - Công nghiệp và xây dựng chiếm 40-41% GDP.
- Nông nghiệp và dịch vụ chiếm 41-42% GDP.
- Năng suất lao động bình quân tăng 1,5 lần so với năm 2010. - Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm.
- Vốn đầu tƣ toàn xã hội bình quân 5 năm đạt 40,5-41,5% GDP. - Giải quyết việc làm thêm cho 8 triệu lao động.
Nguồn: [14]
Với các chỉ tiêu trên đây có thể thấy trong thời gian tới nền kinh tế Việt Nam phát triển với tình hình sáng sủa và triển vọng đầy lạc quan. Với tình hình nhƣ vậy sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành kinh doanh bảo hiểm nói chung và Bảo Minh Bắc Ninh nói riêng. Với một xu hƣớng nền kinh tế càng phát triển, thu nhập ngƣời dân càng cao thì tỷ lệ tham gia bảo hiểm ngày càng lớn. Tính đến năm 2010, ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có tỷ lệ thâm nhập thị trƣờng (%/GDP) là 0,74% trong khi đó của Singapore là 2,78%[15].
* Kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới đƣợc dự báo phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các Khu công nghiệp-đô thị hiện đại với công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch; tăng cƣờng đầu tƣ vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, giá trị kinh tế cao, cơ giới hoá nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế; phát triển toàn diện các lĩnh vực y tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, văn hoá- xã hội, nâng cao chất
lƣợng nguồn nhân lực, giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, quân sự địa phƣơng, thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính và cải cách tƣ pháp. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc; Phấn đấu đƣa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, quy hoạch và xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng vào năm 2020[16]. Kinh tế của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới (2011-2015) đƣợc dự báo phát triển với các chỉ tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 đạt 13% (trong đó: công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 15-16%/năm, khu vực dịch vụ tăng 13,5-14,5%/năm, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,7-2%).
- Năm 2015 tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6,2%, công nghiệp và xây dựng 69,4%, dịch vụ 24,4%.
- GDP bình quân đầu ngƣời năm 2015 đạt 3.500 USD (giá thực tế).
- Năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 60 nghìn tỷ đồng; giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản đạt 2,8 nghìn tỷ đồng; dịch vụ hơn 11 nghìn tỷ đồng (giá cố định 1994).
- Phấn đấu nền kinh tế có tỷ suất hàng hóa cao, giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân hàng năm 26,2%. Đến năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 4.000 triệu USD. Nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 24,9%, đến năm 2015 đạt 3.500 triệu USD.
- Tăng nhanh đầu tƣ toàn xã hội, giải quyết tốt tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, phấn đấu đến năm 2015 tổng vốn đầu tƣ xã hội đạt 40- 50%/ GDP.
- Nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị còn 3,2% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn trên 70% vào năm 2015.
- Năm 2015, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 60%.
- Giải quyết việc làm bình quân hàng năm từ 26-27 nghìn lao động, trong đó 50% lao động nữ; chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động xã hội theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, đến năm 2015 lao động trong khu vực nông nghiệp còn khoảng 30%. Thể hiện cụ thể qua bảng 2.3
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Bình quân 2011-2015 (%) 1. GDP theo giá thực tế (tỷ đồng) 42011,8 50507,7 60847,1 72217,5 85218,2 19,82
- Công nghiệp xây dựng (% GDP) 65,4 66,3 68 68,2 69,4
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (% GDP) 9,7 8,7 7,7 6,9 6,2
- Dịch vụ (% GDP) 24,9 25 24,3 29,4 24,4
2. GDP theo giá cố định 1994 (tỷ đồng) 11065,3 12557,3 14210 15979,2 17749,8 13
3. GDP bình quân đầu ngƣời theo giá thực tế (triệu đồng)/(USD) 40,26/ 2102,9 47,97/ 2419,2 57,27/ 2792,1 67,32/ 3171,4 78,7/ 3582,1 18,7/ 14,7
4. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội (tỷ đồng) 24122 29406,9 35501,3 42376,8 49824 20,5
5. Kim ngạch xuất khẩu (triệu đô la) 1800 2350 3000 3450 4000 26,2
6. Số lao động đƣợc giải quyết việc làm
mới trong năm (1000 ngƣời) 24 25 26 27 28 1,89
Nguồn: [16]
Với các chỉ tiêu trên đây cho thấy trong thời gian tới tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh phát triển với tốc độ cao và triển vọng rất tốt. Với tình hình nhƣ vậy sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho Công ty Bảo Minh Bắc Ninh. Với một xu hƣớng tăng trƣởng kinh tế càng cao, thu nhập ngƣời dân càng cao thì tỷ lệ tham gia bảo hiểm ngày càng lớn. Với tốc độ tăng trƣởng nhƣ trên chắc chắn các Công ty bảo hiểm khác cũng sẽ đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh của mình, hơn nữa việc gia nhập của nhiều Công ty bảo hiểm mới sẽ ngày càng nhiều, cạnh tranh ngày càng có xu hƣớng gia tăng. Tuy vậy, cơ hội phát triển vẫn khả thi hơn là thách thức sẽ gặp phải.
2.2.2.2 Xu hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh thời gian tới
Trong chiến lƣợc phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới của Chính phủ, theo đó các chỉ tiêu phản ánh về xu hƣớng thị trƣờng Bảo hiểm Việt Nam nhƣ sau:
* Mục tiêu phát triển ngành Bảo hiểm trong những năm tới:
- Tiếp tục phát triển thị trƣờng bảo hiểm toàn diện, lành mạnh, an toàn, hiệu quả và bền vững.
- Các doanh nghiệp Bảo hiểm có khả năng tài chính vững mạnh, năng lực kinh doanh, năng lực quản trị điều hành tốt, công nghệ quản lý hiện đại, đội ngũ cán bộ làm công tác trong ngành bảo hiểm có trình độ cao đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập.
Bảng 2.4 Doanh thu phí bảo hiểm Việt Nam thời gian tới Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Phi nhân thọ 20248 23893 28193 33268 39256 Nhân thọ 13726 15236 16912 18772 20837 Tổng 33974 39129 45105 52041 60094 Nguồn: [15]
- Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng trƣởng từ 18-20%/năm. - Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng trƣởng từ 10-12%/năm. - Phí bảo hiểm/GDP chiếm 3% vào năm 2015.
Thị trƣờng bảo hiểm của tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua có tốc tăng trƣởng cao hơn tốc độ tăng trƣởng toàn quốc, doanh thu bình quân giai đoạn 2006- 2010 đạt 27%/năm đặc biệt năm 2010 tăng 85% so với 2009. Dự báo trong những năm tới từ 2011-2015 tốc độ tăng doanh thu bình quân đạt khoảng 20%-21%/năm. Thị trƣờng bảo hiểm của tỉnh vẫn còn tiềm năng lớn, cơ hội cho Bảo Minh Bắc Ninh.
* Quy mô phát triển thị trƣờng trong những năm tới, tính đến năm 2015: - Tăng thêm 10 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
- Tăng thêm 9 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. - Tăng thêm 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm.
- Tăng 14 chi nhánh của các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài. - Tăng thêm 5 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Có thể thấy thời gian tới, với tiềm năng tăng trƣởng cao của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam, việc gia tăng số lƣợng các Công ty bảo hiểm là một tất yếu. Điều này cho thấy với xu thế hội nhập quốc tế và cƣờng độ cạnh tranh của ngành bảo hiểm trên thị trƣờng Việt Nam ngày càng mạnh.
Thị trƣờng bảo hiểm tỉnh Bắc Ninh cũng chịu sự ảnh hƣởng của cu hƣớng phát triển về quy mô trên đây, với đặc điểm là một tỉnh có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, vị trí nằm sát Thủ đô Hà Nội - Trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của đất nƣớc, lại nằm cạnh tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập sẽ mở chi nhánh tại Bắc Ninh. Điều này sẽ tăng cƣờng độ cạnh tranh ngành bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.
* Triển vọng phát triển thị trƣờng bảo hiểm trong những năm tới.
Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam với triển vọng phát triển rất mạnh, xuất phát từ triển vọng của nền kinh tế và các chính sách, định hƣớng của Chính phủ.
- Triển vọng thị trƣờng bảo hiểm xe cơ giới, gồm bảo hiểm hai loại chính là xe máy và ô tô. Trong thời gian từ 5 đến 10 năm tới thị trƣờng bảo hiểm xe cơ giới vẫn tăng trƣởng mạnh.
+ Triển vọng của về thị trƣờng xe máy: Xe máy là phƣơng tiện cơ giới đƣợc lựa chọn phổ biến của ngƣời dân Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Hiện tại xe máy đƣợc sử dụng rộng rãi ở thành thị, trong tƣơng lai sẽ gia tăng rất nhanh ở khu