- Tổng lượng nhiệt ra khỏi thiết bị sấy
7.3. Nhiên liệu
7.3.1. FO
Nhiên liệu dùng để đốt lò hơi là dầu FO
G = Q.η ) i - D(ih n x 100 (kg/h) [8, Tr 31]
Trong đó: Q: là nhiệt lượng riêng của dầu; Q= 9450 kcal/kg D: là năng suất lò hơi, D = 6237,95 kg/h
η: là hiệu suất lò hơi , η = 70 %
ih: là nhiệt hàm của hơi ở áp suât làm việc, ih = 657,3 Kcal/kg in: là nhiệt hàm của nước ở áp suất làm việc, in = 152,2kcal/kg Vậy:
G = 6237,95 x (657,3-152,2)
9450 x 70 x 100 = 476,31 kg/h Lượng dầu sử dụng trong một năm:
476,31 x 24 x 306 = 3498020,64 ( lít).
7.3.2. Xăng
Trung bình mỗi ngày mỗi xe sử dụng 15 lít.
Vậy một năm sử dụng là: 15 x 7 x 306 = 32130 lít.
7.3.3. Nhớt
Dùng bôi trơn cho thiết bị và động cơ.
Mỗi ngày sử dụng 20 lít dầu. Vậy lượng dầu trong một năm là:
20 x 306 = 6120 lít.
7.3.4. Dầu DO
Mỗi ngày sử dụng 80 lít.
Vậy lượng dầu DO dùng trong một năm là: 80 x 306 = 24480 lít.
CHƯƠNG 8: KIỂM TRA SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM
Kiểm tra sản xuất và sản phẩm và vấn đề hàng đầu trong sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt yêu cầu về chất lượng và quá trình sản xuất được liên tục. Quá trình kiểm tra bao gồm:
8.1. Kiểm tra nguyên liệu
Khi thu nhận đại mạch và trong quá trình bảo quản ta phải kiểm tra các chỉ tiêu sau:
- Độ ẩm của đại mạch phải đạt yêu cầu: W < 14%
- Hạt phải đồng đều, không có hạt gãy vỡ, hạt lép, không có các tạp chất kim loại. - Màu sắc, mùi vị: Có mùi vị đặc trưng của đại mạch và có màu vàng của đại mạch. - Thành phần các hợp chất trong đại mạch phải đảm bảo.
8.2. Kiểm tra độ trong, màu sắc và chỉ tiêu vi sinh của nước sau khi xử lý
- Nước phải đảm bảo trong suốt không có mùi vị lạ, không có vi sinh vật gây bệnh,... - Kiểm tra độ cứng, pH và độ oxy hóa của nước.
8.3. Kiểm tra các công đoạn sản xuất 8.3.1. Kiểm tra công đoạn làm sạch
- Kiểm tra quá trình tách kim loại trong lô đại mạch.
- Tiến hành kiểm tra thường xuyên trong từng mẻ để nguyên liệu được đồng đều đảm bảo cho các công đoạn tiếp theo.
8.3.2. Kiểm tra công đoạn rửa và ngâm đại mạch
- Kiểm tra nước dùng để rửa ngâm, chất sát trùng - Kiểm tra nhiệt độ nước và thời gian rửa ngâm.
- Kiểm tra thời gian thổi khí và độ ẩm của đại mạch khi ngâm
8.3.3. Kiểm tra công đoạn ươm mầm
- Trong quá trình ươm mầm ta cần kiểm tra chế độ thông gió, thời gian ươm, nhiệt độ khối hạt, chu kỳ đảo hạt, độ ẩm của malt tươi và kích thước mầm, rễ. - Cần kiểm tra xem hạt nảy mầm có đồng đều không.
8.3.4. Kiểm tra công đoạn sấy malt
Chế độ sấy malt phải đúng theo yêu cầu công nghệ, như nhiệt độ tác nhân sấy, nhiệt độ sản phẩm, thời gian sấy và độ ẩm của malt khô.
8.3.5. Kiểm tra chất lượng của sản phẩm
Việc đánh giá chất lượng của malt thành phẩm phải dựa vào tiêu chuẩn của Nhà Nước do các cơ quan chức năng của từng quốc gia ban hành.
Để đánh giá chất lượng của malt thành phẩm thì dựa vào dấu hiệu bên ngoài, các chỉ số cảm quan, cơ học và thành phần hóa học của chúng.
8.3.5.1. Các dấu hiệu bên ngoài
Dấu hiệu bên ngoài hay còn gọi là chỉ số cảm quan, nó bao gồm:
+ Màu sắc: màu sắc của malt là màu vàng sáng, vỏ của các lô malt chất lượng cao phải có ánh. Hình dáng và kích thước của các hạt phải tương ứng với hạt của đại mạch ban đầu.
+ Vị và mùi của malt phải đặc trưng cho từng loại khác nhau.
Độ sạch của malt là tỷ lệ các tạp chất, hạt vỡ, hạt gãy chứa trong đó. Tỷ lệ cho phép là 0,5 % hạt gãy, vỡ và 1% là các tạp chất khác.
8.3.5.2. Các chỉ số cơ học
Các chỉ số cơ học của malt bao gồm:
+ Hình thái của vết cắt của malt: là mức độ trắng đục hoặc trắng trong của phần nội nhũ. Đây là chỉ số quan trọng để xem xét tới mức độ nhuyễn, mức độ ''đồ hóa" của nội nhũ trong thời gian ươm.
Căn cứ vào tyw lệ hạt trắng trong, có thể đánh giá malt theo các cấp chất lượng sau: 0- 2,5% : rất tốt 2,5- 5% : tốt 5- 7% : chấp nhận được 7,5- 10,9% : chất lượng kém Trên 11% : chất lượng rất kém.
+ Độ xốp, tương ứng với giá trị nghịch đảo của nó là độ cứng của malt. Đại lượng này cho biết mức độ nhuyễn của malt. Để đo độ xốp của malt người ta dùng một công cụ chuyên dụng gọi là Mubrimeter (có thể gọi là xốp kế). Đơn vị đo độ cứng là gam cm/gam. Căn cứ trên số đo độ cứng, mức độ nhuyến của malt được phân cấp chất lượng như sau:
Đến 50 000 g.cm/g: rất tốt Đến 55 000 g.cm/g: tốt
Đến 60 000 g.cm/g: trung bình Đến 65 000 g.cm/g: kém
Độ xốp của malt phụ thuộc vào chủng giống đại mạch.
8.3.5.3. Các chỉ số hóa học
Để đánh giá một cách đầy đủ và chính xác chất lượng của malt, nhất thiết phải tiến hành phân tích các chỉ số hóa học, bao gồm:
- Thủy phần của malt có ý nghĩa đến độ bền và độ an toàn của malt trong vận chuyển và bảo quản. Nếu hàm ẩm cao thì hao phí trong vận chuyển lớn và xảy ra quá trình bất lợi cho việc bảo toàn chất lượng của malt. Hàm ẩm của malt tối đa là 5,6%.
- Thời gian đường hóa là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng của malt. Nó biểu thị bằng thời gian đường hóa hoàn toàn cháo malt ở nhiệt độ 700C (không làm thay đổi màu của dung dịch Iôt).
- Hàm lượng chất chiết: là lượng hợp chất thấp phân tử đã chuyển vào nước sau quá trình đường hóa.
- Hiệu số giữa hiệu suất chiết khi malt nghiền mịn và nghiền thô tính bằng phần trăm, nó là chỉ số để đánh giá mức độ nhuyễn và độ " đồ hóa " của malt trong giai đoạn ươm mầm.
Giá trị của đại lượng này càng bé thì chất lượng malt càng cao. Khoảng dao động của nó từ 0,6 đến trên 1,6.
- Số Hactông là đại lượng mà qua đó ta biết được tình trạng "đồ hóa" của malt và hoạt lực của hệ enzime thủy phân protease, β-amylase và α-amylase.
Để xác định chỉ số này ta tiến hành đường hóa ở nhiệt độ 20oC, 45oC và 80oC, sau đó xác định hiệu suất chiết ở các mẫu so với tiêu chuẩn.
Tính giá trị các tỷ số: ; E E Ht tc 20 20 = ; E E Ht tc 45 45 = ; E E Ht tc 60 60 = ; E E Ht tc 80 80 = Nếu tốt thì chỉ số này là: 5
- Cường độ màu của địch đường: biểu thị bằng số mililít dung dịch iod 0,1N cần thiết để nhuộm 100ml nước đến màu đồng nhất với màu của dịch đường cần phân tích.
- Độ nhớt động của dịch đường 0,0015 - 0,0018Ns/m2, đại lượng này phụ thuộc vào nồng độ và đặc điểm của hợp phần của chất chiết trong dịch đường .
- Hàm lượng đường maltoza trong thành phần chất chiết hòa tan là cấu tử có vai trò gần như quyết đinh mức độ lên men của dịch đường.
- Độ chua tác dụng của dịch đường dao động 5,5 - 6,5. Trong phạm vi 4,5- 6,0 nếu pH càng thấp thì càng có lợi cho quá trình đường hóa.
- Đạm hòa tan của malt là chỉ số để đánh giá mức độ thủy phân protein. Tỉ số giữa lượng đạm hòa tan vào dung dịch đường và tổng lượng các hợp chất chứa nitơ gọi là chỉ số kolbach. Malt tốt chỉ số này cao hơn 41, còn malt kém chất lượng thì chỉ số này nhỏ hơn 35.
- Đạm khả kết là lượng chất chứa nitơ sẽ kết lắng sau 5 giờ đun sôi dịch đường chỉ số này khoảng 13 - 18%. Hiệu số giữa đạm hòa tan và đạm khả kết gọi là đạm bền vững.
- Đạm focmol trong dịch đường chiếm từ 10 – 12% so với đạm tổng hoặc 25- 30% so với lượng đạm hòa tan của malt.
- Hoạt lực của amylaza là chỉ số quan trọng dùng để đánh giá chất lượng malt.
Để xác định chỉ số này ta dùng phương pháp linner hoặc Wildish-kolbach. - Hoạt lực diastaza của malt vùng dao động trong khoảng 160 - 340 là malt có chất lượng tốt.
- Hoạt lực catalaza đặc trưng cho mức độ sấy kiệt (nướng) của malt. Qua đại lượng này ta xác định mức độ tạo thành melanoid ở trong malt dó.
CHƯƠNG 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP
9.1. An toàn lao động
An toàn lao động trong nhà máy sản xuất đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình sản xuất, đến sức khỏe công nhân cũng như tình trạng máy móc. Vì thế cần phải quan tâm đúng mức, phổ biến rộng rãi cho người công nhân hiểu được tầm quan trọng của nó và nhà máy nhất thiết phải đề ra nội quy, biện pháp để đề phòng. Thực hiện tốt an toàn lao động sẽ giúp cho nhà máy tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn.
9.2. Những nguyên nhân gây ra tai nạn
Những tai nạn xảy ra trong nhà máy thường do các nguyên nhân sau:
- Tổ chức lao động không an toàn và sự liên kết giữa các bộ phận sản xuất không tốt.
- Các thiết bị bảo hộ không an toàn.
- Ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân chưa tốt.
- Trình độ lành nghề và nắm vững kỷ luật của công nhân chưa cao. - Thao tác vận hành thiết bị chưa tốt hoặc không hợp lý.
9.3. Những biện pháp hạn chế tai nạn
- Trong nhà máy phải có các biển báo về quy trình vận hành cho từng phân xưởng. - Tại các phân xưởng phải có sơ đồ quy trình vận hành của từng loại thiết bị. - Các đường ống dẫn hơi, nhiệt phải có lớp bảo ôn, van giảm áp, áp kế. - Bố trí lắp đặt các thiết bị phù hợp quy trình sản xuất.
- Các đường ống dẫn nhiệt phải bọc cách nhiệt, có đồng hồ theo dõi áp lực phải kiểm tra lại các bộ phận của máy trước khi vận hành xem có trục trặc, hư hỏng gì không, nếu có thì phải kịp thời sửa chữa.
- Kho xăng dầu, thành phẩm v.v... phải có bình Cacbonic, cát, nước để phòng cháy chữa cháy. Tuyệt đối nghiêm cấm người vô phận sự vào khu vực sản xuất.
- Kỷ luật trong nhà máy phải nghiêm ngặt, phải xử lý kịp thời các trường hợp vận hành không đúng nguyên tắc, …
9.4. Những yêu cầu cụ thể
9.4.1. Chiếu sáng và đảm bảo ánh sáng khi làm việc
- Vấn đề chiếu sáng phải đảm bảo yêu cầu không lóa mắt công nhân, không lóa mắt do phản xạ, không có bóng tối ở những nơi cần thiết, phải đảm bảo độ rọi đồng đều, đạt yêu cầu tiêu chuẩn độ rọi tối thiểu.
- Bố trí các loại cửa hợp lý để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Khi chiếu sáng cần sử dụng màu sắc ánh sáng sao cho không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân, tạo cảm giác thỏa mái khi làm việc.
9.4.2. An toàn về điện sản xuất
- Mỗi thiết bị phải có hệ thống báo động riêng khi có sự cố, có rơle tự ngắt khi quá tải. Các phụ tải phải có dây nối đất.
- Sử dụng các bộ phận che chắn và bảo hiểm. - Trạm biến thế đặt xa nơi đông người.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm tối thiểu sự nguy hiểm trong trường hợp hở mạch điện.
9.4.3. An toàn về máy móc thiết bị
- Máy móc thiết bị phải sử dụng đúng chức năng, đúng công suất.
- Mỗi loại thiết bị phải có sổ theo dõi rõ ràng. Sau mỗi ca làm việc phải có sự bàn giao máy móc, nêu rõ tình trạng để ca sau xử lý.
- Có chế độ vệ sinh sát trùng, bôi trơn dầu mỡ cho thiết bị. - Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy móc, thiết bị.
9.4.4. An toàn về khí nén, thông gió
- Nhà sản xuất và làm việc phải được thông gió tốt. Những phân xưởng có nhiều hơi nóng như lò hơi, phân xưởng sấy cần bố trí thêm quạt máy để tạo điều kiện thỏa mái cho công nhân khi làm việc.
9.4.5. An toàn về hoá chất
Các hoá chất phải để đúng nơi quy định, xa kho nguyên liệu, kho thành phẩm. Khi sử dụng các hoá chất độc hại cần tuân thủ tốt các biện pháp an toàn.
9.5. Phòng chống cháy nổ - chống sét9.5.1. Phòng chống cháy nổ 9.5.1. Phòng chống cháy nổ
- Những nguyên nhân gây ra cháy nổ: + Do ý thức tổ chức kỷ luật lao động.
+ Do chập điện, do tác động của tia lửa điện, do cạn nước trong lò hơi, do các ống hơi bị co giãn gây nổ vỡ.
- Đề phòng chống cháy nổ cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
+ Đề ra nội quy phòng chống cháy nổ cho từng phân xưởng, bộ phận làm việc của nhà máy.
+ Có kế hoạch theo dõi kiểm tra định kỳ các biện pháp an toàn.
+ Căn cứ vào tính chất nguy hại về cháy nổ của từng nơi mà bố trí các thiết bị chữa cháy cho phù hợp.
+ Những bộ phận dễ cháy nổ phải đặt cuối hướng gió, phải có phương tiện chữa cháy.
+ Phải thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ, công nhân về an toàn trong cháy nổ.
9.5.2. Chống sét
Để bảo vệ các công trình trong nhà máy phải bố trí các cột thu lôi theo quy định đối với mỗi công trình xây dựng.
9.6. Vệ sinh công nghiệp
- Vệ sinh công nghiệp đối với nhà máy thực phẩm nói chung và nhà máy sản xuất malt nói riêng là một vấn đề không thể thiếu được trong nhà máy.
- Một nhà máy có chế độ vệ sinh tốt nó sẽ đảm bảo sản lượng cũng như chất lượng của sản phẩm. Nếu vệ sinh không tốt thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây nhiễm tạp làm hư hỏng bán thành phẩm, thành phẩm.
9.6.1. Vệ sinh xí nghiệp
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong xí nghiệp, tránh ứ đọng nước, rò rỉ thiết bị, rơi vãi hoá chất ...Nếu công tác vệ sinh không tốt sẽ ảnh hưởng đến máy móc thiết bị, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ của người lao động.
9.6.2. Vệ sinh thiết bị
- Các thiết bị trong thời gian ngừng hoạt động cần phải được vệ sinh sát trùng. Các thiết bị phải vệ sinh sạch sẽ và cần phải sát trùng trước khi đưa vào một mẻ mới.
9.6.3. Vệ sinh cá nhân
Vấn đề này đặc biệt cần thiết cho các công nhân lao động trực tiếp. Khi vào nhà máy phải mặc đồng phục, đeo khẩu trang. Không được ăn uống trong khu sản xuất, thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân.
9.6.4. Xử lý phế thải
Trong quá trình sản xuất malt có nhiều phế thải như hạt không đạt yêu cầu sản xuất, rễ malt là những phế liệu gây nhiễm bẩn vì vậy sau mỗi mẻ sản xuất cần phải chứa đúng nơi quy định và đưa ra ngoài phân xưởng để sử dụng cho các mục đích khác.
9.6.5. Xử lý nước thải
Trong nhà máy nước thải ra từ các thiết bị ngâm rửa, thiết bị ươm mầm, nước sinh hoạt... thành phần của nước thải có nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Do đó nước thải cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Thuyết minh quy trình xử lí nước thải: