7. Cấu trúc luận văn
3.3. Giải pháp
3.3.1. Đổi mới nội dung
Đổi mới nội dung theo hƣớng thông tin phong phú hơn, đa dạng hơn, phản ánh nhiều lĩnh vực hơn, phù hợp với đối tƣợng công chúng tiếp nhận. Nói đến chủ quyền biển đảo không chỉ nói đến hoạt động bảo vệ chủ quyền trực tiếp của các lực lƣợng chức năng, mà còn là sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân, nhân là bà con ngƣ dân tại các vùng biển, đảo; nói đến chủ quyền biển, đảo còn nói đến hoạt động, phong trào hƣởng ứng bảo vệ chủ quyền của các đoàn thể, tổ chức, cá nhân, đơn vị ở đất liền hƣớng về đảo xa,
biển xa. Đặc biệt, bảo vệ chủ quyền không chỉ gói gọn ở cụm từ “bảo vệ chủ quyền”, mà còn phải đề cập đến các hoạt động khác nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự, đối ngoại, hợp tác quốc tế… có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Vì dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp, những thông tin đó đều góp phần đắc lực trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Và nhƣ vậy, nội dung của thông tin về chủ quyền biển, đảo trên VTV Đà Nẵng sẽ phong phú hơn, đa dạng hơn và giàu thông tin hơn. Đƣơng nhiên, thời gian qua, VTV Đà Nẵng cũng đã nỗ lực cung cấp thông tin về chủ quyền biển, đảo trên nhiều mảng đề tài khác nhau có liên quan đến biển, đảo, nhƣng cách khai thác đề tài, cách triển khai nội dung, chọn lựa chủ đề vẫn chƣa thực sự có chiều sâu, chƣa mang lại đƣợc sức hút đối với công chúng.
Đặc biệt, để có thể làm phong phú nội dung các nội dung thông tin, trƣớc hết cần rà soát điều chỉnh cân đối giữa các nhu cầu thông tin của khan giả VTV Đà Nẵng. Đây là vấn đề có ý nghĩa thời sự nóng hổi, mang tính toàn diện vĩnh cửu trong lĩnh vực văn hoá- xã hội nói chung và VTV Đà Nẵng nói riêng. Với tƣ cách là phƣơng tiện để phản ánh, điều chỉnh các quan hệ xã hội và định hƣớng toàn diện cho quần chúng, truyền hình luôn đòi hỏi một sự cân đối cần thiết giữa các nhu cầu thông tin cơ bản. Nếu có sự coi nhẹ hoặc thiếu vắng trong sự phản ánh, thông tin một phƣơng diện nào đấy của đời sống xã hội, thì sẽ không khỏi kéo theo những ảnh hƣởng tiêu cực về phƣơng diện đó trong xã hội. Đây thực chất là vấn đề mất cân đối trong nội dung thông tin. Thực tiễn này đã xảy ra ngay tại VTV Đà Nẵng, đó là sự thiếu vắng của mảng thông tin đối ngoại, sự khiêm tốn của mảng thôn tin khoa học, kỹ thuật phục vụ biển, đảo, sự thiếu đầu tƣ và thiếu kịp thời trong mảng thông tin quan điểm, pháp luật về chủ quyền biển, đảo hay sự hời hợt trong việc khai thác đề tài, lựa chọn chủ đề có liên quan đến chủ quyền biển, đảo của phóng viên
v.v… Nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền biển đảo, vi phạm luật pháp về biển đảo cũng nhƣ an ninh hàng hải vẫn chƣa đƣợc VTV Đà Nẵng quan tâm và thông tin kịp thời, đúng mức.
Khảo sát cho thấy, rất nhiều khán giả cho rằng VTV Đà Nẵng vẫn còn thiếu rất nhiều các tác phẩm về chủ quyền biển, đảo mang tính dấn thân, xông pha, nhiều tác phẩm nói về hoạt động đánh bắt của ngƣ dân trên biển, đảo nhƣng phóng viên lại thƣờng chờ đến khi tàu cập bến mới quay và phỏng vấn, khiến cho nội dung và kể cả hình ảnh thiếu hấp dẫn; nội dung thông tin trên VTV Đà Nẵng cứ “nhàn nhạt”, kém hấp dẫn. Đây là điều mà VTV Đà Nẵng cần khắc phục sớm, góp phần nâng cao hiệu quả thông tin, thu hút ngày càng nhiều hơn sự quan tâm theo dõi của công chúng.
Bên cạnh những nội dung chƣơng trình, những nội dung mang tính phổ quát, đại chúng, VTV Đà nẵng cần phải có những chƣơng trình, những thông tin chuyên biệt, dành đặc trƣng cho những vùng nhƣ biển, đảo, những nhóm cƣ dân biển, đảo, nhóm đặc thù. Nói cách khác, thông tin cho công chúng tiếp nhận thì cần phải hiểu rõ đối tƣợng tiếp nhận thông tin đó, phân loại đối tƣợng để có chiến lƣợc thông tin, chọn lọc nội dung thông tin phù hợp hơn khi chuyển tải trên sóng. Hiện nay, nội dung tuyên truyền về chủ quyền biển đảo trên VTV Đà Nẵng chƣa làm tốt điều này. Các chƣơng trình về biển đảo, về khoa học giáo dục, tuy có vẻ phân chia theo nhóm đối tƣợng, song thực tế các chƣơng trình ấy vẫn chƣa bám sát nội dung yêu cầu mà các nhóm đối tƣợng đặc thù.
3.3.2. Đổi mới hình thức
Một tác phẩm báo chí nói chung, một tác phẩm tin tức truyền hình dù cho có nội dung hấp dẫn đến mấy đi nữa nhƣng đƣợc thể hiện bằng một hình thức, thể loại không phù hợp sẽ thiếu hấp dẫn, giảm hẳn đi giá trị của thông tin. Việc đổi mới về hình thức thể hiện của thông tin về chủ quyền biển, đảo
trên sóng VTV Đà Nẵng sẽ góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả thông tin, giúp công chúng tiếp nhận dễ dàng hơn, đến gần với công chúng hơn.
Mặc dù hình thức thể hiện thông tin về chủ quyền biển, đảo trên sóng VTV Đà Nẵng thời gian qua khá phong phú, nhiều thể loại nhƣ tin, phóng sự ngắn, phóng sự chuyên đề, phim tài liệu, ký sự, giao lƣu đối thoại, tọa đàm, truyền hình trực tiếp, … nhƣng trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập cần đƣợc khắc phục.
Tin tức, phóng sự ngắn là những thể loại đƣợc sử dụng nhiều nhất trong hoạt động thông tin chủ quyền biển, đảo trên sóng VTV Đà Nẵng trong thời gian khảo sát 6 tháng đầu năm 2013. Điều này dễ hiểu bởi không gì nhanh nhạy bằng tin, bằng phóng sự ngắn thời sự. Nhƣng những cách làm mới hình thức thể hiện vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nhiều phóng sự ngắn của VTV Đà Nẵng thực hiện với nội dung hay, nhƣng hình thức thể hiện lại quá nghèo, hình ảnh không phong phú, thiếu ấn tƣợng, không lột tả đƣợc chủ đề, ít có thay đổi trong cách thể hiện, trong đó có phóng sự ngắn mang chủ đề về chủ quyền biển, đảo.
Trong hình thức thể hiện của thể loại phóng sự ngắn thời sự, nhiều phóng viên của VTV Đà Nẵng đã chủ động làm mới bằng thủ pháp dẫn hiện trƣờng. Điều này phù hợp với xu thế và sự khuyến khích của VTV. Tuy nhiên, số phóng viên có thể dẫn hiện trƣờng tốt hiện không nhiều. Có những phóng viên lại quá hăng hái dẫn hiện trƣờng nhƣng lại thiếu chuyên nghiệp, hoặc nếu dẫn sẽ chẳng mang lại sức hấp dẫn nào, thậm chí có tác dụng ngƣợc, ví dụ: Trang phục phóng viên không phù hợp với bối cảnh, giọng nói phóng viên khó nghe, nội dung dẫn lặp lại thông tin lời bình, … Cũng có những phóng viên vẫn còn kiên trì với cách làm truyền thống, hầu nhƣ không xuất hiện trƣớc ống kính để dẫn hiện trƣờng. Nói chung, khâu dẫn hiện trƣờng
trong phóng sự ngắn, phóng sự thời sự nhiều kỳ trên sóng VTV Đà Nẵng cần tiếp tục đƣợc hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn nữa, chuyên nghiệp hơn nữa. Bên cạnh đó, sự nết nối phóng sự của đội ngũ dẫn chƣơng trình chƣa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn ngƣời xem. Nhiều biên tập viên dẫn chƣơng trình thời sự, nhất là đội ngũ trẻ có trình độ non kém về nhiều mặt, chuyên môn nghiệp vụ yếu, hầu hết học từ các ngành không thuộc lĩnh vực báo chí- truyền hình, lại chƣa trải qua thời gian dài tác nghiệp, học hỏi đồng nghiệp nên quá trình dẫn các bản tin, chƣơng trình thời sự thiếu ấn tƣợng, ít thu hút ngƣời xem.
Riêng mảng phim tài liệu, phóng sự chuyên đề, ký sự, VTV Đà Nẵng chỉ mạnh ở khâu làm phim tài liệu chính luận và phóng sự chuyên đề. Thể loại ký sự gần nhƣ chƣa đƣợc VTV Đà Nẵng khai thác có hiệu quả. Đặc biệt, một số chủ đề liên quan đến thông tin về chủ quyền biển đảo vốn dĩ khó chuyển tải bằng thể loại “cứng” nhƣ phóng sự ngắn, phóng sự chuyên đề, phim tài liệu mang tính chính luận cao thì lại có thể “mềm hóa” bằng thể loại ký sự, truyền hình thực tế, bằng các chƣơng trình văn nghệ, ca nhạc, trò chơi truyền hình. Nếu phát huy tốt, đây sẽ là thể loại dễ đƣợc công chúng tiếp nhận, góp phần nâng cao hiệu quả thông tin chủ quyền biển, đảo trên sóng VTV Đà Nẵng thời gian tới.
Tóm lại, VTV Đà Nẵng cần tiếp tục kết hợp phát huy tối đa nhiều thể loại, nhƣng cũng cần phải làm mới hơn nữa về hình thức thể hiện thông tin chủ quyền biển, đảo. Có nhƣ thế mới góp phần nâng cao hiệu quả chuyển tải thông tin đến với công chúng.
3.3.3. Tăng cường thời lượng, tần suất thông tin, thay đổi cơ cấu chương
trình
Kết quả khảo sát cho thấy, tăng cƣờng thời lƣợng thông tin về chủ quyền biển, đảo trên sóng VTV Đà Nẵng đƣợc khán giả quan tâm nhiều nhất.
Điều này đồng nghĩa với việc cần tăng cƣờng sản xuất nhiều thôn tin hơn nữa so với hiện nay, thể hiện trên tất cả các mảng nhƣ chính trị thời sự tổng hợp, kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng, thể thao, văn hóa xã hội,…
Tuy nhiên, sản xuất nhiều không có nghĩa đi đôi với việc công chúng sẽ tiếp nhận đƣợc nhiều. Mà tần suất thông tin và cơ cấu chƣơng trình cũng là vấn đề quan trọng, ảnh hƣởng đến quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng. Trong khi lƣợng thông tin về chủ quyền biển đảo phát trong các bản tin thời sự hàng ngày trên sóng chiếm tỷ lệ lớn thì những thƣớc phim dài hơi, những chƣơng trình truyền hình lớn liên quan đến chủ quyền biển, đảo lại không nhiều và thƣờng xuất hiện vào những giờ “xấu”. Thay vì dành hầu hết khung giờ vàng cho phim truyện, trò chơi truyền hình, … thì VTV Đà Nẵng cũng nên dành một thời lƣợng đáng kể cho các chuyên mục, đầu mũ chƣơng trình liên quan đến nội dung thông tin chủ quyền biển, đảo. Có nhƣ thế mới thu hút đƣợc đông đảo ngƣời xem hơn nữa, nhất là cộng đồng ngƣ dân.
Cơ cấu chƣơng trình có thể thay đổi theo hƣớng: Chen giữa các chƣơng trình giải trí có thời lƣợng lớn (phim truyện), là các clip ngắn (2-5phút), tổng hợp những thông tin ngắn dƣới dạng chùm tin liên quan tới tình hình biển đảo, hoạt động đánh bắt và hậu cần nghề cá, về sinh hoạt văn hoá cƣ dân ven biển và hải đảo…
3.3.4. Xây dựng chuyên mục riêng về chủ quyền biển đảo
Việc hình thành một chuyên mục riêng về chủ quyền biển, đảo là điều mà VTV Đà Nẵng cần hƣớng tới. Điều này phù hợp với ý kiến đóng góp của khán giả, phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tế hiện nay, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ của chính VTV Đà Nẵng. Chuyên mục có thời lƣợng ít nhất 10 phút, dài có thể lên đến 30 phút hoặc hơn nữa. Trong đó, dƣới góc độ của chủ quyền biển, đảo, thông tin trong chuyên mục phải là các vấn đề liên quan đến biển đảo trong khu vực, các vấn đề thời sự, nóng bỏng, vấn đề pháp luật,
các mảng trính trị, xã hội, kinh tế biển đảo, v.v… Tên của chuyên mục có thể là: Dặm dài biển xanh; Ký sự biển đảo; Tạp chí du lịch biển đảo, …. Trong chuyên mục có thể hình thành các tiểu mục nhỏ hơn nhƣ: Làng quê biển, đảo xa, môi trƣờng biển, vì chủ quyền biển đảo… Đặc biệt, không xếp chung các phim, chƣơng trình biển, đảo vào các chuyên mục Phim tài liệu, Kinh tế xã hội hay Việt Nam đất nƣớc con ngƣời nhƣ hiện nay. Giới thiệu quảng bá các chƣơng trình này liên tục, thƣờng xuyên trên sóng, nhấn mạnh thời gian, yếu tố chính cần có trong chƣơng trình.
Ngoài ra, VTV Đà Nẵng có thể sản xuất thêm các chƣơng trình thƣ giãn (vừa lấp sóng, chờ vào chuyên mục chính, vừa giới thiệu đƣợc quê hƣơng biển đảo trên các vùng miền của đất nƣớc).
3.3.5. Giải pháp về con người
Nhận thức của đội ngũ lãnh đạo và phóng viên, biên tập viên VTV Đà nẵng về thông tin chủ quyền biển đảo là cơ sở để xác định và thực hiện các nội dung, yêu cầu thông tin đến đâu, mức độ nào. Việc nâng cao nhận thức có thể đƣợc thực hiên bằng nhiều cách, có thể tăng cƣờng tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, phóng viên về chủ quyền biển, đảo; mở các chuyên để nói chuyện về biển đảo và chủ quyền biển đảo cho đội ngũ phóng viên…. Chỉ có đào tạo một đội ngũ phóng viên, biên tập viên có đủ năng lực nghiệp vụ, có trình độ nhận thức cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng thì mới có thể có đƣợc những chƣơng trình, sản phẩm thông tin về chủ quyền biển, đảo hấp dẫn, chất lƣợng đến với công chúng.
Giải pháp về con ngƣời ở đây không chỉ có việc nâng cao nhận thức trong hoạt động của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, mà chính mỗi lãnh đạo của VTV Đà Nẵng cần kiểm soát có tiêu chí chặt chẽ, công khai, minh bạch, công tâm trong quá trình tổ chức tuyển dụng các chức danh. Kiểm
soát và nâng cao chất lƣợng ngay từ đầu vào sẽ giúp bộ máy của VTV Đà Nẵng vững mạnh hơn, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động.
Nâng cao nhận thức của lãnh đạo là cơ sở để các phóng viên, biên tập viên và các lực lƣợng bảo vệ biển đảo, kể cả ngƣời dân vùng biển, đảo hình thành cơ chế phối hợp chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp làm tốt khâu thông tin, tuyên truyền. Nhận thức đúng thì lãnh đạo và phóng viên biên tập viên VTV Đà Nẵng định hƣớng đƣợc các nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân dễ dàng, hiệu quả. Sự ảnh hƣởng sâu sắc và lan toả của các cơ quan truyền thông trong đó có VTV Đà Nẵng với quần chúng nhân dân là rất lớn. Đầu tƣ trang thiết bị, máy móc, mở rộng diện phủ sóng, đa dạng hóa hình thức phủ sóng VTV Đà Nẵng.
3.3.6. Hợp tác trao đổi, chia sẻ, phối hợp thông tin về chủ quyền biển đảo
với các ngành, địa phương, cơ quan báo chí khác
Việc trao đổi, hợp tác và chia sẻ, phối hợp thông tin về chủ quyền biển đảo với các ngành, địa phƣơng và cơ quan liên quan, đặc biệt là cơ quan báo chí, truyền thông là nhu cầu tự thân của mỗi cơ quan báo chí- truyền thông, không riêng gì VTV Đà Nẵng. VTV Đà Nẵng thời gian qua đã có sự phối hợp khá tốt với các địa phƣơng trong khu vực, nhất là các cơ quan báo chí địa phƣơng trong khu vực nhƣ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, với Báo điện tử Chính phủ tại miền Trung. Tuy nhiên, trong quá tình hợp tác, trao đổi thông tin, xây dựng chƣơng trình đó thì thông tin về chủ quyền biển, đảo lại quá ít.
Đặc biệt, khi hình thành một chuyên mục về chủ quyền biển, đảo thì khâu hợp tác, trao đổi, chia sẻ và phối hợp trong thông tin lại càng quan trọng hơn. Nếu không có vai trò tham gia, phối hợp, tạo điều kiện của các địa phƣơng, cơ quan liên quan nhƣ Hải quân Vùng 3, Cảnh sát biển 2, Bộ đội biên phòng, Quân khu 5,… hay báo chí trong khu vực thì khó có đƣợc lƣợng
thông tin phong phú, càng khó có thể hình thành đƣợc khung chƣơng trình hay về chủ quyền biển đảo, chuyên mục về chủ quyền biển, đảo mở ra những sẽ thiếu tính bền vững.
Việc trao đổi, hợp tác và chia sẻ, phối hợp thông tin về chủ quyền biển đảo phải đƣợc cụ thể hóa bằng các văn bản ký kết cụ thể, bằng quyết tâm cao của lãnh đạo các bên liên quan. Qua đó, quán triệt sâu sắc cho đội ngũ phóng viên, nhân viên nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trong quá trình tác nghiệp, thông tin về chủ quyền biển, đảo trên địa bàn mình phụ trách.