7. Cấu trúc luận văn
1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc trong hoạt động thông tin về chủ
quyền biển đảo
Đối với vấn đề biển Đông, Việt Nam đề nghị các quốc gia có liên quan không có những hành động nhằm làm phức tạp thêm tình hình. Liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này. Việt Nam cho rằng trong khi tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho các tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, các bên liên quan cần tuân thủ Công ƣớc Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 và DOC đã ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.
Dựa trên quan điểm nhất quán đó, nhìn chung hoạt động thông tin chủ quyền biển, đảo đƣợc Đảng, Nhà nƣớc chú trọng trên một số nội dung sau:
1.2.1. Thông tin sâu rộng, có hệ thống về vai trò, vị trí, tiềm năng, thế mạnh
của biển, đảo Việt Nam và các văn bản pháp luật về biển, đảo
Đây chính là nội dung chính đƣợc Đảng, Nhà nƣớc đặt lên hàng đầu trong hoạt động thông tin, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo. Theo đó, các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền sâu rộng, có hệ thống về vai trò, vị trí, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam; các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà Nƣớc ta trong đó có Nghị quyết Trung ƣơng 4 (Khoá X) về “Chiến lƣợc Biển Việt Nam đến năm 2020”, Luật Biển Việt Nam đƣợc Quốc Hội ( Khoá XIII) Nƣớc CHXHCN Việt Nam thông qua; những nội dung cơ bản của Công ƣớc Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và Bộ quy tắc ứng xử mang tính pháp lý của các bên ở biển Đông (COC) khi đƣợc các nƣớc có liên quan nhất trí thông qua.
1.2.2. Tuyên truyền, giới thiệu biểu dương những thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo, bảo vệ môi trường sinh thái biển đảo
Thông tin, tuyên truyền, giới thiệu biểu dƣơng những thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo của các điạ phƣơng, các ngành và cả nƣớc; nêu cao vai trò và trách nhiệm của các thành phần kinh tế trong việc tham gia tích cực vào phát triển kinh tế biển; những thành tựu hợp tác quốc tế về biển, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trƣờng biển.
Đề án "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam" đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt ngày 23 tháng 3 năm 2010, với 5 nội dung lớn thực hiện từ nay đến năm 2015. Nội dung chính của đề án là tăng cƣờng phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo; nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng vùng ven biển, hải đảo; tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trƣờng biển; xây dựng, quảng bá thƣơng hiệu biển Việt Nam và cuối cùng là nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo.
1.2.3. Nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của các
tầng lớp nhân dân
Thông tin định hƣớng dƣ luận trong cán bộ đảng viên, công chức và ngƣời lao động cũng nhƣ quần chúng nhân dân về tình hình biển, đảo; chủ trƣơng, giải pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng và Nhà Nƣớc ta gắn với nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân đối với cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang ngày đêm làm nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.
Thực tế cho thấy, việc nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân