Nội dung thông tin

Một phần của tài liệu Thông tin chủ quyền biển đảo trên kênh VTV Đà Nẵng (Trang 53)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.Nội dung thông tin

Theo kết quả tổng hợp từ 301 phiếu điều tra tại khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi, có tới 108 ngƣời đƣợc hỏi cho rằng rất quan tâm (chiếm 36%) và 161 ngƣời (chiếm 53%) bày tỏ quan tâm đến những thông tin về chủ quyền biển đảo trên VTV Đà Nẵng. Tính chung tỷ lệ ngƣời rất quan tâm và quan tâm đến thông tin chủ quyền biển, đảo lên tới 89%.

Chủ quyền biển, đảo là mảng đề tài đƣợc nhiều phóng viên của VTV Đà Nẵng hết sức quan tâm, chú ý và tập trung khai thác dƣới nhiều góc độ. Trên thực tế, đây cũng là một trong những nội dung có số lƣợng tin, bài, phóng sự, phim, chƣơng trình truyền hình chiếm tỷ lệ khá cao trong loạt thông tin về biển đảo nói chung tại VTV Đà Nẵng. Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2013, VTV Đà Nẵng đã phát sóng 55 tin, bài, chƣơng trình liên quan đến biển đảo, phần lớn là các tin, phóng sự ngắn thời sự (xem bảng):

0 5 10 15 20 25 30 35 Tin, phóng sự ngắn thời sự Đối thoại, giao lưu, tọa đàm phim tài liệu, phóng sự, ký sự

Khoa giáo Văn nghệ Khai thác

Nhóm thể loại

B Bảng 2.2: Số lƣợng tin, bài, chƣơng trình phát trên VTV Đà Nẵng từ 01/2013-06/2013

Dƣới đây xin đƣợc phân tích sâu thêm một số lĩnh vực chủ yếu liên quan đến chủ quyền biển đảo mà VTV Đà Nẵng đã thông tin, tuyên truyền trong thời gian qua.

2.1.1. Thông tin chính trị, thời sự về biển đảo

2.1.1.1. Thông tin về chủ trương, chính sách và giá trị chủ quyền biển, đảo

Dƣới góc độ là những thông tin về chủ trƣơng, chính sách về chủ quyền biển, đảo, thời gian qua, VTV Đà Nẵng thƣờng xuyên cử các nhóm phóng viên theo dõi, phản ánh khá đầy đủ các cuộc tiếp xúc cử tri, các hội nghị cấp trung ƣơng, địa phƣơng, bộ ngành có bàn và đề cập đến vấn đề biển, đảo, nhất là tranh chấp trên biển Đông. Đây là những thông tin mang tính chất định hƣớng cao, thông qua đó thể hiện quan điểm, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc đối với vấn đề biển, đảo. Việc phản ánh, phân tích, thông tin về các cuộc hội thảo, các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo Đảng, Chính phủ, các cơ quan trung ƣơng, địa phƣơng với ngƣời dân vùng biển, đảo luôn là những thông tin hàng đầu, đƣợc đông đảo công chúng quan tâm. Vấn đề chủ quyền biển, đảo dƣới góc độ chủ trƣơng, đƣờng lối đƣợc chuyển tải nhanh nhất, gần nhất đến nhân dân thông qua các thông điệp, các ý kiến phát biểu của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc. Đồng thời, VTV Đà Nẵng cũng là kênh thông tin quan trọng giúp bà con nhân dân vùng biển, đảo, trong đó có vùng duyên hải Nam Trung Bộ đóng góp, đề đạt ý kiến, nguyện vọng của mình về vấn đề chủ quyền biển, đảo lên các cơ quan chức năng, chính quyền địa phƣơng nhằm có chính sách về biển, đảo kịp thời, sát thực tế hơn.

Trƣớc Tháng 4 năm 2013, Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang đã có chuyến thăm và làm việc tại các tỉnh, thành vùng duyên hải miền Trung. Nhóm phóng viên Thời sự của VTV Đà Nẵng gồm Quỳnh Anh, Đình Hiệp cũng đã đƣợc phân công bám sát sự kiện, thông tin sâu về vấn đề biển đảo. Đó là loạt tin, bài thời sự: “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc tại

Quảng Nam”, “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc tại Quảng Ngãi”.

Theo đó, các tin bài này chủ yếu xoay quanh các buổi làm việc, đối thoại của chủ tịch nƣớc với bà con nhân dân, trong đó có bà con nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đối thoại cùng các ngƣ dân ngay tại cầu cảng Kỳ Hà, tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang đã ân cần thăm hỏi bà con về điều kiện kinh tế, khả năng vay mƣợn, thế chấp, góp vốn của từng hộ dân để có đƣợc một con tàu bạc tỷ, đủ điều kiện chịu đƣợc sóng to, gió lớn đánh bắt xa bờ, về vai trò của bà con ngƣ dân trong việc góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo đất nƣớc. Trƣớc những kiến nghị cụ thể của bà con, Chủ tịch nƣớc khẳng định sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin từ các cơ quan, đoàn thể, qua đó cùng trao đổi bàn bạc, tìm ra giải pháp hữu hiệu trợ giúp bà con; căn dặn ngƣ dân cần củng cố nghiệp đoàn, đoàn kết gắn bó, chia sẻ kinh nghiệm để vƣơn ra ngƣ trƣờng lớn, mang lại nguồn lợi kinh tế cho địa phƣơng, góp phần gìn giữ an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những thông tin đó đã đƣợc VTV Đà Nẵng chuyển tải nhanh chóng đến công chúng cả nƣớc, trở thành một trong những nguồn động viên lớn của bà con ngƣ dân.

Tháng 5, 6 năm 2013, trên sóng VTV Đà Nẵng, loạt tin, phóng sự phản ánh các cuộc tiếp xúc cử tri của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc của nhóm phóng viên Trung Nghĩa, Việt Thái đã tƣờng thuật, thông tin khá chi tiết, đầy đủ về tâm tƣ, nguyện vọng, những lo lắng, trăn trở của cử tri Quảng Nam trong vấn đề biển đảo, nhất là thái độ và sự phẫn nộ của nhiều cử tri trƣớc hành vi ngang ngƣợc của Trung Quốc trên biển Đông thời gian qua. Đó cũng là mong muốn, nguyện vọng chung của cử tri miền Trung gửi lên Đảng, Nhà nƣớc, Quốc hội. Đặc biệt, Phó Thủ trƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có những phát biểu động viên bà con ngƣ dân, hứa sẽ có những động thái mới nhằm chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan

liên quan tham mƣu để tiến tới ban hành nhiều chính sách có lợi cho bà con ngƣ dân, giúp bà con mạnh dạn hơn nữa vƣơn ra biển lớn để sản xuất, cũng là để góp phần bảo vệ chủ quyền trên biển Đông.

Phóng sự “Người trẻ và báu vật Hoàng Sa, Trường Sa”, phát trong

chuyên mục kinh tế xã hội (tháng 3 năm 2013) do nhóm phóng viên Linh Trúc, Văn Cƣờng thực hiện. Từ cuộc triển lãm tƣ liệu, bản đồ chứng minh chủ quyền biển, đảo Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, nhóm phóng viên đã nêu bật những cảm xúc, suy nghĩ, tâm tƣ và ý thức công dân của những ngƣời trẻ khi đến tham quan tại triển lãm. Phóng sự là sự nhắc nhở, là tiếng nói của giới trẻ đối với chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Họ không bao giờ quên ở ngoài kia, phía đông của Tổ quốc, có hai quần đảo chủ quyền thiêng liêng là Hoàng Sa và Trƣờng Sa.

Tháng 3/2013, nhóm phóng viên Linh Trúc và Hải Thủy thực hiện phim tài liệu “Chuyện biển đảo”. Phim khai thác chủ quyền biển đảo, vấn đề đấu tranh chủ quyền biển đảo dƣới nhiều góc độ, từ lịch sử cho đến các vấn đề đặt ra ở thì hiện tại. Từ góc độ của những công dân bình thƣờng cho tới trách nhiệm của các cấp chính quyền, địa phƣơng. “Chuyện biển đảo” luôn đƣợc nói đến, luôn đƣợc nhắc đến hàng ngày, hàng giờ, ở đâu đó trong cuộc sống của mỗi ngƣời, nhƣ một phần thiêng liêng liêng nhất.

Tháng tháng 4/2013, phóng viên Linh Trúc và Văn Cƣờng thực hiện tiếp phóng sự “Cựu chiến binh Gạc Ma”. Phóng sự đƣợc thực hiện nhân dịp Đà Nẵng tổ chức chƣơng trình kỷ niệm sự kiện đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trƣờng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng năm 1988. Phía Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm đóng trái phép, giết hại nhiều chiến sỹ bộ đội hải quân Việt Nam. Nỗi đau đó, lòng căm thù đó còn mãi trong lõng mỗi ngƣời dân Việt Nam. Qua ký ức đau buồn của những ngƣời trực tiếp có mặt trong sự kiện Trƣờng Sa 1988 năm xƣa, họ gặp nhau, họ nhớ lại, họ càng sôi sục lòng căm phẫn và

tiếng nói ngày hôm nay của họ sẽ là sự thôi thúc các thế hệ kế tiếp đấu tranh không ngững cho chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Cũng cần phải nói thêm rằng, những thông tin chính trị, phản ánh giá trị biển, đảo nói chung, chủ quyền biển đảo nói riêng trên sóng VTV Đà Nẵng không nhiều, tần suất không thƣờng xuyên, chủ yếu bám theo sự kiện chính trị, thời sự. Tuy nhiên, ít nhiều VTV Đà Nẵng cũng đã cơ bản giúp công chúng, nhất là bà con ngƣ dân thấu hiểu, thấm nhuần đƣờng lối, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc trong vấn đề gìn giữ, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

2.1.1.2. Thông tin về lịch sử khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Trong lịch sử dựng nƣớc, giữ nƣớc, biển, đảo là môi trƣờng gắn kết chặt chẽ, một phần không thể tách rời của biên cƣơng, bờ cõi đất nƣớc. Việc mở mang bờ cõi của nƣớc Việt Nam cũng theo con đƣờng mở mang những vùng ven biển, đồng bằng, vùng biển đảo rồi theo đó tiến vào Nam. Trong đó, khu vực miền Trung hiện vẫn còn lƣu giữ, khắc ghi nhiều dấu tích chứng minh cho quá trình khai quốc, trấn giữ biên cƣơng, bờ cõi của cha ông xƣa. Cụ thể, quần đào Hoàng Sa, Trƣờng Sa hay những hòn đảo tiền tiêu của đất nƣớc ta ngày nay đều in dấu nhiều thế hệ ngƣời Việt sinh sống, xác lập chủ quyền trong suốt một thời gian dài. VTV Đà Nẵng đã có nhiều tác phẩm đề cập đến lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Chỉ tính từ tháng 1 đến tháng 6, trên sóng của VTV Đà Nẵng đã phát hàng chục tin, phóng sự, chƣơng trình truyền hình, phim tài liệu, ký sự… về mảng đề tài này. Nổi bật nhất vẫn là mảng phim tài liệu, ký sự, phóng sự. Đó là ký sự

“Trên quê hương hải đội Hoàng Sa” (Đỗ Vinh, Đặng Dợm), phóng sự “Tính nhân văn trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” (Đỗ Vinh, Đặng Dợm), phim

tài liệu “Lý Sơn vào hội” (Đỗ Vinh, Đặng Dợm), phóng sự “Lý Sơn ngày mới” (Đỗ Vinh, Đặng Dợm), … Trong đó, ký sự “Trên quê hương hải đội

Hoàng Sa” là cuộc gặp gỡ của nhóm phóng viên với một số nhân vật: ngƣ

dân tiêu biểu để về chuyến di biển, tình yêu biển, khát vọng chinh phục, nối tiếp truyền thống cha ông ...để khẳng định, khí chất anh hùng và lòng yêu biển đã thấm vào máu ngƣời dân Lý Sơn.

Tháng 5/2013, Phim tài liệu “Thành phố đứng trước biển” do nhóm phóng viên Hồng Liên, Lê Đức, Hải Thủy hoàn thành và phát sóng trên VTV Đà Nẵng. Phim nói về chiều dài lịch sử hình thành nên mảnh đất, con ngƣời Đà Nẵng hơn 500 năm trƣớc cho đến ngày nay. Xuyên suốt chiều dài thời gian đó, có những ngƣời con của Đà Nẵng đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Qua đó, nói lên một Đà Nẵng- một thành phố biển, hình thành và hƣớng biển. “Hơn 500 năm trước, vẻ đẹp của

cảnh biển nơi này đã làm vua Lê Thánh Tông phải thao thức. “Tam canh, dạ tĩnh, Đồng Long nguyệt. Ngũ cổ phong thanh Lộ Hạc thuyền”. 5 thế kỷ trôi qua, đi suốt một chiều dài lịch sử, Đà Nẵng vẫn thế, vẫn lưu giữ bản sắc của mình từ một tâm thế, một tâm thức biển đã được hình thành, được thử thách”(trích lời bình phim). Trong rất nhiều biến cố, thăng trầm, có những ngƣời con của đất Đà Nẵng đã ngã xuống vì chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trận hải chiến Trƣờng Sa 1988, 74 sỹ quan, chiến sỹ của quân đội nhân dân Việt Nam đã anh dũng hi sinh khi quyết giữ chủ quyền quần đảo Trƣờng Sa trƣớc sự hung hăng và tàn bạo của Trung Quốc. Trong đó, có những ngƣời con của thành phố Đà Nẵng… có lẽ không phải ngẫu nhiên khi thành phố này, Tổ quốc Việt Nam này có một phần máu thịt Hoàng Sa, Trƣờng Sa”.

Ở một đề tài khác, nhóm phóng viên Hồng Liên, Lê Đức có phim tài liệu “Mũi đất ba làng An” (tháng 3/2013). Mũi đất Ba Làng An thuộc xã

Bình Châu huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi là một mũi đất vƣơn ra biển Đông của Tổ quốc thân yêu. Đây là cột mốc quan trọng của vùng biển đảo Việt Nam, là vị trí gần nhất của thềm lục địa nƣớc ta nối liền với quần đảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoàng Sa. Khoảng cách đo đạc đƣợc là 135 hải lý, trong khi đó khoảng cách từ quần đảo này đến đất liền của lục địa Trung Hoa xa hơn nhiều, tối thiểu là 235 hải lý. Lịch sử hình thành của mũi đất, nền văn hóa đậm chất biển của mũi đất này cùng truyền thống ra biển, giữ biển, khẳng định chủ quyền biển đảo của cƣ dân vùng Ba Làng An tự bao đời nay vẫn nguyên giá trị, vẫn còn hiên ngang ý chí chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Các cuộc hội thảo khoa học về biển, đảo cũng đƣợc VTV Đà Nẵng chủ động và chú trọng khai thác. Qua đó, làm nổi bật và khẳng định rõ ràng về chủ quyền không chối cãi đối với Hoàng Sa, Trƣờng Sa là của Việt Nam; khẳng định bằng luật pháp quốc tế và luật pháp của Việt Nam trong vấn đề biển, đảo. Dƣới góc độ báo chí, VTV Đà Nẵng đã thực hiện nhiều tin, bài về chủ đề này, tiếp cận nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc để thu thập ý kiến, chứng minh và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Trong đó nhấn mạnh: Các bằng chứng pháp lý, lịch sử khẳng định: Nhà nƣớc Việt Nam từ lâu đời đã thực hiện chủ quyền liên tục và hòa bình đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, phù hợp với thực tiễn luật pháp quốc tế. Điều này đã một lần nữa đƣợc khẳng đinh tại Hội thảo quốc tế về biển Đông với chủ đề “Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa -

các khía cạnh lịch sử và pháp lý” diễn ra ngày 27/4 tại thành phố Quảng Ngãi

trong khuôn khổ Tuần lễ văn hóa biển đảo Quảng Ngãi 2013. Phóng sự do nhóm phóng viên Cẩm Tú, Văn Đức, Văn Phát thực hiện đã tiếp cận vấn đề pháp lý về chủ quyền biển đảo Việt Nam dƣới góc nhìn của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về biển Đông.

VTV Đà Nẵng đồng thời cũng kịp thời thông tin về những phát hiện mới trong việc tìm kiếm, sƣu tầm tƣ liệu chứng minh, khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trƣờng Sa là của Việt Nam. Đầu năm 2013, dƣ luận đặc biệt quan

tâm về việc một Việt kiều Mỹ gửi tặng Đà Nẵng bộ sƣu tập bản đồ và atlas gửi về từ Mỹ. Thông tin này ngay lập tức đƣợc nhóm phóng viên phòng Thời sự , VTV Đà Nẵng tiếp cận và phản ánh kịp thời. Trong khi chờ đợi những gói bƣu phẩm gửi về từ Mỹ, VTV Đà Nẵng đã liên lạc và phối hợp với Văn phòng đại diện của Đài Truyền hình Việt Nam tại Mỹ để thực hiện phóng sự về tác giả trao tặng, anh Trần Thắng ngay trên đất Mỹ về những tấm bản đồ và atlas này.

Nhóm phóng viên Đức Hoàng, Lê Minh, Tô Dũng tại Mỹ đã thực hiện ngay một phóng sự ngắn về Trần Thắng, ngƣời tặng tƣ liệu bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa cho Đà Nẵng. Phóng sự có đoạn viết: “để có thêm những tư

liệu lịch sử khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một việt kiều tại Mỹ đã sưu tầm những bản đồ địa lý, bản đồ các vùng kinh tế, liên quan đến khu vực biển Đông. Những bản đồ này đều chỉ ra từ xa xưa 2 quần đảo Hoàng Sa và trường Sa đều thuộc chủ quyền của Việt Nam”.

Trong khi đó, tại Đài Nẵng, nhóm phóng viên Trung Nghĩa, Việt Thái của VTV Đà Nẵng đã theo sát sự kiện. Đến ngày 8/01/2013, tại Tp Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế- Xã hội Tp Đà Nẵng phối hợp với UBND huyện Hoàng Sa, Hội Khoa học Lịch sử Tp Đà Nẵng tổ chức công bổ bộ sƣu tập bản đồ và atlas do ông Trần Thắng gửi về từ Mỹ. Đây là tƣ liệu lịch sử quan trọng khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là của Việt Nam. “Qua 2 lần gửi về, đến nay ông Trần Thắng- một Việt kiều Mỹ đã

gửi tặng một số cơ quan, trong đó có Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế- Xã

Một phần của tài liệu Thông tin chủ quyền biển đảo trên kênh VTV Đà Nẵng (Trang 53)