Hình thức thông tin

Một phần của tài liệu Thông tin chủ quyền biển đảo trên kênh VTV Đà Nẵng (Trang 90)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Hình thức thông tin

2.2.1. Tin, phóng sự ngắn thời sự

VTV Đà Nẵng hiện có 04 bản tin thời sự hàng ngày gồm: Bản tin Thời sự buổi 6g30, Bản tin Thời sự buổi 11g30 (phát lại lúc 14g00), Bản tin Thời sự buổi 18g30 và Bản tin Thời sự buổi 23g00. Trong đó, mỗi bản tin thời sự

có thời lƣợng 30 phút gồm 2 phần nội dung chính: Phần tin tức thời sự trong nƣớc có thời lƣợng khoảng 15 phút, 5 phút tin tức quốc tế, 3 phút dự báo thời tiết, còn lại là thời lƣợng dành cho quảng cáo. Tất nhiên, khung thời lƣợng này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình thực tế. Trên thực tế, VTV Đà Nẵng chỉ đầu tƣ mạnh cho 3 bản tin thời sự là sáng, trƣa và tối, còn bản tin thời sự cuối ngày lúc 23g thƣờng phát lại một số nội dung đáng chú ý trong ngày và phát mới một số thông tin thời sự ít quan trọng. Theo định hƣớng đó, hiện VTV Đà Nẵng phát sóng trực tiếp 3 bản tin thời sự sáng, trƣa, tối, còn bản tin thời sự cuối ngày thì ghi băng.

Theo điều tra độc lập của Tập đoàn KANTAR Việt Nam, chỉ số ngƣời xem truyền hình (rating) của VTV Đà Nẵng luôn ở mức dẫn đầu khu vực miền Trung- Tây Nguyên trong nhiều năm qua. Riêng bản tin thời sự sáng, trƣa, tối của VTV Đà Nẵng, chỉ số luôn ổn định ở mức khoảng 4.5 hoặc cao hơn, chƣa bao giờ xuống dƣới mức 4.0. Điều này cho thấy, thông tin chính trị, thời sự tổng hợp trên VTV Đà Nẵng luôn đƣợc đông đảo khán giả trong và ngoài khu vực quan tâm.

Tin, phóng sự ngắn thời sự là hai thể loại báo chí làm nên cốt lõi của bản tin thời sự truyền hình. Tin phản ánh sự kiện cụ thể, xảy ra ở địa điểm cụ thể, không gian cụ thể, ở những thời điểm tiêu biểu, có ý nghĩa cụ thể, trên cơ sở của một quan điểm chính trị nhất định. Trong đó, tin trả lời những câu hỏi cơ bản một cách đặc biệt ngắn gọn với tính chất thông báo 5W + 1H. Phóng sự truyền hình là một thể loại mạnh của báo hình, có khả năng phản ánh hiện thực chân thật qua lăng kính cá nhân, vừa khách quan vừa giàu cảm xúc. Phóng sự có thể phản ánh sự kiện ở mức độ toàn diện, sâu rộng, có phân tích, đánh giá và đƣa ra giải pháp. Phóng sự chuyển tải thông tin bằng ngôn ngữ đặc biệt, là sự kết hợp của hình ảnh, âm thanh lời bình, âm thanh hiện trƣờng

và những thông tin trình bày trên màn hình. Một phóng sự ngắn thời sự trên truyền hình có thời lƣợng phổ biển ở 1 phút rƣỡi đến hai phút rƣỡi.

Trên VTV Đà Nẵng, thể loại tin, phóng sự ngắn thời sự đƣợc đánh giá là thế mạnh từ lâu, thế mạnh truyền thống của VTV Đà Nẵng so với các đài địa phƣơng trong khu vực. Không chỉ phát sóng khu vực, các tin, phóng sự ngắn thời sự do VTV Đà Nẵng thực hiện còn đáp ứng yêu cầu phát sóng trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam.

Tin, phóng sự ngắn với thế mạnh là chuyển tải một cách nhanh chóng, nóng hổi các sự kiện, vấn đề trong khu vực đến đông đảo khán giả truyền hình trong và ngoài khu vực. Thời lƣợng của tin truyền hình phát sóng trên các bản tin thời sự khu vực của VTV Đà Nẵng giới hạn ở khoảng 50 giây đến hơn 1 phút, phóng sự ngắn truyền hình thƣờng có thời lƣợng từ 1 phút 30 giây đến 2 phút 30 giây. Đây là khung thời lƣợng chuẩn đƣợc VTV, nhiều hãng tin, nhiều đài truyền hình quốc tế áp dụng. Có những tin, phóng sự ngắn trên VTV Đà Nẵng đƣợc đầu tƣ có chiều sâu, khai thác kỹ, đƣợc đánh giá cao. Nhiều phóng viên của VTV Đà Nẵng đã có mặt kịp thời ở những nơi xảy ra sự kiện, nhất là thiên tai, bão lũ, các thảm họa, đƣa tin, phản ánh và phân tích sâu các vấn đề nóng, mang tính thời sự đƣợc dƣ luận quan tâm. Trong đó, vấn đề chủ quyền biển đảo luôn đƣợc quan tâm đầu tƣ và thực tế cũng đã có nhiều phóng sự, tin tức chất lƣợng tốt. Trong đó, có thể kể ra đây các tin, phóng sự ngắn:

“Giá trị bộ tư liệu bản đồ gửi về từ Mỹ”, “Những con tàu đón tết trên biển”, “Sắc xuân làng biển”, “Bà Huệ làng chài”, “Tình quân dân trên đảo Lý Sơn”, “Cảnh báo tình trạng vận chuyển ấn phẩm vi phạm chủ quyền biển đảo bằng đường hàng không vào lãnh thổ Việt Nam”v.v…

Điều đáng chú ý là với đặc điểm nhanh, nóng, kịp thời, các nhóm phóng viên thời sự của VTV Đà Nẵng ngày càng nâng cao chất lƣợng hoạt động tác nghiệp, trong đó có việc đảm bảo tiêu chí tác nghiệp để hoàn thành

tác phẩm một cách nhanh nhất với chất lƣợng tốt nhất. Với sự hỗ trợ của thiết bị kỹ thuật mới, hầu hết tin tức sự kiện, phóng sự ngắn thời sự phát trên kênh VTV Đà Nẵng đều đƣợc thực hiện ngay tại hiện trƣờng (viết lời bình, dựng và gửi file từ hiện trƣờng). Ê kíp tác nghiệp của VTV Đà Nẵng cũng hƣớng đến ngày càng tin gọn hơn, nếu nhƣ trƣớc đây thƣờng có 3- 4 ngƣời một ê kíp (phóng viên biên tập, quay phim, kỹ thuật, lái xe) thì nay, có những ê kíp một ngƣời đơn lẻ tác nghiệp. Phóng viên tác nghiệp đơn lẻ trƣớc hết phải là một phóng viên biên tập, biết quay phim, biết dựng và đọc lời bình, thực hiện các thao tác kỹ thuật một các thuần thục để gửi dữ liệu về trung tâm một cách nhanh nhất, đảm bảo yêu cầu phát sóng. Tất nhiên, hiện số ngƣời có thể tác nghiệp một mình ở VTV Đà Nẵng hiện vẫn chƣa nhiều, chủ yếu tập trung vào những phóng viên trẻ, năng động và có kiến thức vững về nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, đây là một xu hƣớng mà VTV Đà Nẵng khuyến khích phát triển hiện nay vì vừa tinh gọn, vừa hiệu quả. Ví dụ: phóng sự“Cảnh báo tình trạng vận

chuyển ấn phẩm vi phạm chủ quyền biển đảo bằng đường hàng không vào lãnh thổ Việt Nam”, nhóm phóng viên tác nghiệp chỉ có 2 ngƣời gồm phóng

viên Trung Nghĩa và quay phim Mai Khƣơng thực hiện ngay tại hiện trƣờng Sân bay quốc tế Đà Nẵng chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ bao gồm cả ghi hình, dựng, viết, đúp âm và gửi file về trung tâm. Phóng sự đƣợc phát ngay trong bản tin thời sự buổi trƣa khi mà các đài địa phƣơng và các phóng viên báo viết vẫn chƣa kịp hoàn thành tác phẩm của mình. Tất nhiên, VTV Đà Nẵng vẫn luôn đảo bảo tiêu chí: Nhanh gắn liền với chất lƣợng.

Về cách thể hiện, không nhƣ những tin, phóng sự ngắn truyền thống 5 năm về trƣớc, ngày nay trong bối cảnh đổi mới cách thức làm tin, phóng sự ngắn truyền hình của VTV, VTV Đà Nẵng đã có những bƣớc đổi mới nhất định. Trƣớc đây, khi tác nghiệp, hầu hết phóng viên của VTV Đà Nẵng không xuất hiện trƣớc ống kính, hay còn gọi là dẫn hiện trƣờng (tiếng Anh: Piece to

camera- PTC)[17]. Hàng năm, việc xuất hiện và nói trƣớc ống kính, dẫn hiện trƣờng là cách làm mà các đài truyền hình lớn ở phƣơng Tây thƣờng xuyên áp dụng, tạo sự hấp dẫn, độ chân thực cho tác phẩm của mình trƣớc mắt khán giả, kéo khán giả về gần hơn với sự kiện. Một ví dụ cho sự thay đổi cách tác nghiệp lày là trong phóng sự“Cảnh báo tình trạng vận chuyển ấn phẩm vi

phạm chủ quyền biển đảo bằng đường hàng không vào lãnh thổ Việt Nam”,

sau khi kết thúc phỏng vấn lãnh đạo Hải quan sân bay Đà Nẵng, phóng viên Trung Nghĩa đã xuất hiện ngay trƣớc ống kính để cung cấp thông tin sâu hơn về vụ việc. Điều này tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với khán giả khi theo dõi trƣớc màn hình TV. Hay phóng sự “Ngư dân miền Trung đóng tàu công

suất lớn ra khơi¸ phóng viên xuất hiện trƣớc ống kính nói về những con tàu

mới đang đƣợc ngƣ dân đóng gấp để kịp mùa biển mới đã tạo nên một không khí thi đua lao động của bà con ngƣ dân.

Đặc biệt, trong thời gian 2 năm trở lại đây, VTV Đà Nẵng đã sử dụng thiết bị truyền dữ liệu hình ảnh và âm thanh trực tiếp bằng công nghệ sóng điện thoại 3G đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn mới cho các bản tin thời sự hàng ngày. Trong những tình huống thiên tai, thảm họa, các vấn đề, sự kiện nóng đƣợc dƣ luận quan tâm, VTV Đà Nẵng cử ngay một nhóm phóng viên đến hiện trƣờng và triển khai truyền hình trực tiếp bằng thiết bị Live-U (một thiết bị do Israel sản xuất). Hình ảnh phóng viên xuất hiện ngay tức thì đã mang đến sự quan tâm đặc biệt, sức hấp dẫn mạnh mẽ trong lòng công chúng. Tất nhiên, bên cạnh nhiều tác phẩm thời sự của VTV Đà Nẵng đƣợc đánh giá cao, đƣợc công chúng hoan nghênh, đồng nghiệp ghi nhận, thì vẫn còn nhiều tác phẩm của VTV Đà Nẵng đƣợc làm một cách vội vàng, thiếu chuyên nghiệp và có phần cẩu thả. Có những vấn đề, sự kiện hay nhƣng vì

cách khai thác, cách đặt vấn đề và triển khai vấn đề không hợp lý, hình ảnh không đạt nên phần nào làm giảm chất lƣợng phóng sự, tin bài khi lên sóng các bản tin thời sự. Thống kê sơ bộ, 6 tháng đầu năm 2013, lƣợng tin, phóng sự ngắn thời sự phát sóng trên sóng VTV1 giảm rõ rệt, nhiều đề tài dù hay nhƣng không đƣợc phát sóng bởi cách khai thác theo lối mòn, thiếu sáng tạo, hình ảnh chắp và và không ấn tƣợng, không thể hiện đƣợc chủ đề cần đề cập. Chƣơng trình thời sự của VTV Đà Nẵng vẫn tiếp tục cần đƣợc đổi mới về mặt hình thức thể hiện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khán giả.

2.2.2. Phim tài liệu, phóng sự, ký sự

Đây là những thể loại phức tạp và hiện nay có nhiều thay đổi trong cách làm, những phim do VTV Đà Nẵng làm và phát sóng khu vực, phát sóng quốc gia VTV không là ngoại lệ. Nó có nhiều dạng khác nhau và cách thức thể hiện cũng không hề giống nhau, tùy thuộc và ý đồ chủ quan của phóng viên, của ê kíp làm phim và tùy thuộc vào chính vấn đề, nội dung phim đề cập. Về lý thuyết, các thể loại phim tài liệu, hay phóng sự tài liệu, phóng sự, ký sự có những đặc trƣng khác biệt nhau, cách thức thể hiện không giống nhau, nhƣng trên thực tế, trên sóng của VTV Đà Nẵng hiện vẫn thƣờng đánh đồng giữa các thể loại, hoặc sự phân biệt này không có một ranh giới rõ ràng. Trên sóng của VTV Đà Nẵng thƣờng xuất hiện các thể loại phim tài liệu (hay phóng sự tài liệu), phóng sự và ký sự. Đôi khi những ngƣời làm nghề vẫn thƣờng gọi tất cả các thể loại này về chung một thuật ngữ là “phim tài liệu” hoặc “phóng sự tài liệu” theo cảm quan nghề nghiệp của riêng mình mà không mấy khi xét đến khái niệm hoặc sự khác biệt về mặt thể loại trên phƣơng diện lý thuyết. Sở dĩ có nguyên do của nó: Nhiều chƣơng trình, tác phẩm truyền hình hiện nay có sự pha trộn đáng kể giữa các thể loại dẫn đến nhiều khi không phân biệt đƣợc rõ ràng ranh giới thể loại nữa, lúc đó ngƣời làm nghề gọi chung lại là phim tài liệu hoặc phóng sự tài liệu, dù có nhiều

phim thực chất gần với ký sự hơn. Thực tiễn sự phát triển truyền hình hiện nay cũng cho thấy vấn đề thể loại truyền hình rất phức tạp mà trên phƣơng diện lý thuyết (thƣờng đi sau và là đúc kết) khó có thể mổ xẻ hết đƣợc và trong khuôn khổ luận văn này cũng không có ý định đào sâu thêm về vấn đề thể loại.

Ngoài ra, đội ngũ làm phim tài liệu trẻ hiện nay ở VTV Đà Nẵng có một phần ảnh hƣởng bởi cách thức làm phim của một số nƣớc châu Âu, châu Mỹ, trong đó có cách làm phim tài liệu của xƣởng phim Varant (Pháp). Thời trƣớc, phim tài liệu chú trọng về lời bình và hình ảnh. Cách làm phim hiện nay thiên về hình ảnh, dùng hình tải để tải nội dung, câu chuyện, vấn đề mình định nói. Trong phim ít nhiều đã xuất hiện sự phá cách về hình ảnh, ví dụ: Cùng một câu chuyện, thay vì băm nhỏ các cảnh nhƣ cách làm phim truyền thống thì nay họ đã mạnh dạn để những cú máy dài, máy lia đi theo nhân vật, câu chuyện theo cách làm phim của phƣơng Tây. Tuy nhiên, không phải cách làm nào của phƣơng Tây, các nƣớc Âu Mỹ cũng có thể áp dụng ngay trong hoàn cảnh hiện nay ở VTV Đà Nẵng, đơn cử nhƣ độ dài phim chẳng hạn: Phim của VTV Đà Nẵng làm từ trƣớc đến nay bị ép trong một khung sóng, do đầu ra quy định trong khi họ thoải mái về độ dài. Độ dài ở đây không chỉ về giới hạn thời lƣợng phim, mà kể cả giới hạn thời gian thực hiện phim. Nhƣng cho dù là đƣợc khuyến khích phá cách, có thể làm phim theo độ dài thoải mái thì chƣa chắc những ngƣời làm phim tài liệu của VTV Đà Nẵng đã làm đƣợc vì nhiều lý do thời gian đầu tƣ, kinh phí, v.v… Đây cũng là trở ngại, rào cản chung của mảng phim tài liệu Việt Nam hiện nay. Một số phóng viên, đạo diễn của VTV Đà Nẵng từng tham gia các khóa đào tạo về cách làm phim tài liệu trong khuôn khổ dự án Varant tại Đà Nẵng nhƣ: Đoàn Lê, Mộng Thu, Hoàng Tùng, Vũ Quỳnh…. Vì vậy, mô típ làm phim tài liệu truyền thống hoặc đã bị phá bỏ, hoặc đã bị hòa trộn vào cách làm phim hiện đại. Đây cũng

là một trong những lý do giải thích cho nhận định về “sự phức tạp và nhiều thay đổi” nhƣ đã nói ở phần trên.

Phim tài liệu chính luận, phóng sự chuyên đề xƣa nay vốn là thế mạnh của VTV Đà Nẵng. Các đề tài chính luận do phóng viên của VTV Đà Nẵng triển khai dƣới dạng phim tài liệu hay phóng sự tài liệu đều có những góc cạnh, thể hiện dấu ấn riêng, đƣợc đánh giá cao. Hơn 5 năm về trƣớc, giới làm phim tài liệu của VTV Đà Nẵng nổi lên có Đoàn Huy Giao, Hồ Trung Tú, Xuân Hùng, Vũ Quỳnh,… nay đội ngũ làm phim tài liệu của VTV Đà Nẵng lại xuất hiện thêm nhiều gƣơng mặt mới nhƣ: Đoàn Lê, Hoàng Tùng, Thu Hồng, Đỗ Vinh, Mộng Thu,… Cách làm phim cũng có nhiều thay đổi hơn, gần với khán giả, gần với hơi thở cuộc sống hơn. Trƣớc đây Đoàn Huy Giao nổi tiếng với các thể hiện phim một cách “bác học”, “tầm chƣơng, trích cú”, thì nay, lối viết đó, cách làm đó đã bị dòng phim tả thực, đi sâu vào những mảnh đời, những điều bình thƣờng, giản dị nhất của đời sống hàng ngày lấn át. Với “Đời Muối”, tác giả Thu Hồng đã ghi lại những thƣớc phim thể hiện số phận, thể hiện nhân vật một cách chỉn chu, chi tiết và ấn tƣợng bằng ngôn từ mộc mạc, không hoa mỹ, không mấy trau chuốt. Với “Vùng đất mở Chu

Lai”, Bùi Cao Bằng đã thể hiện sức vƣơn lên của một vùng đất ven biển

Quảng Nam vốn một thời mƣa bom, bão đạn, một thời nghèo đói quanh năm nay đang vƣơn mình mạnh mẽ dƣới bút pháp của phim tài liệu. Phim tài liệu

“Làng Vân” (tháng 4/2013) của Mộng Thu, Hải Thủy đã thể hiện một cách

sinh động, chân thực về cuộc sống của ngƣời làng Vân khi rời nơi ở đã gắn bó với họ bao nhiêu năm.

Khi nhận xét cho thể loại phim tài liệu về biển đảo của VTV Đà nẵng, Đạo diễn Trần Thế Dân - nguyên Phó Tổng thƣ ký thƣờng trực Hội điện ảnh Việt Nam, nhận xét trong Tập san kỷ yếu Kỷ niệm 25 năm ngày phát song đầu tien VTV Đà Nẵng rằng: “Xem phim tài liệu nói chung của Truyền hình

Đà Nẵng (VTV Đà Nẵng), tôi rất thích. Nó đã tiếp nối đƣợc truyền thống của Điện ảnh khu V trong kháng chiến. Phim của các bạn có chất trí tuệ, chất nghệ thuật, chất thơ…”. Đƣơng nhiên, không chỉ có tiếp nối, đội ngũ làm

Một phần của tài liệu Thông tin chủ quyền biển đảo trên kênh VTV Đà Nẵng (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)