Về ngữ pháp

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình Trò chơi truyền hình (Trang 62)

Ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi trên truyền hình mang đậm nét ngôn ngữ của hội thoại. Chính vì vậy, việc sử dụng câu ở đây cũng hết sức đặc thù.

58

Để có thể nói và diễn đạt đúng ngữ pháp tiếng Việt, ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình phải có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng. Quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, để dẫn chƣơng trình này, các MC thƣờng có 2 cách lựa chọn: Một là họ chọn cách nói có chuẩn bị trƣớc (tức là suy nghĩ trƣớc khi nói), hai là cách nói ứng khẩu (tức là suy nghĩ ngay trong lúc nói hoặc giao tiếp).

Những MC chuyên nghiệp hầu hết là ngƣời có khả năng nói tốt, họ có khả năng vừa suy nghĩ vừa nói, vừa nghe, vừa suy nghĩ vừa đáp lại.

Câu đúng ngữ pháp là câu có đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ. Tuy nhiên, trong phong cách khẩu ngữ, ngữ pháp của câu nói có nhiều yếu tố dƣ hoặc tỉnh lƣợc.

“Nó mang vẻ giản dị, gọn gàng, sinh động, uyển chuyển nói dư mà vẫn không

thừa, nói khuyết mà vẫn không thiếu” [24, tr.43].

“Thưa quí vị và các bạn đêm nay là đêm chung kết, chúng ta sẽ cùng xem cặp thí sinh nào là cặp thí sinh sẽ là người chiến thắng giành được ngôi vị ông hoàng, bà hoàng trong chương trình Bước nhảy hoàn vũ. Và trong thời gian vừa qua, họ có một thời gian ngắn ngủi, mỗi tuần có một cặp bị loại và quả thật, đây là một sự động viên to lớn nhưng cũng lại là một sự áp lực không nhỏ nhất là từ phía khán giả dành cho thí sinh của chúng tôi. Thưa quí vị và các bạn, Bước nhảy hoàn vũ, thì trong 3 tháng qua chúng ta đã được thử sức, coi những vũ công là những người thầy của các thí sinh của chúng ta và sự luyện tập của họ là những bài dự thi đầy cảm xúc trên sàn nhảy, có thể nói còn là một tình bạn, mặc dầu sau đêm chung kết hôm nay, tất cả sẽ chia tay mỗi người đi một phía nhưng tình bạn, tình bạn được phát triển trên cơ sở những quốc gia, những dân tộc khác nhau thì trở thành tình hữu nghị và trong thời đại này nay, tình hữu nghị là ước mơ của toàn nhân loại”.

59

(MC Thanh Bạch - Bƣớc nhảy hoàn vũ chung kết mùa giải năm 2011) Trong những điều kiện của đối thoại liên tục và khẩn trƣơng, để cho ngƣời nghe kịp theo dõi, kịp tiếp nhận, ngƣời nói thƣờng dùng các yếu tố dƣ, đó là các hình thức lặp, lặp ngữ pháp, lặp từ vựng.

Điều này khiến ngôn ngữ luôn biến đổi về kiểu loại, luôn mới mẻ, làm ngƣời nói dễ dàng bày tỏ tình cảm, thái độ của mình.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình Trò chơi truyền hình (Trang 62)