Ngôn ngữ của Người dẫn chương trình

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình Trò chơi truyền hình (Trang 28)

Có thể nói sự thành công của một chƣơng trình trò chơi trên truyền hình phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố có ý nghĩa quan trọng hàng đầu chính là ngôn ngữ của ngƣời dẫn, nó tạo nên sinh khí cho trò chơi, kích thích ý chí quyết tâm của ngƣời chơi, khơi dậy niềm háo hức say mê của hàng triệu công chúng đang ngồi trƣớc màn hình.

Theo tác giả Hoàng Anh, ngôn ngữ ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi truyền hình có những đặc điểm sau:

- Ngôn ngữ của người dẫn chương trình là ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ nói tồn tại dƣới dạng thức âm thanh và ngữ điệu. Vì thế, muốn đạt hiệu quả giao tiếp cao, trƣớc hết ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi truyền hình phải có một chất giọng tốt, phát âm rõ ràng, chuẩn xác, sử dụng ngữ điệu tinh tế, hợp lý.

24

Bên cạnh đó, ngôn ngữ nói lại luôn đƣợc đi kèm theo dáng vẻ, cử chỉ, nét mặt. Điều này giúp cho lời nói của ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi truyền hình vừa giàu tính biểu cảm lại vừa chuyển tải đƣợc lƣợng thông tin lớn hơn nhiều so với những gì nằm trong ý nghĩa của ngôn từ, và do vậy, có khả năng tác động đặc biệt mạnh mẽ. Tuy nhiên dáng vẻ, cử chỉ đi kèm lời nói cần hết sức tự nhiên và có “liều lƣợng” để không gây phản cảm cho khán giả hoặc khiến họ bị phân tán tƣ tƣởng (chỉ tập trung sự chú ý vào ngƣời dẫn mà sao nhãng việc theo dõi trò chơi).

- Là sự kết hợp giữa ngôn ngữ được chuẩn bị trước và ngôn ngữ không được chuẩn bị trước (ứng khẩu)

Ngôn ngữ đƣợc chuẩn bị trƣớc phải rõ ràng, dễ hiểu và chặt chẽ, mạch lạc (thƣờng thuộc về văn phong viết). Có nhƣ vậy, nó mới bảo đảm đƣợc tính chính xác và tính thuyết phục của các câu hỏi cũng nhƣ các đáp án trả lời đƣợc sử dụng trong mỗi trò chơi. Còn ngôn ngữ không chuẩn bị trƣớc (ngôn ngữ ứng khẩu) là ngôn ngữ phát sinh trong những tình huống ngoài kịch bản không đƣợc dự liệu trƣớc (thực tế cho thấy là trò chơi càng hấp dẫn thì những tình huống nhƣ vậy càng nhiều). Nó là nhân tố đặc biệt hữu hiệu trong việc “hâm nóng” bầu không khí hoặc duy trì tính liên tục của cuộc chơi. Song cho dù có không đƣợc chuẩn bị trƣớc thì kiểu ngôn ngữ này cũng không đƣợc phép là một thứ khẩu ngữ tự nhiên mang trong mình các yếu tố có tính chất suồng sã, tùy tiện (thậm chí thông tục), mà là một thứ ngôn ngữ văn hóa đƣợc dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức, tức là nó phải có tính chất đứng đắn, nghiêm túc, hoàn chỉnh, đáp ứng đƣợc các chuẩn mực xã hội về giao tiếp, ứng xử.

- Là ngôn ngữ thiên về hình thức đối thoại

Ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi truyền hình thƣờng xuyên phải khởi xƣớng và tham gia vào các cuộc đối thoại (đối thoại với ngƣời chơi, đối

25

thoại với khán giả). Những cuộc đối thoại này, một mặt, làm cho ngôn ngữ của chƣơng trình trở nên đa tầng, đa thanh; mặt khác, kích thích tính chủ động tích cực của những ngƣời có liên quan. Và nhờ thế, trò chơi sẽ sinh động, hấp dẫn hơn.

Khi tồn tại dƣới hình thức đối thoại, ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi truyền hình có những nét đặt trƣng dễ nhận thấy sau đây:

+ Sử dụng nhiều tình thái từ với nhiều chức năng khác nhau.

Chẳng hạn: Để thực hiện mục đích phát ngôn: à, chứ, chăng, không, nhỉ…

(trong câu hỏi, ví dụ: Như vậy đội có nơ có xứng đáng được nhận quà không

các em nhỉ?); đi, với, nhé, nào, nhỉ, thôi… (trong cầu khiến, ví dụ: Các con hãy trở về chỗ bố mẹ đi nào!)

Để biểu thị cảm xúc: a, ôi, ồ… Để gọi đáp: ơi, ạ, này, vâng, dạ, ừ…

+Có nhiều yếu tố dư lược hoặc tỉnh lược

Những lời đối thoại của ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi trên truyền hình xuất hiện trong một bối cảnh giao tiếp đặc biệt, ở đó chủ thể phát ngôn luôn phải chịu sức ép từ nhiều phía: bầu không khí trong trƣờng quay, thái độ và phản ứng của ngƣời đối thoại, sự bị thẩm định ngay lập tức của mỗi sản phẩm ngôn từ… Do vậy, chúng dù có đƣợc chuẩn bị trƣớc cũng không tránh khỏi mang trong mình những yếu tố dƣ (lặp thừa). Còn nếu lời đối thoại của ngƣời dẫn có tính ngẫu phát (vừa nói vừa nghĩ) thì hiện tƣợng lặp thừa lại càng phổ biến.

Ví dụ:

+ Đọc sách báo thì… đọc sách báo thì chị thích đọc những loại sách nào ạ? + Thế chị… có thể đọc một câu thơ ngăn ngắn … mà nói lên được… mà toát

26

Ngoài ra, trong ngôn ngữ đối thoại, xuất phát từ nguyên tắc kiệm lời, ngƣời ta cũng hay sử dụng thủ pháp lƣợt bớt một số yếu tố đƣợc xem là đã xác định và việc nhắc chúng lại là không cần thiết. Việc lƣợc bớt nhƣ vậy không hề làm cản trở sự tiếp nhận của ngƣời nghe, mà ngƣợc lại, còn làm nổi rõ trọng tâm thông tin, đồng thời giúp cho cuộc đối thoại có tiết tấu nhanh hơn, sôi nổi hơn.

Bên cạnh đó, để tránh hiện tƣợng lặp đi lặp lại cùng một câu hỏi trong những thời điểm gần nhau, ngƣời ta cũng có thể dùng thủ pháp lƣợt bớt. Ví dụ:

Và bây giờ thì…? (Câu đầy đủ là: Và bây giờ thì chị đoán hay là chị quay tiếp?)

- Có chỗ bị ngắt quãng, không liền mạch

Khi ứng khẩu, ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi không thể nói trôi chảy nhƣ trong hoàn cảnh đƣợc chuẩn bị trƣớc. Anh ta vừa nói, vừa tƣ duy, vì thế sự vấp váp, ngắt quãng là rất khó tránh khỏi. Biết vậy, khán giả sẵn sàng chấp nhận chuyện đó (thậm chí có ngƣời còn cho rằng nó làm cho ngôn ngữ của anh ta trở nên tự nhiên hơn, mang dấu ấn cá nhân rõ nét hơn).

Ví dụ:

Tôi thì … à rất…à thích chơi bóng. Nhưng tâng bóng thì… à… không thạo.

Tuy nhiên, mọi thứ đều có giới hạn; nếu sự ngắt quãng diễn ra thƣờng xuyên và với độ lớn vƣợt quá mức cho phép về thời gian, chắc chắn nó sẽ làm gián đoạn quá trình tiếp nhận thông tin gây khó chịu cho ngƣời nghe. Vì thế, ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi cần thƣờng xuyên rèn luyện kỹ năng nói để hạn chế tới mức thấp nhất những va vấp không đáng có trong mọi tình huống.

Ngay cả phần ngôn ngữ độc thoại của ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi trên truyền hình cũng phải sử dụng nhiều phƣơng tiện của đối thoại

27

nhằm tạo nên sự gần gũi, thân mật với khán, thính giả, khiến cho họ có cảm giác là mình đang đƣợc trực tiếp tham dự vào diễn biến của trò chơi.

- Là ngôn ngữ giàu các yếu tố gợi cảm

Các yếu tố gợi cảm ở đây đƣợc hiểu là những từ ngữ, lối nói giàu hình ảnh hoặc mới lạ, in đậm dấu ấn cá nhân. Đó có thể là thành ngữ - tục ngữ, chất liệu văn học, hình ảnh so sánh, ví von… và thậm chí là cả từ ngữ đƣợc vay mƣợn từ tiếng nƣớc ngoài. Việc dùng chúng một cách chính xác và đúng thời điểm luôn mang lại hiệu quả to lớn: vừa gia tăng giá trị thẩm mĩ cho lời nói (khiến cho ngƣời nghe thấy sinh động hấp dẫn hơn), vừa thể hiện đƣợc tầm vóc văn hóa của ngƣời dẫn chƣơng trình.

- Là ngôn ngữ mang sắc thái trẻ trung, sôi nổi

Các chƣơng trình truyền hình thƣờng diễn ra trong một bầu không khí sôi động, náo nhiệt (thể hiện ở sự ganh đua căng thẳng trƣớc hết về phƣơng diện thời gian giữa những ngƣời tham gia trò chơi và ở sự cổ vũ cuồng nhiệt của các khán giả có mặt ở trƣờng quay). Tƣơng ứng với bầu không khí ấy chỉ có thể là một chất giọng khỏe khoắn, trẻ trung, sôi nổi, có khả năng “truyền lửa” không chỉ cho ngƣời chơi mà cho tất cả những ai đang theo dõi trò chơi - kể cả những ngƣời ở trƣờng quay cũng nhƣ những ngƣời ngồi trƣớc vô tuyến truyền hình.

Thực tế cho thấy, những ngƣời có chất giọng yếu, lại nói với âm điệu đều đều, khó có thể dẫn thành công một trò chơi truyền hình.

- Là ngôn ngữ không thể thiếu chất hài

Đối với các chƣơng trình trò chơi trên truyền hình, tiếng cƣời có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho ngƣời chơi cũng nhƣ khán giả giải tỏa đƣợc tâm lí hồi hộp, căng thẳng và trở nên gần gũi, thân thiện với nhau hơn. Chính vì lẽ đó, ngƣời dẫn chƣơng trình, trong những thời điểm thích hợp, phải biết tạo nên các tình huống gây cƣời thông qua những câu nói dí dỏm, hài hƣớc

28

của mình. Chỉ có điều, những câu nói đó không đƣợc vƣợt quá ngƣỡng mà chuẩn mực về giao tiếp xã hội cho phép.

Hiện nay, trên truyền hình (cả trung ƣơng lẫn địa phƣơng) có không ít ngƣời dẫn các chƣơng trình trò chơi; tuy nhiên, số ngƣời dẫn thực sự thành công, có khả năng để lại dấu ấn trong lòng khán giả vẫn còn quá ít. Điều này, theo chúng tôi, chủ yếu là do chúng ta còn chƣa có một qui trình đào tạo bài bản, mà ở đó, yếu tố ngôn ngữ nhất định phải đƣợc coi trọng đúng mức.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình Trò chơi truyền hình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)