Năng lực cá nhân

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình Trò chơi truyền hình (Trang 44)

Đây là yếu tố mang tính chủ quan của ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình. Năng lực cá nhân là yếu tố đƣợc thể hiện qua các nội dung sau:

1.3.1.1 Khả năng sử dụng ngôn ngữ

Công việc của một ngƣời dẫn chƣơng trình phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sử dụng ngôn ngữ của họ. Muốn sử dụng tốt ngôn ngữ, trƣớc hết, ngƣời dẫn chƣơng trình phải là ngƣời có vốn ngôn ngữ phong phú. Đây là cơ sở quan trọng, là cái chất liệu quan trọng để ngƣời dẫn chƣơng trình sử dụng trong công việc của mình. Yếu tố này có thể quyết định sự thành công hay không trong công việc của một ngƣời dẫn chƣơng trình.

Khả năng sử dụng ngôn ngữ còn thể hiện ở khả năng vận dụng ngôn ngữ trong việc giải quyết những tình huống bất ngờ. Đó là tài ăn nói hay khiếu nói, yếu tố này mang tính năng khiếu. Một ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình có thành công hay không cũng là nhờ nhiều ở yếu tố mang tính bẩm sinh này. Từ năng khiếu sẵn có, sự học tập, rèn giũa sẽ giúp cho họ biến những yếu tố năng khiếu trở thành điểm mạnh của mình.

Khả năng sử dụng ngôn ngữ là yếu tố quan trọng quyết định đến việc sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình. Thành công của mỗi chƣơng trình cũng phụ thuộc nhiều vào tài ăn nói của ngƣời dẫn chƣơng trình.

Mặt khác, đây cũng là yếu tố gây nên sự hạn chế cho các chƣơng trình Trò chơi truyền hình khi ngƣời dẫn chƣơng trình bị hạn chế về khả năng sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ nhƣ MC Danh Tùng (chƣơng trình Nào mình cùng lên xe buýt) bị chê là có vốn ngôn từ nghèo nàn, tƣ duy ngôn ngữ thiếu mạch lạc.

Một số ngƣời đẹp tham gia dẫn chƣơng trình cũng bị chê là “nhạt” là do vốn ngôn từ quá nghèo nàn, khả năng diễn đạt hạn chế…

40

1.3.1.2 Kiến thức xã hội

Yếu tố mang tính chủ quan này cũng ảnh hƣởng khá lớn đến việc sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình. Kiến thức xã hội chính là phông nền kiến thức văn hóa của ngƣời dẫn chƣơng trình. Khi ngƣời dẫn chƣơng trình có một phông kiến thức rộng, có vốn tri thức vững chắc thì ngƣời dẫn chƣơng trình này hẳn sẽ có một phong thái tự tin, điều này giúp họ có thể bình tĩnh sử dụng ngôn ngữ trong mọi tình huống trong chƣơng trình.

Ngƣợc lại, nếu ngƣời dẫn chƣơng trình chƣa làm chủ kiến thức sẽ bị hạn chế rất nhiều. Ví dụ nhƣ: Chỉ dám nói những điều trong kịch bản, không dám sử dụng ngôn ngữ một cách thoải mái vì sợ bị mắc lỗi.

Hầu hết những ngƣời dẫn chƣơng trình trẻ tuổi đều mắc phải lỗi này, thiếu kiến thức xã hội khiến ngƣời dẫn chƣơng trình non kém về nghiệp vụ dẫn chƣơng trình.

Đây là lý do tại sao, khi lựa chọn ngƣời dẫn chƣơng trình phải lựa chọn những ngƣời có kinh nghiệm, có bản lĩnh dày dạn thì mới có thể đảm đƣơng đƣợc vị trí công việc này.

1.3.1.3 Khả năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong năng lực cá nhân của ngƣời dẫn chƣơng trình.

Khả năng giao tiếp tốt sẽ là điều kiện quan trọng để ngƣời dẫn chƣơng trình thành công với vai trò của mình. Dẫn dắt một chƣơng trình truyền hình, đặc biệt là dạng chƣơng trình Trò chơi truyền hình, ngƣời dẫn chƣơng trình thƣờng xuyên thực hiện các hoạt động giao tiếp với các vai giao tiếp khác nhau. Khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp họ có đƣợc sự chủ động, tự tin trên sân khấu. Khả năng giao tiếp cũng thể hiện ở khả năng ứng khẩu một cách thông minh của ngƣời dẫn chƣơng trình

41

Ngƣợc lại, ngƣời dẫn chƣơng trình mà giao tiếp không tốt, khả năng giao tiếp bị hạn chế cũng là một yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình nhƣ: lúng túng trong xử lý tình huống, nói vấp hay có thể gây ra những lỗi trong ứng xử khi dẫn dắt một chƣơng trình…

1.3.1.4 Bản lĩnh trước áp lực tâm lý

Dẫn dắt một chƣơng trình nhƣ chƣơng trình Trò chơi truyền hình đòi hỏi ngƣời dẫn chƣơng trình phải có một bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Đây là dạng chƣơng trình thu hút sự quan tâm của công chúng rất lớn so với các dạng chƣơng trình khác, mặt khác, dạng chƣơng trình này còn thƣờng đƣợc sản xuất trực tiếp dƣới sự theo dõi của hàng ngàn khán giả nên áp lực đối với ngƣời dẫn chƣơng trình là rất cao. Áp lực lớn nhất là phải điều khiển cả một chƣơng trình diễn ra theo đúng kịch bản, theo đúng thời gian cho phép, áp lực vì mọi lời nói, mọi hành vi, cử chỉ của mình đều có sự soi xét của hàng ngàn cặp mắt khán giả. Thế nên, phải là ngƣời có một bản lĩnh vững vàng mới có thể đảm nhiệm đƣợc vị trí quan trọng này.

Bản lĩnh vững vàng trƣớc những áp lực tâm lý là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi truyền hình. Vƣợt qua đƣợc những áp lực về mặt tâm lý, ngƣời dẫn chƣơng trình mới có thể làm chủ đƣợc chƣơng trình, có thể sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ. Bản lĩnh không vững vàng, ngƣời dẫn chƣơng trình bị chi phối bởi áp lực tâm lý sẽ khiến họ có phong thái không ổn định. Nếu chƣơng trình diễn ra một cách suôn sẻ thì không sao, nhƣng nếu có vài lỗi và bị áp lực từ phía công chúng mà ngƣời dẫn chƣơng trình không vƣợt qua đƣợc thì ngƣời dẫn chƣơng trình có thể phá hỏng cả một chƣơng trình. Nhiều chƣơng trình trò chơi truyền hình trực tiếp nhƣ Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo, Việt Nam Idol…ngƣời dẫn chƣơng trình đều phải đối mặt trƣớc áp lực tâm lý, trƣớc khi

42

chƣơng trình này đều kéo dài trong một thời gian nhất định, là điểm nóng dƣ luận nên áp lực từ phía dƣ luận là rất lớn.

MC Nguyên Vũ là một ví dụ, khi dẫn chƣơng trình Bước nhảy hoàn vũ

năm thứ 3, Nguyên Vũ liên tục bị khán giả chê trách về khả năng dẫn chƣơng trình của mình, thậm chí còn đòi thay ngƣời dẫn chƣơng trình khác, nhƣng Nguyên Vũ vẫn bình tĩnh đón nhận, thậm chí còn lạc quan và vui mừng khi đƣợc khán giả quan tâm, và khẳng định sẽ tiếp tục vai trò của mình. Điều này thể hiện rất rõ trong chƣơng trình Bước nhảy hoàn vũ, Nguyên Vũ đã hoàn

thành nhiệm vụ của mình khá tốt, sau đó Nguyên Vũ liên tiếp đƣợc mời tham gia vào các chƣơng trình khác cũng với vai trò là ngƣời dẫn chƣơng trình.

1.3.1.5 Được đào tạo chuyên nghiệp

Đây cũng là yếu tố quan trọng của một ngƣời dẫn chƣơng trình, yếu tố này quyết định một ngƣời dẫn chƣơng trình có làm công việc của mình một cách chuyên nghiệp hay không.

Đƣợc đào tạo chuyên nghiệp sẽ giúp cho ngƣời dẫn chƣơng trình có những kỹ năng cơ bản nhƣ: phát âm, dùng từ, đặt câu, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống…

Ở Việt Nam, ngƣời dẫn chƣơng trình chuyên nghiệp rất ít, chỉ đƣợc một vài ngƣời đƣợc đào tạo bài bản. Ngƣời đƣợc đào tạo chuyên nghiệp sẽ rất dễ nhận thấy vì họ có một phong thái tự tin, đĩnh đạc. Hầu hết họ đều có khả năng nói tốt, cách phát âm, diễn đạt chuẩn, trong sáng, mạch lạc. Họ có khả năng sử dụng ngôn ngữ khá nhuần nhuyễn và có sự sử dụng ngôn ngữ cơ thể tốt. Ví dụ nhƣ MC Thanh Bạch.

Nhƣng mặt khác, đây cũng là một hạn chế lớn trong thực trạng ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình hiện nay khi mà phần lớn đội ngũ ngƣời dẫn đều không học qua trƣờng lớp đào tạo bài bản. Cái thiếu trong công tác đào tạo đã tạo nên hạn chế của đội ngũ ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

43

Không đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, ngƣời dẫn chƣơng trình hầu nhƣ làm việc dựa trên vốn năng khiếu tự có, quá trình rèn luyện cũng hạn chế, từ đây ảnh hƣởng đến khả năng đảm nhiệm công việc của họ, nhất là khả năng sử dụng ngôn ngữ. Dẫn chƣơng trình dựa vào năng khiếu sẵn có, ngƣời dẫn chƣơng trình thƣờng chỉ trụ lại đƣợc trong một thời gian ngắn, sau đó họ sẽ bị hết vốn và bị thiếu hụt về kỹ năng cơ bản. Thế nên, để có một ngƣời dẫn chƣơng trình chuyên nghiệp phải có một quá trình đào tạo cơ bản. Từ đây, sẽ giúp họ có đƣợc những kỹ năng cơ bản, nhất là kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình Trò chơi truyền hình (Trang 44)