Những yêu cầu đối với ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình Trò chơi truyền hình (Trang 33)

chơi truyền hình

- Ngôn ngữ người dẫn chương trình Trò chơi truyền hình phải mang phong cách ngôn ngữ hội thoại

Phát thanh và truyền hình là hai loại hình báo chí có sự hiện diện đầy đủ các phong cách ngôn ngữ: hành chính, khoa học, thông tấn, văn chƣơng, chính luận và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày. Khi nói trên đài, ngƣời nói vừa phải tuân thủ phong cách ngôn ngữ, vừa phải chịu áp lực của vai nói, hình thức nói (đơn thoại hay hội thoại). Có 2 phong cách nói trên truyền hình là phong cách thông tấn và phong cách khẩu ngữ (có thể pha trộn ít nhiều với phong cách khác nữa).

Ở các chƣơng trình Thời sự, Bình luận, tin tức, sự kiện, vấn đề… dấu ấn phong cách thông tấn đậm hơn khẩu ngữ. Lúc này, ngƣời nói chủ yếu là đơn thoại, họ phải chuyển văn bản thành ngôn bản. Vốn từ đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp này phần lớn là các từ theo khuôn mẫu, có màu sắc trang trọng, chính xác. Kiểu câu đƣợc sử dụng là câu ngắn, ít khi mở rộng, có kết cấu cú pháp tƣờng minh [19, tr.29].

Khác với đơn thoại, hình thức hội thoại trên truyền hình đã tạo rất nhiều cơ hội, điều kiện cho ngƣời của đài và công chúng gặp gỡ, trao đổi.

29

Hình thức hội thoại đƣợc dùng nhiều trong các dạng chƣơng trình Giao lƣu, diễn đàn, chƣơng trình trò chơi, giải trí [19, tr.29].

Chƣơng trình Trò chơi truyền hình sử dụng phong cách khẩu ngữ, ngôn ngữ ở đây thƣờng gặp dƣới dạng hội thoại. Ngôn ngữ hội thoại ƣu tiên sử dụng những câu mang tính chất giao tiếp hội thoại. Các dạng câu chào hỏi, câu đƣa đẩy, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu tỉnh lƣợc, câu đơn đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong các chƣơng trình, chiếm khoảng từ 70 - 80%.

Khi là giao tiếp bằng hình thức hội thoại, ngôn ngữ của ngƣời sử dụng phải mang đặc trƣng phong cách của dạng giao tiếp này. Đó là phong cách khẩu ngữ. Sử dụng lối nói mang phong cách khẩu ngữ là phong cách nói trong giao tiếp thân mật, tự nhiên. Lối nói khẩu ngữ văn hóa khác với khẩu ngữ tự nhiên thông tục, dùng trong những hoàn cảnh không theo nghi thức, đó là cách nói chuyện hàng ngày trong cuộc sống. Còn khi ngôn ngữ này đƣợc truyền tải trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, mà ở đây là trên truyền hình thì hình thức nói này là giao tiếp mang tính chính thức. Chính vì vậy, nói đến ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi là nói đến lối sử dụng ngôn ngữ nói mang phong cách khẩu ngữ, nhƣng phải đảm bảo tính chuẩn quốc gia, tính văn hóa và tính giáo dục.

- Ngôn ngữ người dẫn chương trình Trò chơi truyền hình phải mang tính chuẩn quốc gia

Tính chuẩn trong ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình trƣớc hết là ngôn ngữ đó đƣợc nói đúng văn phạm tiếng Việt. Chuẩn trong cách thể hiện: phát âm, sử dụng ngữ điệu

Yêu cầu quan trọng đối với ngôn ngữ ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình là mức độ chuẩn mực trong phát âm.

Chuẩn phát âm đúng theo các từ in trong từ điển tiếng Việt phải đƣợc thể hiện đồng thời cả ở 2 khía cạnh là vần và thanh điệu. Nƣớc ta có nhiều

30

dân tộc sinh sống, phát âm theo vùng miền cũng rất khác nhau, hiện tƣợng phƣơng ngữ là rất phổ biến. Vì thế chuẩn từ vựng là yêu cầu cần nhấn mạnh đối với văn bản của các chƣơng trình đó. Từ chuẩn trong văn bản thì mới có chuẩn trong cách thể hiện của ngƣời dẫn chƣơng trình.

Hiện nay các phƣơng tiện truyền thông đại chúng đều lấy cách phát âm phƣơng ngữ Bắc Bộ (tiêu biểu là tiếng Hà Nội), bổ sung thêm 3 phụ âm đầu của miền Trung, những âm đƣợc biểu hiện trên chữ viết bằng các con chữ là

ch, tr, s, x, r và hai vần ươu, ưu là cách phát âm chuẩn chữ viết [27,tr.13].

Phát âm sai có thể từ 2 nguyên nhân sau: + Sai do lỗi phát âm

+ Sai do biến thể của phƣơng ngữ. Phƣơng ngữ

Những nét khác biệt

Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ, Nam Bộ Âm đầu vần tr, s, r - + + Vần ưu, ươu - + + Âm đầu vần v + + - Âm cuối t, n + + - 6 thanh điệu + - -

Nhiều ngƣời dẫn chƣơng trình có lỗi phát âm sai: "thanh hỏi" nhƣ "thanh huyền", "thanh ngã" nghe giống nhƣ "thanh sắc". Ngoài các lỗi phát âm sai do biến thể của phƣơng ngữ, ngƣời dẫn chƣơng trình nói quá nhanh dẫn đến nói nhịu, nói nuốt lời khiến ngƣời nghe khó có thể nắm bắt đƣợc. Công chúng miền Bắc thƣờng khó theo dõi một ngƣời dẫn chƣơng trình phía Nam dẫn dắt và ngƣợc lại, công chúng phía Nam thƣờng cảm thấy khó khăn khi phải theo

31

dõi chƣơng trình do ngƣời dẫn chƣơng trình ngoài Bắc đảm nhiệm. Chính vì vậy, một cách đơn giản để hạn chế lỗi phát âm do dấu thanh điệu thì ngƣời dẫn chƣơng trình cần phải làm chủ tốc độ nói của họ.

Trong tiếng Việt, nếu các yếu tố nhƣ âm chuẩn, thanh điệu, tốc độ nói hay cƣờng độ nói chỉ là phần xác thì yếu tố ngữ điệu đƣợc coi là linh hồn của một ngôn ngữ. Điều này càng đặc biệt quan trọng trong ngôn ngữ giao tiếp mang tính nghệ thuật, mà ở đây là giao tiếp trên truyền hình. Vậy nên, yêu cầu đối với ngôn ngữ ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi trên truyền hình là phải sử dụng ngữ điệu một cách chuẩn mực.

Ngữ điệu là một hiện tƣợng ngôn điệu xảy ra ở bậc câu của ngôn ngữ, đƣợc tạo thành từ hoạt động của các đặc trƣng vật lý cơ bản nhƣ cao độ, cƣờng độ, trƣờng độ…[30, tr.37]

Ngữ điệu rất quan trọng đối với ngƣời nghe, cùng với thanh điệu trong tiếng Việt, ngữ điệu có giá trị biểu cảm đặc biệt. Với đặc thù dạng chƣơng trình Trò chơi là mang tính tƣơng tác cao thì ngƣời dẫn chƣơng trình càng phải hiểu và sử dụng ngữ điệu một cách đúng cách. Vì nếu cùng một câu nói mà lên và xuống đúng chỗ sẽ tạo hiệu quả cảm xúc tốt cho công chúng, nếu không đúng chỗ, có thể dẫn đến hiểu lầm, hoặc tạo ra cảm giác khó chịu.

Trong tiếng Việt, với cùng một câu nói, ta sử dụng ngữ điệu khác nhau, nó thể hiện các ý nghĩa khác nhau. Ngữ điệu khá phức tạp khi ta truyền đạt cảm xúc : vui, ta nói khác, buồn ta nói khác, giận, xúc động, sợ sệt, hoang mang, lo lắng...ta nói khác. Ngữ điệu tiếng Việt còn dùng để bày tỏ thái độ tình cảm của ngƣời nói. Điểm khác biệt so với các ngôn ngữ khác là trong tiếng Việt ngữ điệu thƣờng đƣợc sử dụng đồng thời với những từ tình thái nhƣ à, ư, ừ, nhỉ, nhé...

Ngữ điệu còn đƣợc sử dụng đi kèm với cử chỉ, với sự sử dụng linh hoạt khẩu hình của ngƣời nói.

32

Chính vì vậy mà ngữ điệu trong phong cách nói thật sự huyền diệu và tinh tế. Ngƣời dẫn chƣơng trình làm chủ đƣợc kỹ năng sử dụng ngữ điệu là đã tạo đƣợc dấu ấn riêng, mang lại cảm xúc cho mỗi chƣơng trình (Xem thêm trong phần phụ lục). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng đã xuất hiện tràn lan hiện tƣợng nói theo văn phong nƣớc ngoài. Một số ngƣời dẫn các chƣơng trình Trò chơi trên truyền hình cũng thƣờng xuyên mắc lỗi diễn đạt không đúng văn phong tiếng Việt, dùng theo lối diễn đạt của tiếng nƣớc ngoài gây phản cảm cho công chúng. Hơn thế nữa, lối nói này khiến công chúng khó tiếp nhận thông tin, giảm hiệu quả của chƣơng trình. Ví dụ nhƣ “Rất vui vì được làm quen với bạn” (theo mẫu Nice to meet you), hay giới thiệu “Đây là trưởng phòng Thắng” (theo cách diễn đạt của Hàn Quốc), hay giới thiệu “Chương trình này được tài trợ bởi nhãn hàng X,Y,Z”, “Bạn Huệ đến từ Công ty sữa Hà Lan”…

Tính chuẩn mực trong ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi trên truyền hình là việc dùng từ ngữ chính xác, cách diễn đạt gọn gàng, sáng sủa.

Gần đây, công chúng luôn bắt gặp những hiện tƣợng sử dụng ngôn ngữ lai căng, xô bồ khó chấp nhận trên truyền hình, đặc biệt là trong các chƣơng trình Trò chơi. Ngôn ngữ đƣợc ngƣời dẫn chƣơng trình sử dụng một cách tùy tiện, từ ngữ thiếu chính xác thậm chí tối nghĩa và khó hiểu. Ví dụ: Với những MC này, khi tỏ thái độ ngạc nhiên, hay vui mừng thì thay vì reo lên “trời ơi” hay “ái chà chà” họ lại hét lên “wow! wow! wow”, hoặc sử dụng lối nói lai căng: “A, giọng hát của anh ấy rất pro phải không các bạn?”, “Nào, let’go!”, “Thank you very much!”, “Thanks dancer!”

- Ngôn ngữ người dẫn chương trình Trò chơi truyền hình phải đáp ứng các chuẩn mực văn hóa.

33

Ngôn ngữ ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình còn phải đảm bảo tính văn hóa. Trong một chƣơng trình Trò chơi trên truyền hình, ngƣời dẫn chƣơng trình giữ vị trí là nhân vật trung tâm. Nhất cử nhất động của ngƣời dẫn đều đƣợc triệu khán giả màn hình theo dõi, nên ngƣời dẫn chƣơng trình luôn phải biết giữ cân bằng, biết tiết chế mình. Nhiều tình huống với những ranh giới hết sức mong manh cũng đủ làm cho ngƣời dẫn chƣơng trình bị sụt giảm uy tín.

MC Thanh Vân, Nguyên Vũ trong chƣơng trình Bƣớc nhảy hoàn vũ bị chê là đi quá giới hạn khi liên tục ngắt lời thí sinh, ngắt lời ban giám khảo và bị ấn tƣợng là nói quá nhiều dẫn đến sáo mòn, nhàm chán. MC Long Vũ trƣớc đây đã từng gây đƣợc cảm tình của khán giả bởi phong cách dí dỏm của mình nhƣng cũng từng bị nhắc nhở vì sự thoải mái, nói năng bông đùa, đùa giỡn quá trớn với ngƣời chơi, MC Xuân Bắc đã từng phải xin lỗi ngƣời chơi vì thái độ không đúng của mình khi cố tình đùa dai, MC Danh Tùng (Nào cùng lên

xebus) bị khán giả phản đối vì những lời nói hời hợt, nông cạn, MC Quyền

Linh - Chi Bảo trong chƣơng trình Viet Nam gottalent thƣờng xuyên có những cử chỉ gây phản cảm cho công chúng nhƣ bắt chƣớc động tác của thí sinh, nói đùa với thí sinh,với ban giám khảo …

Tính văn hóa trong ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình thể hiện rõ nhất là qua cách ứng xử của ngƣời dẫn chƣơng trình. Ứng xử của ngƣời dẫn chƣơng trình phải đảm bảo sự lịch sự theo văn hóa của ngƣời Việt. Sự ứng xử lịch sự phải đảm bảo theo các chuẩn mực: lễ phép - đúng mực, khéo léo - khiêm nhƣờng.

Điều này thể hiện rõ nhất là trong cách xƣng hô: xƣng hô với khán giả, xƣng hô với khách mời, xƣng hô với thí sinh, xƣng hô với Ban giám khảo cuộc thi… Ngay việc xƣng hô đã cho thấy ngƣời dẫn chƣơng trình có sự hiểu biết về văn hóa giao tiếp hay không.

34

Trong văn hóa giao tiếp của ngƣời Việt, xƣng hô lịch sự trƣớc hết phải lễ phép. Xƣng hô lễ phép thể hiện sự tôn kính với những ngƣời tuổi cao, những ngƣời có vị thế xã hội, những ngƣời có uy tín trong tƣơng quan với ngƣời nói. Ngƣời dẫn chƣơng trình phải biết tính toán, lựa chọn những từ ngữ xƣng hô trang trọng, hợp chuẩn phù hợp với vai giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và mối quan hệ thân - sơ giữa ngƣời nói và ngƣời đối thoại để xƣng hô cho thích hợp. Tuy nhiên, làm ra vẻ lễ phép quá sẽ trở thành thái độ khúm núm, thiếu tự tin, xƣng hô có nguy cơ khuôn sáo, xơ cứng làm mất đi tính thân thiện, sự tự nhiên, gần gũi. Xƣng hô lễ phép có chừng mực sẽ tạo nên đƣợc tính lịch sự tôn trọng trong giao tiếp.

Lịch sự trong xƣng hô còn thể hiện ở tính đúng mực. Xƣng hô đúng mực thể hiện ở cách thức sử dụng từ xƣng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và khoảng cách xã hội giữa ngƣời nói với ngƣời nghe. Xƣng hô chuẩn mực là cách xƣng hô hợp chuẩn, tuân theo những ƣớc định hoặc chế định và có tính khuôn mẫu trong tiếng Việt. Xƣng hô đúng chuẩn mực trong giao tiếp tạo nên tính lịch sự thân thiện.

Trong văn hóa ngƣời Việt, tính lịch sự trong xƣng hô luôn hƣớng tới một phƣơng châm “xưng phải khiêm, hô phải tôn”, tức là khiêm nhƣờng trong xƣng hô. Khiêm nhƣờng là khiêm tốn đối với mình và tôn vinh, đề cao ngƣời trong giao tiếp.

Tính văn hóa trong ngôn ngữ ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình còn thể hiện ở những điệu bộ, cử chỉ, những biểu hiện cảm xúc của ngƣời dẫn chƣơng trình.

Ở các chƣơng trình Trò chơi trên truyền hình, chúng ta dễ dàng bắt gặp những ngƣời dẫn chƣơng trình vô tƣ xƣng “mình” với khán giả, hay hỏi, đáp một cách cộc lốc. Hoặc: “Nào, các bạn ơi! Hãy cùng hát cùng mình nhé!” Rồi: “Hả, cái gì? Bao nhiêu?”… Thoạt nghe dƣờng nhƣ không có điều gì đáng nói

35

nhƣng nghĩ lại xem chừng không ổn. Bởi lẽ, đại từ “mình” trong tiếng Việt thƣờng chỉ để xƣng hô với bạn bè hay ngƣời kém tuổi. Xƣng hô nhƣ thế liệu có khiếm nhã? Đặc biệt khi quy hết vào “các bạn” theo kiểu ngang hàng với mình lại càng không nên, dễ làm phật ý những khán giả cao tuổi.

Tiếng Việt ta rất phong phú và lịch sự, có thể sử dụng linh hoạt trong các tình huống, có thể dùng đại từ chung phù hợp với mọi lứa tuổi. Ví dụ nhƣ xƣng “tôi” và gọi khán giả là “quí vị”, kết hợp với thái độ, động tác nhã nhặn, lịch sự, câu nói đầy đủ chủ chủ ngữ, vị ngữ… chắc chắn sẽ làm vừa lòng ngƣời nghe.

MC Lại Văn Sâm thƣờng rất linh hoạt trong cách xƣng hô, MC này thƣờng chọn đại từ là “tôi”, “chƣơng trình của chúng tôi”, “chúng ta”, và hô tùy vào tên tuổi “anh/chị”, “cô/chú/bác”, “bạn/cháu/em”…

MC Thanh Bạch thì có cách xƣng hô khá thân mật: xƣng hô bằng tên, xƣng hô bằng đại từ “chúng ta”, “chúng mình”, “mình” với “các bạn/em/tên riêng của ngƣời chơi”…

MC Minh Vũ thƣờng xƣng hô bằng đại từ “tôi”, “chúng tôi”, “chúng ta” với “bạn/anh/chị/cô/bác…”

MC Xuân Bắc thƣờng xƣng hô bằng đại từ “chúng ta”, “tôi”, hoặc xƣng bằng tên riêng với ngƣời chơi “bạn/anh/chị/cô/bác…”

Nhƣ vậy xƣng hô nhƣ thế nào trong một chƣơng trình Trò chơi truyền hình đòi hỏi ngƣời dẫn chƣơng trình phải có sự linh hoạt. Với tỉ lệ 94,9% công chúng đồng tình với MC của chƣơng trình biết tùy theo hoàn cảnh mà chọn cách xƣng hô đã cho thấy tính linh hoạt của vấn đề này.

- Ngôn ngữ người dẫn chương trình Trò chơi truyền hình phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh, âm sắc, cảm xúc…

36

Một yêu cầu đối với ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình đó là phải có vốn từ rộng, khả năng sử dụng từ ngữ linh hoạt, biết sử dụng các từ giàu hình ảnh, giàu âm sắc.

Biết sử dụng các từ tình thái, từ láy, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ để tạo sự phong phú, tạo màu sắc âm thanh cho chƣơng trình.

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ là kỹ năng quan trọng của ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ đòi hỏi một ngƣời có vốn hiểu biết sâu rộng, vốn từ phong phú. Phần lớn công chúng đều đánh giá đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1.4: Những kỹ năng về ngôn ngữ mà công chúng đánh giá cao ở một ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình

Bảng trên cho thấy: trƣớc hết 57,0% công chúng đánh giá cao kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ của một ngƣời dẫn chƣơng trình, 11,9% công chúng đánh giá cao khả năng sử dụng từ ngữ của một ngƣời dẫn chƣơng trình, sau đó mới đến các kỹ năng khác nhƣ kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể (chiếm 8,6%), kỹ năng nói - tốc độ nói (chiếm 6,5%) và chất giọng (chiếm 16,0%).

37

Ngoài những yêu cầu trên, ngôn ngữ ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi còn phải đảm bảo tính linh hoạt, sự gần gũi với ngƣời tiếp nhận chƣơng trình bằng việc sử dụng lối nói, lối diễn đạt theo phong cách nói.

Ngôn ngữ sử dụng đƣợc phép chệch chuẩn so với chuẩn ngữ pháp văn

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình Trò chơi truyền hình (Trang 33)