Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Công thương Bắc Ninh (Trang 52)

- Đối với nợ nhóm 5: Năm 2009 nhóm nợ này không phát sinh Năm 2010 đạt 42.193 triệu đồng chiếm 2,66% so với tổng dư nợ của năm.Năm 2011 đạt 2

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG BẮC NINH

3.2.2 Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả

NH TMCP CT BN cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Phản ánh được chính sách tín dụng của NH TMCP CT VN trong từng thời kỳ, đảm bảo sự quản lý thống nhất trên quan điểm tổng thể.

- Phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn đầu tư của Chi nhánh, phát huy được những thế mạnh của địa phương và có giải pháp hạn chế trong đầu tư tín dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề không có lợi thế trong cạnh tranh trong kinh doanh.

- Đáp ứng được các yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần của NH TMCP CT BN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được của toàn hệ thống. Đồng thời phải phát huy được năng lực và lợi thế so sánh của NH TMCP CT BN so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Về chấm điểm và xếp hạng tín dụng: Cần xây dựng một chính sách chấm điểm và xếp hạng tín dụng cụ thể căn cứ trên nhiều yếu tố. Các yếu tố chung và các yếu tố đặc thù. Có như vậy mới phản ánh hết được mức độ rủi ro tổng quát của từng khách hàng. Hơn nữa, việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng còn làm căn cứ cho các quyết định tín dụng về sau. Do đó, các chỉ tiêu này phải thường xuyên được cập

- Về chính sách khách hàng: Căn cứ trên việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng đưa ra các chính sách khách hàng phù hợp. Chính sách khách hàng sẽ bao gồm chính sách tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về dịch vụ, phí dịch vụ,...

- Về định hướng khách hàng:

+ Chú trọng đầu tư tín dụng cho các cá nhân kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khối doanh nghiệp đang được sự hỗ trợ của nhà nước.

+ Phát triển tín dụng cá nhân trên cơ sở tận dụng những điều kiện thuận lợi mới (chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, sự phát triển các gói sản phẩm tín dụng đồng bộ như cho vay CBCNV, thấu chi, cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ô tô…) trên cơ sở có lựa chọn và theo lộ trình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Công thương Bắc Ninh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w