Hoàn thiện Tổ chức bộ máy cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Công thương Bắc Ninh (Trang 51)

- Đối với nợ nhóm 5: Năm 2009 nhóm nợ này không phát sinh Năm 2010 đạt 42.193 triệu đồng chiếm 2,66% so với tổng dư nợ của năm.Năm 2011 đạt 2

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG BẮC NINH

3.2.1 Hoàn thiện Tổ chức bộ máy cấp tín dụng

Để nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc tăng cường khả năng phản biện tín dụng bằng một bộ phận thẩm định tín dụng độc lập, nâng tính hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ, cần xây dựng một bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận kiểm tra nội bộ độc lập, có đầy đủ thẩm quyền. Do đó, đề xuất giải pháp về xây dựng bộ máy tổ chức cấp tín dụng như sau:

- Bổ sung thêm cán bộ cho Phòng quản lý rủi ro và quản lý nợ có vấn đề. Với số lượng cán bộ như hiện tại thì không thể bảo đảm một chất lượng quản lý rủi ro tín dụng cao được do khối lượng công việc rất lớn nhưng chỉ có 01 cán bộ và 01 lãnh đạo. Do vậy, việc bổ sung thêm cán bộ có trình độ chuyên môn, có tư cách đạo đức tốt, yêu nghề có kinh nghiệm vào Phòng là rất cần thiết.

- Tách 2 phần hành riêng biệt của Phòng Quản lý rủi ro và quản lý nợ có vấn đề thành bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và bộ phận quản lý nợ có vấn đề.

+ Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng xác định mức độ rủi ro tổng quát đối với 1 khách hàng (bao gồm cả cũ và mới), đưa ra mức độ rủi ro có thể đến và mức độ thiệt hại đối với Chi nhánh. Các cán bộ trong bộ phận này phải được phân công nhiệm vụ chuyên trách, phụ trách khách hàng theo các cán bộ tín dụng để có thể xử lý kịp thời và đưa ra các biện pháp xử lý khi khách hàng có dấu hiệu rủi ro.

+ Bộ phận quản lý nợ có vấn đề phải tiếp nhận và trực tiếp xử lý những khoản nợ quá hạn, nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro cùng cán bộ tín dụng nhằm thu hồi những khoản nợ rủi ro của Chi nhánh.

- Thẩm quyền phán quyết của các phòng trong Chi nhánh phải được phân theo năng lực quản lý: phân cấp, phân quyền là một yêu cầu trong công tác quản lý và đây cũng là một nghệ thuật bởi nếu có sự bất hợp lý trong phân cấp, phân quyền thì

dẫn đến sự thụ động, ỷ lại, hoặc không kiểm soát được các Phòng. Đồng thời, cơ chế này cũng phải phù hợp với sự điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và quy trình tín dụng theo hướng hiện đại đang được triển khai, đảm bảo tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng trên cơ sở an toàn tín dụng cho các phòng có môi trường thuận lợi cho sự phát triển, kiểm soát đối với những nơi có nhiều rủi ro. Thẩm quyền phán quyết nên thực hiện theo hướng: Sử dụng việc xếp hạng các phòng trong Chi nhánh để xác định năng lực của từng Phòng căn cứ vào chất lượng khách hàng, tốc độ tăng trưởng dư nợ cũng như khách hàng, môi trường kinh doanh và khả năng phát triển để xác định thẩm quyền phán quyết.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Công thương Bắc Ninh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w