Thí nghiệm tiếp với kính dày 2, 3 và 4 mm 38

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gia cường thuỷ tinh bằng phương pháp hóa học (Trang 40)

Báo cáo tổng kết đề tài: Gia cường thủy tinh bằng phương pháp hóa học

Về lý thuyết kết quả nghiên cứu của kính dày 5 mm có thể ứng dụng trực tiếp vào các loại kính có độ dày khác, với điều kiện là kính cùng loại (thành phần ôxít và từ đó có cùng Nhiệt độ biến tính, Tg).

Tuy nhiên, bên cạnh ứng lực căng bề mặt, cấu trúc của thủy tinh gốc (kính chưa tôi) cũng đóng vai trò bổ sung và chất lượng sản phẩm tôi hóa thực chất là kết quả tổng hợp của sản phẩm gốc chưa tôi và sức căng bề mặt mới tạo nên nhờ công nghệ tôi hóa, trong đó sức căng bề mặt đóng vai trò lớn hơn trong việc gia tăng giá trị các thông số kỹ thuật. Chính vì vậy, về lý thuyết, kính càng mỏng vai trò thể hiện của công nghệ tôi hóa càng lớn hay công nghệ tôi hóa càng hiệu quả. Ngoài ra, so với công nghệ tôi nhiệt, đây chính là thế mạnh của công nghệ tôi hóa.

Trên cơ sở thông số công nghệ tối ưu đã xác định với kính dày 5 mm, cụ thể là nhiệt độ trao đổi ion 410 oC và thời gian trao đổi ion 12 giờ, đề tài tiến hành tôi tiếp các mẫu dày 2, 3 và 4 mm, khổ 300 x 300 mm, với số lượng 10 mẫu một loại và thống kê kết quả vào Đồ thị, Hình 10. Nhằm phục vụ việc kết hợp so sánh tương đối với kính chưa tôi, Đồ thị cũng thống kê các kết quả đo khả năng chịu va đập của kính chưa tôi cùng độ dày.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Độ dày kính, mm Kh n ă ng c h u va đậ p, J Kính tôi hóa Kính chưa tôi Đường tiệm cận Đường tiệm cận Kính tôi hóa 2.5 2.7 3.3 3.7 Kính chưa tôi 1 1.2 1.3 1.5 2 3 4 5 Hình 10. Đồ thị Khả năng chịu va đập - Độ dày kính.

Đồ thị cũng cho thấy kính mỏng, ví dụ dày 2 mm, bằng 50% kính 4 mm, nhưng khả năng chịu va đập vẫn đạt tới 75% giá trị của kính dày 4 mm.

Báo cáo tổng kết đề tài: Gia cường thủy tinh bằng phương pháp hóa học

Ngoài ra khi so sánh với kết quả đo kính chưa tôi cùng độ dày kính đã tôi có khả năng chịu va đập tăng 2,2 ÷ 2,5 lần. Đây mới là các nghiên cứu cơ sở, nếu có điều kiện phát triển, nâng cấp công nghệ, khả năng chịu va đập nói riêng và chất lượng sản phẩm công nghệ tôi hóa nói chung còn có thể tiếp tục tăng lên nữa.

Khi so sánh giữa các độ dày, Đồ thị cũng cho thấy kính càng mỏng mức độ tăng tương đối so với chưa tôi càng lớn. Điều này càng góp phần khẳng định thế mạnh của công nghệ tôi hóa ở kính có độ dày dưới 4 mm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gia cường thuỷ tinh bằng phương pháp hóa học (Trang 40)