Quy trình công nghệ tôi hóa 49

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gia cường thuỷ tinh bằng phương pháp hóa học (Trang 51)

Công nghệ được thực hiện theo sơ đồ công nghệ sản xuất thử nghiệm Hình 16 trong dây chuyền gồm 01 lò sấy và 01 lò nung, với các bước cụ thể như sau:

ƒChuẩn bị thủy tinh: Thủy tinh được gia công cắt, mài, khoan, vê viền (nếu

cần) theo yêu cầu cụ thể. Sau đó được rửa bằng nước pha với 5% nước rửa kính và phơi khô nhằm loại bỏ các vết bẩn, vết dầu mỡ và vết mồ hôi tay thợ trên mặt mẫu ngăn cản quá trình khuếch tán ion, rồi phơi hoặc sấy khô.

ƒ Sấy thủy tinh: Dùng găng tay xếp thủy tinh vào giá đỡ và sấy thủy tinh trong

lò sấy lên nhiệt độ 400 ÷ 430 oC tùy theo loại sản phẩm với tốc độ lên nhiệt 2 ÷ 10

oC/phút*.

ƒTrộn hóa chất: Hóa chất được trộn theo tỷ lệ xác định và nhập vào bể inox.

ƒNung chảy hóa chất trong lò nung: Bể hóa chất được nung lên nhiệt độ 400

÷ 430 oC tùy theo loại sản phẩm với tốc độ lên nhiệt 2 ÷ 10 oC/phút.

ƒThả thủy tinh vào bể ngâm: Khi hóa chất đã chảy và đạt nhiệt độ yêu cầu,

thủy tinh được thả từ từ vào bể hóa chất.

ƒNgâm thủy tinh trong bể hóa chất nóng chảy: Thủy tinh được ngâm trong bể

hóa chất ở nhiệt độ 400 ÷ 430 oC tùy theo loại sản phẩm, theo nguyên tắc nhiệt độ ngâm luôn dưới nhiệt độ chuyển pha Tg khoảng 50 ÷ 100 oC, trong thời gian từ 4 ÷ 16 giờ tùy theo yêu cầu cụ thể.

ƒKéo thủy tinh từ bể ngâm lên lò sấy: Sau khi ngâm đủ thời gian, thủy tinh

được nhấc lên khỏi bể hóa chất.

ƒHạ nhiệt độ thủy tinh: theo lò sấy với tốc độ 2 ÷ 10 oC/phút*

ƒRửa thủy tinh: Thủy tinh đã tôi được rửa sạch lượng muối kali còn bám trên

bề mặt và lau khô.

Báo cáo tổng kết đề tài: Gia cường thủy tinh bằng phương pháp hóa học

* Tốc độ cụ thể được xác định bởi nhà sản xuất trên cơ sở độ dày, hình dạng, kích thước, khoảng cách giữa các sản phẩm trong giá hàng, cách xếp sản phẩm cụ thể và nguyên lý nhiệt của dây chuyền thiết bị.

Hình 16. Sơđồ công nghệ sản xuất thử nghiệm

Bảng 13. Các thông số công nghệ

Công đoạn công nghệ Thông số công nghệ

Sấy thủy tinh

• Tốc độ lên nhiệt • Nhiệt độ tối đa

2 ÷ 10 oC/phút 400 ÷ 430 oC

Ngâm trong bể muối kali

• Nhiệt độ ngâm • Thời gian ngâm

400 ÷ 430 oC 4 ÷ 16 giờ Hạ nhiệt độ thủy tinh • Tốc độ hạ nhiệt • Nhiệt độ dỡ hàng 2 ÷ 10 oC/phút 30 oC 1. Chuẩn bị thủy tinh

2. Sấy thủy tinh trong lò sấy

5. Thả thủy tinh vào bể ngâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Rửa thủy tinh

4. Nung chảy hóa chất trong lò nung 3. Trộn hóa chất

7. Kéo thủy tinh từ bể ngâm lên lò sấy

8. Hạ nhiệt độ thủy tinh

Báo cáo tổng kết đề tài: Gia cường thủy tinh bằng phương pháp hóa học

Sơ đồ công nghệ trên, được đề xuất cho Dự án sản xuất thử nghiệm, có thể ứng dụng ngay cho sản xuất các lô hàng nhỏ hoặc tầm trung, nhưng khi sản xuất đại trà0, các nhà chế tạo thiết bị có thể chủ động hiệu chỉnh sơ đồ công nghệ theo hướng dây chuyền được trang bị 02 lò sấy liên hoàn phục vụ cho 1 lò nung và lưu giữ hóa chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhằm giảm chi phí năng lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gia cường thuỷ tinh bằng phương pháp hóa học (Trang 51)