Mô hình thí nghiệm thử mòn nhanh hợp kim nhôm chịu mòn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu 2 lớp chịu mòn thép 8 Kn + hợp kim nhôm hệ Al-Sn-Cu cùng làm bạc trượt động cơ ô tô công suất vừa và nhỏ (Trang 69)

B. Nội dung chính báo cáo

5.4.1. Mô hình thí nghiệm thử mòn nhanh hợp kim nhôm chịu mòn

Việc đề xuất mô hình thí nghiệm thử mòn nhanh lớp vật liệu hợp kim nhôm chịu mòn tùy thuộc vào chế độ đặt tải thử trong quy mô phòng thí nghiệm được đề cập trong chuyên đề 6 đề tài này

Đề tài lựa chọn 2 phương án thử mòn nhanh như sau:

1) Sử dụng thiết bị thử mòn nhanh TRIBOTESTER của hãng TTO-TRIBOtechnic để thử mẫu chuyên dụng (hình 5.9):

+ Có 2 phương pháp thử: mẫu trụ được kẹp chặt trên đầu chất tải và tiếp xúc trực tiếp với đĩa ma sát chuyển động quay ở phía dưới (hình 5.9 b) hoặc mẫu thử tiếp xúc trực tiếp với chi tiết đối ứng chuyển động tịnh tiến qua lại (hình 5.9 c).

+ Tốc độ quay (hoặc tịnh tiến) của chi tiết đối ứng với mẫu thử mòn nhanh được điều chỉnh theo các định mức khác nhaụ Thiết bị này có tích hợp phần mềm xử lý số liệu đo đối với cả hai phương án đặt tải (hình 5.10 a và 5.10 b) và cho kết quả tính toán tự động (hình 5.10 c).

+ Như vậy, đây là một trong số các thiết bị thí nghiệm ma sát học có tính năng hiện đại, vừa đo được lượng mòn nhanh của vật liệu mẫu thử, vừa xác định được hệ số ma sát trong mỗi trường hợp đặt tải theo chế độ thử quy ước. Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm ở đây mới là cơ sở khoa học để phỏng đoán độ bền mòn của vật liệu thử, phạm vi thử còn có hạn chế và có thể chưa đáp ứng được điều kiện thử mòn nhanh ở tải trọng lớn;

a)

b)

c)

Hình 5.9. Giới thiệu máy thử mòn nhanh TRIBOTESTER của hãng TTO-TRIBOtechnic hiện

có tại Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: a) Giới thiệu

c)

Hình 5.10. Giới thiệu phần mềm chuyên dụng của máy thử mòn nhanh TRIBOTESTER

của hãng TTO-TRIBOtechnic

2) Phương án thử mòn nhanh sản phẩm bạc trượt đã gia công đến thành phẩm, với mức tải trọng tương đương tải trọng làm việc trên thực tế của động cơ. Ở ngoài nước người ta chế tạo các băng thử bạc trượt động cơ, cho phép thử nghiệm nhiều loại bạc trượt ở điều kiện làm việc bình thường và quá tải so với điều kiện trên thực tế sử dụng. Để chế tạo được các băng thử như vậy cần có đầu tư nhiều kinh phí, trong đề tài này chưa thể thực hiện được. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đề tài đã có đề xuất thiết kế mô hình thử mòn nhanh đối với các chi tiết bạc trượt có đường kính tới 150 mm như đã đề cập trong chuyên đề 6 [37]. Để chế tạo thiết bị này cần có đầu tư mới về nguồn kinh phí nếu đề tài được phát triển ở mức cao hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu 2 lớp chịu mòn thép 8 Kn + hợp kim nhôm hệ Al-Sn-Cu cùng làm bạc trượt động cơ ô tô công suất vừa và nhỏ (Trang 69)