Kiểm tra khuyết tật hợp kim đúc AO9-2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu 2 lớp chịu mòn thép 8 Kn + hợp kim nhôm hệ Al-Sn-Cu cùng làm bạc trượt động cơ ô tô công suất vừa và nhỏ (Trang 39)

B. Nội dung chính báo cáo

3.1.2. Kiểm tra khuyết tật hợp kim đúc AO9-2

Các khuyết tật của thỏi hợp kim nhôm AO9-2 sau khi đúc được phát hiện thấy sau khi phay bỏ lớp kim loại bề mặt và đã được đề cập trong chuyên đề 3 của đề tài nàỵ Một số dạng khuyết tật cơ bản của thỏi hợp kim nhôm đúc cho trên hình 3.2 dưới đâỵ Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do trong mẻ nấu luyện và đúc đầu tiên chúng tôi đã không sử dụng khí bảo vệ hợp kim trong quá trình nấu luyện.

Để khắc phục hiện tượng trên, đề tài đã tiến hành lô nấu luyện hợp kim AO9-2 trong môi trường có khí bảo vệ. Kết quả cho thấy không còn hiện tượng rỗ khí trong thỏi hợp kim nhôm, ngay cả khi chưa cần phay bổ một lớp kim loại bề mặt như ở trường hợp lô thí nghiệm đầu tiên. Ví dụ như: trên hình 3.3 thể hiện ảnh chụp hiện trạng bề mặt thỏi hợp kim nhôm AO9-2 sau khi đúc của 04 mẫu lô số 1, còn hình 3.4 – 05 mẫu lô đúc số 2 thuộc loạt thí nghiệm điều chỉnh công nghệ đúc.

Như vậy, việc điều chỉnh chế độ nấu luyện hợp kim nhôm chịu mòn trong loạt thí nghiệp lặp đã cho kết quả tốt. Chất lượng vật liệu hợp kim sau khi đúc đảm bảo yêu cầu tốt để sử dụng cho việc cán tạo băng làm paket hàn nổ.

Hình 3.2. Một số dạng khuyết tật đúc thỏi hợp kim nhôm AO9-2

a) b)

Hình 3.3. Lô số 1 mẫu thí nghiệm đúc hợp kim nhôm AO9-2 có kích thước hình học

H x B x L = 135 x 20 x 300 mm: a) Bề mặt phôi đúc và sau phay bỏ lớp khuyết tật đúc;

b) 04 mẫu đúc lô số 1

a) b)

Hình 3.4. Lô số 1 mẫu thí nghiệm đúc hợp kim nhôm AO9-2 có kích thước hình học

H x B x L = 135 x 20 x 350 mm: a) Bề mặt phôi đúc và sau phay bỏ lớp khuyết tật đúc;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu 2 lớp chịu mòn thép 8 Kn + hợp kim nhôm hệ Al-Sn-Cu cùng làm bạc trượt động cơ ô tô công suất vừa và nhỏ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)