Giọng điệu là một phạm trù quan trọng của thi pháp học, một yếu tố thuộc phong cách nghệ thuật biểu hiện tài năng và nét đặc sắc riêng của từng nhà văn. “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc” [20;134]. Trong lý luận văn học cổ phương Đông, chúng ta thường gặp những thuật ngữ: hơi văn, khí văn, điệu văn khi nói đến phong cách và giọng điệu của các nhà văn. Người xưa quan niệm, qua giọng điệu văn chương có thể đoán biết được khí chất của con người. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những quan niệm, những cách đánh giá có tính chất cảm tính. Với quan niệm hiện đại, giọng điệu trong văn chương được giới nghiên cứu quan tâm và xác định đó là một yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nhà văn. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, giọng điệu bao giờ cũng thể hiện thái độ, lập trường của chủ thể và có mối quan hệ đến các mô típ, hình tượng, cảm hứng chủ đạo, kiểu sáng tác.
Giọng điệu có vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học. Các yếu tố tư tưởng, hình tượng chỉ được cảm nhận trong một phạm vi giọng điệu cụ thể và nhờ đó mà người đọc thâm nhập vào thế giới tư tưởng của tác giả.
Các tác phẩm văn học có giá trị đều thể hiện giọng điệu đặc biệt, tiêu biểu cho thái độ, cảm xúc của tác giả.
Giọng điệu trữ tình chịu sự quy định của chủ thể trữ tình, cảm hứng chủ đạo và góc độ giao tiếp. Giọng điệu in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nghệ sĩ - vì cá tính sáng tạo là sự thể hiện tập trung nhất, rực rỡ nhất của cái cá biệt chủ quan.
Thơ ca kháng chiến chống Mỹ cũng xuất hiện nhiều giọng thơ ấn tượng: Bằng Việt suy tư, Lê Anh Xuân ngọt ngào, Xuân Quỳnh sôi nổi chân thành,… và Nguyễn Đức Mậu mộc mạc, giản dị nhưng cũng không kém phần lắng đọng, suy tư, giàu tính triết lý.
Khi vừa xuất hiện, thơ Nguyễn Đức Mậu lập tức trở thành một hiện tượng độc đáo, đặc biệt “một điệu thơ khác các điệu thơ khác”, qua từng thời kỳ, giọng điệu thơ ấy thể hiện nhất quán mà biến hóa, thống nhất mà đa dạng.
Không phải chỉ là quan niệm “Thơ là tiếng nói bên trong, tiếng nói tâm hồn với chính nó”, thực tế sáng tác của Nguyễn Đức Mậu cho thấy thơ ông là tiếng nói thầm với chính ông. Giọng điệu thơ Nguyễn Đức Mậu là giọng bộc bạch, tâm tình. Ông nói với mình nhiều điều riêng tư nhất đã đành, nhưng ngay cả khi ông nói về đất nước, về nhân dân, nói những tình cảm lớn lao đối với thời đại, dân tộc thì cũng vẫn cứ là “nói với chính mình”, những điều ông nghĩ. ở bài thơ Nằm hầm, ông viết:
Tay quờ hơi ấm cho nhau Là chăn của bạn đắp đầu hở đuôi
Cựa mình: hầm động, đất rơi Hồn nhiên giấc ngủ nói cƣời trong mơ.
Ông nói thầm với mình tình cảm giữa những người đồng đội trong căn hầm chật chội thật hồn nhiên mà cũng ấm áp tình người. Kể cả những bài thơ có giọng vui đùa như Nơi em ở nhiều bom đến nỗi:
Nơi em ở nhiều bom đến nỗi
Em nhìn ra bom phá: lửa nằm ngang Bom bi lửa từng chùm tiếp nối
Hàng loạt những bài thơ: Kỷ niệm về một ngƣời anh hùng, Điệp khúc con đƣờng, Cánh rừng nhiễm độc, Khóc một ngƣời đồng chí hy sinh… cũng vẫn là giọng bộc bạch tâm tình. ở đây những tiếng thơ vẫn cất lên là để “ta nghe ta hát một mình”. Ngay cả trong Trƣờng ca sƣ đoàn dường như nhà thơ đứng ở một tầm rất cao của thời đại để nhìn ngắm, chiêm nghiệm về tư thế vươn mình kỳ diệu của sư đoàn, của cả dân tộc, vậy mà giọng thơ vẫn cứ là tiếng vang vô cùng sâu lắng từ nội tâm nhà thơ cất lên. Ông viết :
Nếu tất cả trở về đông đủ
Sƣ đoàn tôi sẽ thành mấy sƣ đoàn
Có khi là lời tự nhủ :
Cho tôi gặp biển quê mình
Khi rừng cây giữa bồng bềnh sƣơng bay Cho tôi nỗi nhớ vơi đầy
Lá thƣ xa nối tháng ngày chờ mong
(Khúc rừng)
Có khi là một chút hối lỗi :
Ta nói cùng ngƣời đã khuất Rằng ta tƣớng tá vƣơng hầu Bạn không ngày sinh ngày mất Vong hồn phiêu bạt nơi đâu?
(Tâm sự)
Cũng nhiều khi, Nguyễn Đức Mậu cơ hồ như muốn đối thoại, nhưng thực ra là đối thoại ngầm để “chân lý” có vẻ khách quan hơn :
Quán trọ giữa đƣờng là trạm giao liên Bệnh viện, văn công ở trong hang đá Bội đội gọi nơi đây là thành phố Dù không có một ngôi nhà.
(Thành phố trong rừng)
Như vậy, bộc bạch tâm tình là giọng điệu chủ đạo của thơ Nguyễn Đức Mậu. Giọng điệu này cho thấy một Nguyễn Đức Mậu hay nghĩ ngợi, băn khoăn, trăn trở. Nó góp phần tạo nên “dòng ý thức” mang tính chất hiện đại trong thơ ông. Vì “anh luôn cảm thấy mắc nợ cuộc sống, đồng đội” [55;
43] nên Nguyễn Đức Mậu luôn băn khoăn, suy tư làm sao để viết ngày một nhiều hơn, hay hơn về người chiến sĩ, về quê hương và về những người thân yêu xung quanh mình. Ông tự đối thoại với chính mình để bộc bạch những suy ngẫm về trách nhiệm của người cầm bút:
Tôi nghĩ gì, viết gì trƣớc trang giấy trắng
Đêm cô đơn, cùng ngọn đèn khuya khoắt giữa cô đơn Sau mỗi chuyến đi, mỗi ngả đƣờng chợt hiện
Sự cô đơn khơi nguồn cho tƣởng tƣợng Cho mọi vui buồn thấm tận tâm hồn
(Những đoạn ghi chép)
Ông luôn dằn vặt, luôn chiêm nghiệm đến khắc khoải:
Nhiều đêm thức với mênh mông
Trắng tinh trang giấy chong chong ngọn đèn
(Gửi bạn đầu năm)
Và rồi:
Mỏng manh trang giấy đêm dài Ngọn đèn thức với đầy vơi tâm tình Chợt vui buồn, chợt lặng thinh Chữ đầy trang lại tự mình xoá đi
(Không đi)
Nghĩ về chiến tranh, nghĩ về sự hy sinh, sự hoá thân của đồng đội cho dáng hình Tổ quốc, nghĩ về những điều giản dị nhưng linh thiêng, Nguyễn Đức Mậu luôn luôn băn khoăn tự hỏi liệu mình đã viết đủ đầy và đúng chưa cho những mất mát ấy. Căn nguyên ấy phần nào lý giải sự thường trực của giọng điệu tâm tình, bộc bạch trong thơ Nguyễn Đức Mậu.
Thời khắc ấy chủ thể trữ tình đối diện với chính mình, và con người thật của nhà thơ hiện lên rõ hơn bao giờ hết, cũng như những sự kiện, những hiện tượng của đời sống đã diễn ra, được nhà thơ nhìn nhận bình tĩnh hơn, soi chiếu từ nhiều góc độ để ý thức sâu sắc hơn. Dễ hiểu vì sao trong suốt mấy chục năm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, khi mà nhiều nhà thơ chỉ nói lên cái vui chiến thắng, Nguyễn Đức Mậu vẫn nói thêm về cái xót xa, mất mát trong ngày chiến thắng:
Đất nƣớc!
Chúng tôi kết nên đài hoa dâng Ngƣời Có bàn chân không giày
Có ngọn cờ rách nát Có mái đầu quấn băng Có màu áo phủ nhòa bụi đất
(Trường ca sư đoàn)
Khi mọi người náo nức, hân hoan, ông lại bâng khuâng :
Hỡi những ngƣời hôm nay không trở về Lồng ngực các anh chắn luồng đạn bắn Cái đích con đƣờng các anh ngã xuống Chúng tôi vào thành phố kéo cờ lên
(Trường ca sư đoàn)
Thơ Nguyễn Đức Mậu vì thế không mấy khi ồn ào, và ông làm thơ cũng không phải dễ. Nó là những tiếng nói dội lên từ cõi lòng sâu thẳm của nhà thơ. Những tiếng nói nội tâm sâu lắng như thế, trong thơ Việt Nam hiện đại không phải là nhiều.
Vì là tiếng nói thầm với chính mình nên Nguyễn Đức Mậu thành thực phơi trải nỗi lòng mình. Thơ ông bày tỏ cảm xúc mãnh liệt của ông “khi vui, khi buồn, khi hy vọng”. Những cách nói “ta yêu”, “ta nhớ”, “tôi thƣơng”… trở thành điệp khúc chan chứa tha thiết:
- Tôi yêu em không thấu hết lo buồn
Tôi yêu em không sợ vầng trăng khuyết Vòng tay ta đủ nối một trăng tròn
Tôi yêu em không ngại gì xa cách
Thương nhớ đầy vơi khắp núi non
Tôi yêu em chƣa hẹn ngày gặp mặt
(Đề tựa)
- Thương em biết mấy cho vừa Tôi đi xa lắm mà chƣa hẹn về
(Thư những ngày xa)
Ngọn đa cao
(Tuổi thơ nhìn lại)
- Tôi nghe sông hát sôi lòng đất
(Thi khúc sông Lô)
- Tôi nhớ gì, nghĩ gì trƣớc trang giấy trắng - Những buổi buồn lo, những mộng mơ
Tôi gìn giữ nhen nhóm thành lửa ấm
- Tôi tin mùa màng dành cho ngƣời làm lụng
(Những đoạn ghi chép)
- Tôi yêu thời gian cái lá rơi, sợi tóc bạc âm thầm
- Tôi yêu thời gian con tàu nhịp bƣớc
(Tấm vé vào sân cỏ)
- Những ngƣời lính về đâu không hẹn trƣớc Cũng nhƣ tôi phấp phỏng nỗi thương nhà
(Chuyến tàu đêm giao thừa)
- Hỡi ngọn lửa đêm đêm từ heo hút cánh rừng
Tôi yêu hơn mọi hành tinh xa lạ
(Trường ca sư đoàn)
Giọng bộc bạch tâm tình nào cũng tạo nên cách xưng hô phổ biến của chủ thể trữ tình. Trong tiếng Việt “ta” có khi là “chúng ta” nhưng có khi lại là “tôi”. Nó vừa là lời tự nói với mình, vừa hướng ra ngoài để giãi bày, trò chuyện.
- Ta yêu mến, giữ gìn - không thể khác Tàu Việt Nam, tàu bè bạn kề vai
(Bến cảng mặt trời)
- Ta mơ ngày mai đôi bờ mở hội.
(Nhịp cầu sông Nậm Ô)
- Gặp hài cốt bạn, ta khóc Ngƣời chết nói gì cùng ta
(Tâm sự)
Trắng xao xác gió, trời vừa heo may.
(Trắng và trắng)
- Ta ƣớc chi là con gà nhặt đƣợc…
(Nhặt và gặt)
Nguyễn Đức Mậu còn là nhà thơ hay sử dụng đại từ nhân xưng “mình” trong thơ bên cạnh “tôi”, “ta” hay “chúng ta”. Những tiếng “mình” trong thơ nghe tha thiết và chân thành, nghe như tác giả đang tâm tình, giãi bày:
- Bạn ngã xuống rừng dày Mình ôm bạn
Vuốt đôi mắt khép
(Viết tặng một người thương binh)
- Mình đi qua buồn vui thƣờng gặp …
Bƣớc thăng trầm, khôn dại
Trái tim mình chƣa vô cảm, thờ ơ
(Từ nhà sang cơ quan)
- Đôi khi mình vơ vẩn nhớ về cây Nhớ đau đáu khoảng trời đã mất
(Trên đường phố cũ)
- Nhƣng nhiều lúc mình vô tâm chẳng nhớ!
(Cây đại trước hiên nhà)
Khi cảm xúc đến cao trào thì tiếng gọi, những thán từ cũng đến rất tự nhiên trong thơ:
- ơi mùa đông sửa soạn đón mùa xuân (Mùa đông lên đường)
- ơi cô gái tên gì anh chẳng biết
(Mùa xuân Trường Sơn)
Hỡi ai đi tới tiền phƣơng
Có mang mùa lá quê hƣơng theo cùng (Lá)
- Bạn bè ơi…
Rõ ràng, bộc bạch tâm tình trong thơ Nguyễn Đức Mậu cho ta một cái nhìn toàn diện hơn, và có lẽ “chân xác hơn” về ông, một con người có tâm hồn trong sáng, nhân hậu thủy chung, sôi nổi và mãnh liệt trong tình cảm nhưng cũng rất dễ xúc động và nhiều khi cũng yếu đuối như bất kỳ ai.
Giọng bộc bạch tâm tình - những tiếng nói về mình, nói với chính mình trong thơ Nguyễn Đức Mậu tạo nên một phong cách riêng.
Thơ là những rung động của trái tim kết lại thành vần, thành điệu. Thơ rất cần cảm xúc, nhưng biết nâng tầm trí tuệ cho mỗi câu thơ là một cách tạo ra chiều sâu cho tình cảm. Sự gắn bó mật thiết trí tuệ với tình cảm thông qua những suy tưởng triết lý, khái quát đem đến cho thơ những khám phá mới mẻ về chân lý cuộc đời.
Điệu thơ dịu dàng, tha thiết của Nguyễn Đức Mậu chắc phải là biểu hiện của một thái độ sống thật đẹp và một cảm nhận tinh tế. Nó là lòng gắn bó máu thịt của nhà thơ với đất nước mình, nhân dân mình, là thái độ ân cần trong cuộc sống, trong tình yêu, là ý thức chắt chiu vun đắp hướng tới một cuộc sống xứng đáng hơn cho mỗi con người.
Tình cảm ấy của nhà thơ tự nó đã làm nên một triết lý nhân sinh nhẹ nhàng mà sâu sắc. Coi thơ là những thì thầm sâu sắc về đất nước, về tình yêu, về lẽ sống, về cái đẹp, về chiến tranh. Thơ Nguyễn Đức Mậu thật sự là tiếng nói của một tâm hồn “tìm đến những tâm hồn đồng điệu”. Cho đến nay, thơ Nguyễn Đức Mậu cũng là một món ăn tinh thần thấm sâu vào trái tim người yêu thơ. Và qua thời gian ông vẫn là ông - một con người hay nghĩ, hay chất vấn từ lòng mình để lắng nghe tiếng nói cất lên từ cuộc sống, cất lên từ cốt lõi của cuộc sống đa chiều, phức tạp và kỳ thú này. Đó thực sự là một nỗ lực đưa thơ về gần với cuộc sống để thơ “biểu đạt một cách tự nhiên những cảm nghĩ tự nhiên của con người trong cuộc sống hàng ngày”.
Bằng sự cảm nhận của riêng mình, thơ Nguyễn Đức Mậu đã phản ánh trên những phương diện nhất định hình ảnh con người và đất nước Việt Nam trong cả thời chiến và thời bình. Đó là cảm xúc, suy nghĩ chân thành và tha thiết của nhà thơ - người chiến sĩ Nguyễn Đức Mậu. Qua những trang thơ của ông, người đọc có thể tìm thấy bức tranh hiện thực, tâm hồn và tính cách con người Việt Nam, đặc biệt là chân dung của thế hệ của chính nhà thơ.
Đây là những dòng thơ chắt lọc ra từ chính tâm hồn tươi trẻ của nhà thơ, những vần thơ mà ông đã phải đánh đổi bằng cả cuộc đời của mình.