Cảm hứng về đất nước trong những năm tháng không bình yên

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu (Trang 33)

1. Cảm hứng về đất nƣớc và con ngƣời trong chiến tranh

1.1. Cảm hứng về đất nước trong những năm tháng không bình yên

Thời đại chống Mỹ là thời đại biến động, đau thương, anh hùng và thử thách. Trong không khí cách mạng, chủ nghĩa yêu nước là nguồn động lực tinh thần lớn nhất của hết thảy mọi người và cũng là nguồn cảm hứng lớn bao trùm và thấm sâu trong mọi tác phẩm thơ ca. Tắm mình trong không khí thời đại, Nguyễn Đức Mậu đã nhìn nhận lịch sử dân tộc từ quá khứ đến hiện tại chiến tranh anh dũng để hình thành cách cảm nhận mới mẻ về đất nước.

Cảm hứng về đất nước là một cảm hứng nổi bật trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc ta đặt ra cho mỗi người Việt Nam vấn đề không chỉ ý thức về mình mà còn ý thức về đất nước. Thơ Việt Nam hiện đại đã cất lên tiếng ca bay bổng hào hùng về đất nước trong thời đại đánh Mỹ:

Ôi Việt Nam Tổ quốc thân yêu Trong khổ đau ngƣời đẹp hơn nhiều Nhƣ bà mẹ sớm chiều gánh nặng Biết hy sinh nên chẳng nhiều lời

(Bài ca xuân 67 - Tố Hữu)

Tố Hữu là nhà thơ đã thể hiện thành công hình ảnh đất nước. Đất nước không chỉ được khắc họa ở nhiều khía cạnh như: vị trí địa lý, núi cao, biển rộng, sông dài với những cánh đồng thẳng cánh cò bay,... Đất nước còn là một cơ thể sống, cũng trăn trở ngẫm suy, cũng phập phồng hy vọng, có khi nổi sóng căm hờn, có khi lại trầm tĩnh tin yêu.

Chế Lan Viên trong Thời sự hè 72 – Bình luận đã miêu tả một đất nước anh hùng trong những năm chống đế quốc Mỹ:

Cha ông xƣa có bao giờ bố trí các binh đoàn trên vạn đỉnh Trƣờng Sơn dọc bờ Đông Hải Tên Tổ quốc vang ngoài bờ cõi

Phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ là nhiệm vụ chung của cả nền văn học thời kỳ kháng chiến trong đó có thơ ca. Trong sự nỗ lực chung ấy “thơ trẻ chống Mỹ đã vượt lên, góp vào nền thơ chống Mỹ những trang thơ viết về đời sống chiến trường, phản ánh được tính chất ác liệt, dữ dội, những hy sinh của con người Việt Nam trong chiến tranh” [51; 358]. Nguyễn Đức Mậu là một trong số những nhà thơ trẻ viết về đất nước như là nhiệm vụ nhưng cũng như là sự thôi thúc của con tim. Hình ảnh Đất nước trong thơ Nguyễn Đức Mậu giản dị và cao đẹp như hồn thơ của ông. Đất nước là những hình ảnh rất cụ thể như dòng sông, làng xóm thân yêu, mảnh vườn, thửa ruộng, ngôi nhà,... đặc biệt, hình ảnh đất nước được khắc hoạ sâu sắc trong hiện thực chiến tranh qua những chi tiết ngổn ngang bề bộn của đời sống chiến trường.

Sống giữa chiến trường, Nguyễn Đức Mậu đã chứng kiến tận mắt những cảnh tượng dữ dội, ác liệt nhất của chiến tranh. Gắn bó, lăn lộn nhiều năm ở rừng Trường Sơn, Nguyễn Đức Mậu đã ghi lại những hình ảnh đầy chân thực về đất nước:

Trời thấp xuống vỡ ra từng mảng nƣớc Vẫn mùa mƣa miền gió cát kéo dài Trông phía làng bồng bềnh nƣớc trắng Trông phía rừng mƣa khuất màn cây Nhìn mặt đất sông đầy suối lũ

Nhìn lên trời xám ngắt một màu mây

(Trường ca sư đoàn)

Đất nước trong thơ Nguyễn Đức Mậu không chỉ được khắc hoạ bó hẹp trong bối cảnh chiến trường, không gian đất nước còn được mở rộng tới hậu phương, vùng địch tạm chiếm hay ở cả những vùng địa hình khốc liệt:

Khẩu pháo không một ngày mặc áo Đồi thông vàng che giàn tên lửa Trận địa súng trƣờng ở cao, đào sâu Lƣng rồng toả ra ngang dọc chiến hào

(Trận địa trên lưng rồng)

Tưởng như ngay cả thiên nhiên và cảnh vật đất nước cũng không được một ngày nghỉ ngơi mà cùng ngụy trang, cùng chiến đấu với những người lính chống lại kẻ thù.

Cảnh vật thiên nhiên được nhà thơ khắc hoạ trải dọc theo chiều dài chiến trường:

Cây thông cháy đứng lên làm cột số Vết dao anh khắc gỗ vẫn còn đây Những con số thơm thơm dòng nhựa Hƣơng nồng nàn hơi ấm bàn tay

(Theo những con đường)

Con đường hành quân là lộ trình đầy những thác ghềnh cheo leo, đá núi gập ghềnh:

Đƣờng qua đèo có đoạn đá tai bèo Giày mới phát đã rách sờn đá cứa Đi bằng chân lại đi bằng tay

(Dòng sông chảy ngược)

Thiên nhiên chiến trường thật khắc nghiệt, nhiều khi bên cạnh những khó khăn về bệnh tật, thiếu thốn vật chất thì thiên nhiên và cảnh vật chiến trường cũng là một thử thách lớn:

Giặc Mỹ thả bom phát quang, bom cháy Gió Lào khắc nghiệt mƣa rừng liên miên

(Hoa phong lan ở trận địa pháo)

Thực tế chiến trường là mảnh đất khốc liệt, người lính cũng như cả dân tộc không còn con đường nào khác ngoài con đường “tiến thẳng mà thôi”.

Nguyễn Đức Mậu luôn có ý thức dùng những tên đất, tên sông cụ thể để khắc họa không khí chiến tranh của đất nước. Đó là những địa danh gắn với không khí chiến tranh: sông Thạch Hãn, Tích Tường, Như Lệ, Động Tiên, đồi Pháo, đồi Tăng, đồi Tròn, đồi Khói, dốc O Hà,... khiến cho thơ trở nên chân thực, sống động và giàu chi tiết:

Ngọn đồi Khói ngày đêm âm ỉ khói Đất đùn lên loài nấm độc dị kỳ

Đồi Pháo một ngày hai mƣơi trận bom Cây trút lá, cỏ thay màu cỏ

Đồi Tăng còn phơi xác xe tăng Bàn chân đất đuổi theo vòng xích

Ở thơ ông, đất nước hiện hữu với những con đường được trải bằng xương máu của biết bao người lính:

Ôi ngã ba Đồng Lộc, ngã ba đƣờng, ngã ba bom, ngã ba máu và nƣớc mắt

Ngƣời mở đƣờng, ngƣời giữ đƣờng cùng ngã xuống nơi đây

(Khúc bi tráng ở ngã ba Đồng Lộc)

Thiên nhiên và cảnh vật chiến trường được Nguyễn Đức Mậu khắc hoạ cũng chính là thể hiện những gian nan nghiệt ngã của cả dân tộc trong chiến tranh:

Lòng sông quặn đau thắt mấy năm rồi Đôi bờ, đôi bờ đạn bom thù cào xé Giặc Pháp rút nhƣng còn đây giặc Mỹ Sông trăm lần bầm tím vết thƣơng sâu ...

Tiếng trẻ khóc khản nơi bản vắng

Tiếng gió mang mùi lúa cháy trên nƣơng

(Nhịp cầu sông Nậm Ô)

Nhà thơ còn khắc họa sự khốc liệt của chiến tranh nơi biên giới đất nước:

Đồng Lộc những ngày chiến tranh khốc liệt Mũ sắt nhấp nhô khắp các ngọn đồi

Cây cháy trụi, con đƣờng cháy trụi

Những khẩu pháo, những dáng ngƣời xạm khói

(Khúc bi tráng ở ngã ba Đồng Lộc)

Ống kính của nhà thơ đã ghi lại cảnh “đêm giao thừa bom trải dày điểm chốt” (Kỷ niệm hoa đào), “bom ở khắp nơi bom rơi khắp đất(Trƣờng ca sƣ đoàn).

Hơn ai hết, hiện thực chiến trường trong thơ Nguyễn Đức Mậu chân thực, rất cụ thể, cho ta thấy những vất vả, đau thương mà trung dũng, anh hùng của đất nước, cho ta thấy thấm thía những hy sinh, gian khổ tột cùng của đời sống chiến tranh.

Thiên nhiên và cảnh vật chiến trường của đất nước trong thơ Nguyễn Đức Mậu nhiều khi không còn là những bức tranh hiện thực thông thường mà nó trở thành những nhân chứng tố cáo tội ác dã man của kẻ thù:

Nếu nối những vòng dây thép gai nơi vành đai Quảng Trị Hẳn sẽ dài hơn đất nƣớc Việt Nam

Dây thép gai chia xóm, chia làng Mọc trên đồi cao

Mọc trên triền cát Mọc đất phƣơng Nam Mọc lòng phƣơng Bắc

(Trường ca sư đoàn)

Khắc hoạ hình ảnh đất nước trong chiến tranh, Nguyễn Đức Mậu đã sử dụng một số lượng lớn những hình ảnh về chiến trường, chiến tranh hoặc thiên nhiên nơi chiến trường. Điều đó cho thấy ý thức của nhà thơ về trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người cầm bút trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.

Đất nước trong thơ Nguyễn Đức Mậu không chỉ được khắc hoạ bằng những hình ảnh chiến trường khốc liệt. Ở chiến trường, con mắt tuổi trẻ tươi xanh của nhà thơ cũng nhìn thấy và cảm nhận được những khoảnh khắc yên bình hiếm hoi, đáng quý:

Trƣa vắng vang vọng trƣa bình yên Cây dấu trong cây nốt nhạc nền Cành lá chiếc lá bơi nơi gió Ngỡ khoảng im lìm có tiếng chim

(Nhạc rừng)

Lắng nghe được những âm thanh vi diệu của rừng Trường Sơn, giữa khoảng im lìm của hai trận đánh, nhà thơ thật tinh tế, nhạy cảm và yêu đời. Người lính vừa đối mặt với cái chết bỗng chốc trở thành người nghệ sĩ say sưa với vẻ đẹp của thiên nhiên:

Mƣa xuân dịu dàng rơi Đọng tròn trên mũ vải Rừng vƣơng vƣơng làn khói Xanh khoảng trời nơi xa

Nếu như viết về chiến trường, về thiên nhiên đất nước bị tàn phá, nhà thơ sử dụng những câu thơ dài ngắn khác nhau, trong mỗi câu thơ nhiều thanh trắc, thì viết về những khoảnh khắc yên bình trong chiến tranh, ta thấy nhà thơ hay sử dụng nhịp thơ đều (thường là 5 chữ, 7 chữ), nhiều thanh bằng và nhiều từ láy gợi tả.

Có những câu thơ tưởng như viết về thời hoà bình không tiếng súng, không tiếng đạn bom:

Lá xanh khâu ngàn sợi mƣa rơi Rồi tụ lại từng giọt tròn trong suốt Mƣa khép miệng vũng bom màu gỉ sắt Bao hạt chồi từ đất chuyển thành cây

(Lời tâm tình)

Nhắc đến rừng Trường Sơn là nhắc đến những ác liệt gian khổ, nhưng trong trái tim đôn hậu của Nguyễn Đức Mậu:

Trƣờng Sơn giờ hoá quê hƣơng

Khói vƣơng ngày nắng bập bùng lửa đêm

(Chuyện nhỏ trong rừng)

Những vần thơ Nguyễn Đức Mậu viết về khoảnh khắc, phút giây yên bình hiếm hoi của thiên nhiên nơi chiến trường thật trong trẻo, tươi sáng.

Viết về đất nước trong chiến tranh bằng cách dựng lại hiện thực chiến trường khốc liệt, Nguyễn Đức Mậu cũng đã thể hiện được thế giới nội tâm phong phú của mình: có phút giây say sưa với vẻ đẹp trong trẻo của thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước những biến thái vi diệu, có phút giây đau đớn nghẹn ngào trước sự khốc liệt của chiến tranh, trước những mất mát, đau thương của đất nước. Qua đó, ta chợt hiểu rằng, Nguyễn Đức Mậu là người nghệ sĩ luôn biết rung cảm, biết đau và biết yêu tự đáy lòng. Là một người đồng đội thuỷ chung, một người con hiếu thảo, một người chồng, người cha tốt, Nguyễn Đức Mậu còn thể hiện qua thơ một tấm lòng yêu nước, một công dân có trách nhiệm đối với đất nước.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)