2. Cảm hứng về cuộc sống trong hoà bình
2.2. Cảm hứng về cuộc sống đời thường (đất nước, thiên nhiên thanh bình, những người thân yêu,…)
thanh bình, những người thân yêu,…)
2.2.1. Đất nƣớc với thiên nhiên và cảnh vật thanh bình
Đất nước hoà bình, bước vào công cuộc xây dựng và đổi mới. Dõi theo sát sao những bước chuyển mình khó khăn nhưng đầy cố gắng của dân tộc, Nguyễn Đức Mậu đã có những vần thơ hoà nhịp cùng thời cuộc.
Ông cảm nhận được và tự hào khi lắng nghe một cuộc sống mới đang hồi sinh, nảy mầm:
Vốc nắm đất lên, vò nhàu lá cỏ tƣơi Tôi choáng ngợp trƣớc luống cày mới mở Hôm qua chúng tôi còn ôm bọc phá Còn xẻ hào – những mảnh đất này đây Cái biên giới hoà bình và súng nổ
Nối nhau bằng những luống cày
Ngày hoà bình đầu tiên chiến tranh chấm dứt Ngày lƣỡi cày phá vòng dây thép gai
...
Sau tội ác nằm phơi trần han gỉ Tôi nghe trong đất hạt cây thầm thì...
(Cảm xúc mùa cày)
Trong sự vận động của đất nước đi lên sau chiến tranh, những làng quê Việt Nam cũng có nhiều đổi mới. Viết về phiên chợ đủ đầy, dân dã, ta nghe như trong mỗi dòng thơ Nguyễn Đức Mậu có chất chứa cả niềm tự hào và tình yêu thương trìu mến:
Chợ quê bán những rau dƣa
Trầu không mới hái chuối vừa chín cây Chợ quê bán thúng khoai đầy
Bán đôi lợn giống, bán bầy gà con
(Chợ quê)
Khắp nơi nơi, từ vùng quê nông thôn đến thành thị, chiến tranh đã thực sự lùi xa. Từ giã tiếng đạn bom, đất nước non sông liền lại một dải,... trong cảm hứng ấy, Nguyễn Đức Mậu vui sướng cùng hoà nhịp reo hò, và nỗi vui mừng không phải chỉ dành riêng cho trận bóng:
Cùng khán giả tôi reo hò khản giọng Trận đấu này không tiếng đạn bom Này núi liền sông, này Nam liền Bắc Trái bóng bay lên, trái bóng lăn tròn
(Trên sân cỏ hoà bình)
Những địa danh đất nước đi vào thơ Nguyễn Đức Mậu tự nhiên và giản dị. Ta gặp sông Hương, Vĩ Giạ của Huế, gặp Ba Vì, Tam Đảo, gặp Sa Pa, Điện Biên, gặp Hà Giang, gặp Củ Chi... Ở địa danh nào cũng chất chứa những kỷ niệm chiến trận, những thiên nhiên tươi đẹp, những chuyển mình đi lên, và có cả những vất vả, lam lũ:
Trắng trời một dải miền Trung
Nƣớc dâng, sóng dựng khắp vùng lũ xô Cánh buồm lạc biển nơi mô
Mịt mờ mƣa xối, nhấp nhô sóng tràn ...
Cho tôi gọi những thôn làng
Xám đen cơn gió lật ngang vòm trời Đêmngày lũ quét mƣa rơi
Tên làng chìm hút chơi vơi giữa dòng
(Gửi miền Trung)
Trong sáng tác của Nguyễn Đức Mậu, những bài thơ viết về đất nước hoà bình với cảnh thiên nhiên tươi đẹp chiếm một số lượng không nhỏ.
Vẫn còn con mắt tươi non của người lính - nghệ sĩ, nhà thơ nghe, cảm nhận được tiếng mùa đi:
Tƣởng nhƣ nghe thấu đƣợc Tiếng mùa xuân thầm thì Tƣởng nhƣ nhìn rõ đƣợc Sắc màu mùa xuân đi
(Đi dọc mùa xuân)
Bằng trải nghiệm cá nhân, bằng rung cảm tâm hồn, Nguyễn Đức Mậu đã cảm nhận được bước đi tinh tế và sắc màu của thời gian. Thiên nhiên thanh bình có khi được hồi tưởng lại trong ký ức nhà thơ:
Nơi cầu ao, cây bƣởi nở giêng hai Bầy ong mật đọng màu hoa trắng Trứng ếch giăng lấm tấm vạt ao bèo Gốc sung già ứa dòng nhựa trắng
(Tuổi thơ, nhìn lại)
Ký ức tuổi thơ với những hình ảnh thiên nhiên đồng quê giản dị nhưng đong đầy kỷ niệm của một thời đầu trần, chân đất. Hương hoa bưởi tháng giêng hai, tiếng vo ve của bầy ong giữa trưa nắng, dòng nhựa từ gốc sung già,... vẫn như vương vấn không rời ký ức nhà thơ. Đó là những hình ảnh bình dị gắn với biết bao làng quê, biết bao tuổi thơ nhưng đối với Nguyễn Đức Mậu, phải có một tình cảm gắn bó sâu nặng đến nhường nào nhà thơ mới nhớ khắc ghi từng chi tiết nhỏ đến thế.
Những con sông lịch sử gắn với bao chiến công hào hùng trong thơ Nguyễn Đức Mậu được miêu tả thật êm ả, thanh bình:
Sông Lô xanh biếc nhƣ trời vỡ Từng mảng mây nào rơi xuống đây Mùa đông sông hát lời chi đó Hai bờ cây cỏ mải mê say
(Thi khúc sông Lô)
Cảnh vật tĩnh lặng đến nỗi soi bóng xuống dòng sông mà tưởng như “từng mảng mây” rơi xuống dòng sông. Đứng trước dòng sông ấy, ta không thấy cảm giác “rờn rợn vời con nƣớc” mà chỉ thấy lòng “mải mê say” theo lời sông hát.
Nhiều khi thiên nhiên trở nên đẹp hơn, có hồn hơn khi có con người tô điểm:
Gió ru hoa cỏ đôi bờ
Dòng sông thu một con đò chờ ai Có em núi cũng thành đôi Mùa thu ơi có theo tôi sang đò
(Mùa thu)
Khi những tia nắng gay gắt của mùa hạ nhạt dần, làn gió heo may hây hẩy thổi cũng là lúc mùa thu về. Nguyễn Đức Mậu không tả mùa thu trên sắc lá - một điều mà các nhà thơ thường làm – mùa thu trong thơ Nguyễn Đức Mậu được cảm nhận qua hoa cỏ hai ven bờ sông, qua dòng sông, con đò, dáng núi,... Nguyễn Đức Mậu được biết đến bởi những vần thơ viết về người lính chân thực, xúc động nhưng chúng tôi có thể khẳng định rằng ai đã từng đọc những vần thơ của ông viết về thiên nhiên cũng phải thừa nhận rằng Nguyễn Đức Mậu viết về thiên nhiên cũng thật tinh tế, thật đẹp, thật trong sáng:
Đàn bò vàng trên đồng cỏ xa xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại Mùa rạo rực chỉ đàn bò biết đƣợc
Vị cỏ râm ran đầu lƣỡi ngọt mềm
(Đàn bò vàng trên đồng cỏ hoàng hôn)
Đoạn thơ như một thước phim quay chậm trên thảo nguyên vào một buổi chiều. Nó cho ta cảm giác thanh bình, yên ổn khi ngắm chiều về cùng đàn bò thong thả gặm cỏ, cùng lắng nghe “vị cỏ râm ran đầu lưỡi ngọt mềm”.
Viết về làng quê, viết về các mùa, Nguyễn Đức Mậu còn cảm nhận được bước đi của thời gian qua màu hoa cải:
Dập dài cây cải đơm hoa
Thời gian nhón bƣớc chân qua dịu dàng
(Không đề II)
Nguyễn Đức Mậu là một nhà thơ luôn trăn trở suy tư. Có đôi khi nhìn những bông hoa - vẻ đẹp tinh hoa của tạo vật thiên nhiên – nhà thơ băn khoăn:
Ôi màu sắc hƣơng thơm, vẻ đẹp mỗi loài hoa Ôi tình ngƣời, tình đất ở vùng hoa
Vạt áo mỏng làm sao ta đứng hết Bàn tay ta nhỏ quá biết cầm sao
(Mỗi loài hoa nói gì với ta...)
Viết về hoa quỳnh, về hương hoa se sẽ, về làn gió phơ phất cũng là viết về tâm sự của chính mình:
Dƣờng nhƣ trong hoa có nỗi niềm trinh bạch Hoa nở về khuya cánh mở sẽ sàng
Cả mùi hƣơng cũng tan vào gió Gió cũng đong đƣa, gió dịu dàng
(Thức với hoa quỳnh)
Về bốn mùa của đất nước, Nguyễn Đức Mậu đã có những câu thơ rất hay. Mùa thu của Hà Nội dường như khiến nhà thơ trở thành một người lãng mạn, đa tình và dễ xúc cảm:
Dƣờng nhƣ trong gió pha men rƣợu Tôi uống mùa thu mấy giọt lành Con đƣờng hay sợi dây giăng mắc Hồn ngƣời xao động mãi âm thanh
(Sáng thu nay)
Có những câu thơ được xem là tuyệt bút về mùa thu, Nguyễn Đức Mậu cũng có những vần thơ rất đặc sắc về mùa đông. Phải là con người đậm chất Bắc, nếm trải biết bao cái rét của mùa đông mới có được cảm nhận tinh tế đến thế:
Bƣớm vàng cánh rét lơi trong gió Thảng thốt chiều buông phía Ngọc Hà Huệ trắng nhƣ em màu áo trắng
Rót vào vƣờn cúc chợt vàng hoa
(Nói với hoa)
Trong thơ, ta gặp một màu trắng đến nao lòng và rồi màu vàng của hoa cúc lại làm lòng ta ấm lại. Cái rét mùa đông không còn tê buốt mà trở nên nhẹ nhàng, dịu dàng.
Đất nước hoà bình, thiên nhiên tươi sáng, lòng người nghệ sĩ như thư thái, rộng mở, như đi vào chiều sâu của những cảm xúc, những suy tư. Nguyễn Đức Mậu đã thể hiện rất sâu sắc một tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, gắn bó và say mê với những vẻ đẹp của thiên nhiên. Khắc hoạ thiên nhiên của đất nước chính là một dạng thức của cái tôi trữ tình Nguyễn Đức Mậu.
2.2.2. Con ngƣời trong cuộc sống sau chiến tranh
Nhà văn Sêkhốp đã từng nói: “Nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”. Và hoạ sĩ Hà Lan Vangohn cũng khẳng định rằng: “Không nghệ thuật nào hơn lòng nhân bản, yêu thương con người”. Thơ Nguyễn Đức Mậu là một minh chứng cho những khẳng định đó. Yêu thương cuộc sống, yêu thương con người, ân tình, gắn bó, thuỷ chung là chân dung Nguyễn Đức Mậu qua những trang thơ.
Trong nguồn cảm hứng thi ca của mình, Nguyễn Đức Mậu dành phần tình cảm thiêng liêng, sâu sắc nhất cho hình ảnh người mẹ. Từ xưa đến nay, Mẹ là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. “Mẹ là chỗ nhạy cảm nhất của trái tim con người, là cái đầu tiên và là cái cuối cùng của mọi điều cao cả, là điểm tựa, nơi trở về, chốn nương thân, nơi đặt niềm tin” (V.Huygô). Mẹ là nơi hiện hữu những tình cảm thiên kính nhất. Thơ Nguyễn Đức Mậu viết về mẹ khá nhiều nhưng những bài thơ viết về mẹ sau này người đọc lại tìm thấy những rung cảm khác nhau. Mỗi lần viết về mẹ, ông thể hiện sự khám phá riêng, những suy tư rất sâu lắng, khi ngọt ngào, khi đằm thắm thiết tha. Với Nguyễn Đức Mậu, mẹ là ngọn nguồn tất cả. Mẹ là niềm tự hào, là nỗi mong nhớ khôn nguôi, là tình yêu thương khôn xiết, là ngọn lửa sưởi ấm lòng người lính trẻ Nguyễn Đức Mậu:
Mẹ vẫn suốt đời nhen lửa ấm cho ta Cúi đầu xin lạy mẹ
Đứa con trai xa nhà
(Dâng mẹ)
Nguyễn Đức Mậu viết về người mẹ trước tiên là để bày tỏ nỗi lòng tình cảm của mình đối với người mẹ đã mang nặng đẻ đau, đã tảo tần gian khổ hy sinh cho mình. Khi đang ở cách mẹ rất xa, hồi ức về mẹ vẫn hiện lên rất rõ trong tâm trí nhà thơ:
Khói lên nhớ một dáng nhà Mây in tóc mẹ trời xa bay về
(Trường ca sư đoàn)
Nguyễn Đức Mậu nhớ mẹ và nhớ cha – người cha nghèo khổ lam lũ tha phương – hình ảnh ấy vẫn in đậm trong ký ức nhà thơ với những câu lẩy Kiều trong đêm trăng, những chiều “bện gió đưa diều lên cao”,...
Cha tôi áo vá nón mê
Bàn chân quen nẻo đƣờng quê ruộng lầy
(Cha tôi)
Người mẹ trong thơ Nguyễn Đức Mậu bao giờ cũng gắn với những lam lũ, tảo tần; Đó cũng chính là bóng dáng của người mẹ nghèo vùng Nam Trực – Nam Định của nhà thơ:
Cha khuất núi đã mƣời năm
Mẹ thƣờng nhang khói viếng thăm mộ chồng Sƣơng nhoà dấu cỏ chiều đông
Liêu xiêu dáng mẹ trên đồng vắng xa
(Dáng mẹ)
Xa nhà, xa mẹ nhưng trong trái tim nhà thơ luôn mang theo hình ảnh của mẹ. Có khi chỉ là những mong ước nhỏ bé, giản đơn mà chan chứa yêu thương:
Xin gió bấc đừng rối bời tóc mẹ Xin mƣa đừng rơi ƣớt vạt áo mẹ già
Xin mùa xuân dài thêm, mùa đông ngắn lại Mẹ tám mƣơi rồi con vẫn xa
Nguyễn Đức Mậu viết về mẹ bằng sự thấu hiểu sâu sắc bao nỗi đắng cay, bao sự hy sinh vất vả trong cuộc đời mẹ. Phải biết ơn, trân trọng, nâng niu bao nhiêu sự hy sinh đằng đẵng, sự chịu đựng lớn lao của người mẹ mới có được những câu thơ như thế này:
Cỏ xanh trên mộ ông bà
Cha già khuất bóng mẹ già lẻ loi
(Khúc cảm)
Giữa phố phường đô hội, giữa dòng chảy khắc nghiệt của thời gian, giữa bộn bề công việc lo toan của cuộc sống, con người ta rất dễ quên đi những gì đã một thời gắn bó cho dù đó là quê hương, là nguồn cội, là “phương trời mẹ”. Nhưng với Nguyễn Đức Mậu, ta thấy ông thật nặng lòng, thật thuỷ chung - sự thuỷ chung trước sau như một - đối với quê hương. Ông luôn mang nặng nỗi niềm tha hương, nỗi “xa xót ngóng về phương trời mẹ”. Tâm sự ấy của Nguyễn Đức Mậu thật đáng quý, đáng trân trọng xiết bao:
Xa quê biền biệt tháng ngày Ngủ rừng ngủ phố đêm nay ngủ nhà
Mọt kêu rờn rợn thịt da
Tiếng vô tri cũng khiến ta chạnh lòng
(Khúc cảm)
Ta giật mình bởi cái “chạnh lòng” rất “người” của ông và chợt nhận ra có nhiều điều thật nhỏ nhặt trong cuộc sống nhưng nhiều khi lại có ý nghĩa lớn lao và thiêng liêng vô cùng. Thơ Nguyễn Đức Mậu đi sâu vào lòng độc giả bởi những điều rất nhỏ như thế.
Không chỉ nghĩ về mẹ mình với tình cảm tha thiết nhất, Nguyễn Đức Mậu còn dành những tình cảm tốt đẹp, những trân trọng, những yêu thương trìu mến đối với mẹ của người đồng đội đã hy sinh:
Mẹ Hùng tóc trắng mẹ hiền tôi
Tôi thƣờng thay Hùng biên thơ thăm hỏi Mong về phép ăn bát cơm mẹ xới
Giúp mẹ lợp dày mái cọ che mƣa
(Nấm mộ và cây trầm)
Đó không còn là trách nhiệm của những người cùng chiến đấu mà trở thành nghĩa tình đồng đội, là nghĩa cử cao đẹp của một người con hiếu thảo.
Những người mẹ đau khổ mà anh hùng ấy đã đi vào thơ Nguyễn Đức Mậu với biết bao tình cảm yêu thương sâu nặng:
Tre gẫy cành trắng xác cò non
Thƣơng cánh đồng xơ xác hoàng hôn Thƣơng mảnh đất không nơi cò đậu bóng Thƣơng bao mẹ hiền lƣng còng tóc trắng
(Nói thêm về cánh cò)
Những người mẹ đã hy sinh cả chồng, con, cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc – Nguyễn Đức Mậu viết về họ với rưng rưng niềm xúc động chân thành:
Dáng mẹ liêu xiêu giữa hàng bia mộ Núi bạc đầu tóc mẹ trắng sƣơng rơi Ôi! Đời mẹ không chồng con đơn lẻ Tám mƣơi năm dài dặc kiếp ngƣời.
(Mẹ già coi nghĩa trang)
Cùng với hình ảnh người mẹ, trái tim người lính – nhà thơ còn có sự hiện diện của người thương như là nguồn động lực thứ hai về tinh thần. Chiến tranh, người đi không hẹn được ngày trở lại, nỗi nhớ thương trở nên day dứt, dày vò những trái tim yêu:
Thƣơng em biết mấy cho vừa Tôi đi xa lắm mà chƣa hẹn về Lời em ở phía miền quê
Lời tôi rừng thẳm bốn bề mƣa giăng
(Thư những ngày xa)
Nhưng người lính hiểu ra rằng, sự xa cách này không phải chỉ là của riêng họ mà còn là nỗi đau chia cắt của cả dân tộc. Vì vậy, nỗi nhớ trở nên đẹp hơn, cao cả hơn:
Phải đâu xa cách riêng ta
Đất đai mình cũng cắt ra hai miền
(Trường ca sư đoàn)
Cũng có khi nỗi nhớ ập đến cồn cào. Nhiều khi đang chiến đấu cũng không thể xua đi cảm giác nhớ thương mãnh liệt đang trào dâng trong trái tim người lính:
Những ngày xa, những ngày xa... em ơi Nơi mặt trận lòng anh thanh thản nhất Chỉ cần nhận một lá thƣ em viết
Anh cũng vui nhƣ hạnh phúc đủ đầy
(Những ngày gần, những ngày xa)
Nhớ lại những kỷ niệm, cảm động biết bao khi nhà thơ nói về những ngày đầu:
Bao kỷ niệm cứ theo anh ra trận Ngôi sao nào anh ngỡ mắt em xanh Buổi mới bên nhau bên hàng rào đêm ấy Tàu cau rung hai đứa giật mình.
(Hòm thư bưu điện ở trạm giao liên)
Đó là tiếng vang của nỗi nhớ, của tình yêu với người vợ nơi hậu phương. Giữa đạn bom chiến trường, giữa ác liệt chiến tranh, niềm tin về tình yêu bất diệt làm cho họ thật đẹp:
Những ngày hai đứa hai nơi
Tình yêu mãi mãi xanh tƣơi thuở đầu
(Hoa gửi em)
Những vần thơ Nguyễn Đức Mậu viết về người vợ thân yêu mộc mạc, giản dị mà rất đỗi thiêng liêng, bình thường mà sâu lắng, thấm thía.
Nguyễn Đức Mậu cũng viết những câu thơ trĩu nặng yêu thương về đứa con yêu dấu.
Là người lính, mong ước giản dị là có mặt trong ngày con chào đời cũng không có được. Có lẽ vì vậy mà tình phụ tử trong thơ Nguyễn Đức Mậu như thiêng liêng hơn bởi sự dồn nén tình cảm trong xa cách. Ông đã mường tượng ra ngày con chào đời:
Sinh con ra trọn đƣợc ngày Con ra đời lúc sông đầy nƣớc lên
Mái nhà ta chẳng bình yên Cây cao trận bão triền miên đổ dồn
(Ngày con ra đời)
Nguyễn Đức Mậu viết về con không nhiều, nhưng bài nào cũng thấm đượm tình cảm dạt dào của người cha, của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau.