Cảm hứng về con người trong chiến tranh

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu (Trang 38)

1. Cảm hứng về đất nƣớc và con ngƣời trong chiến tranh

1.2.Cảm hứng về con người trong chiến tranh

Văn học là tấm gương phản chiếu thời đại. Thơ ca chống Mỹ của dân tộc ta đã phản ánh bức tranh hiện thực rộng lớn: từ hậu phương miền Bắc

đến tiền tuyến miền Nam, từ thành phố đến vùng nông thôn... “cả thế hệ dàn hàng gánh đất nƣớc trên vai” (Bằng Việt).

Thơ trẻ chống Mỹ là một hiện tượng đặc biệt bởi chưa có giai đoạn nào trong thơ lại cùng một lúc xuất hiện một đội ngũ đông đảo đến thế. Giữa chiến trường rộng lớn, mỗi nhà thơ chọn cho mình một mảng hiện thực phù hợp để sáng tác, tạo ra những vùng thẩm mỹ riêng. Nếu như vùng thẩm mỹ của Phạm Tiến Duật là đường Trường Sơn với cuộc sống của những anh lính lái xe, của những cô thanh niên xung phong, vùng thẩm mỹ của Nguyễn Khoa Điềm là phong trào học sinh, sinh viên đô thị bị tạm chiếm thì khơi nguồn sáng tạo cho Nguyễn Đức Mậu là những con người bình dị “không tên không tuổi” như anh lính pháo binh, bộ binh,... như những người dân. Chọn cho mình một mảng hiện thực riêng nên tiếng nói của Nguyễn Đức Mậu có một giọng điệu riêng. Con người hiện lên trong thơ ông có vẻ đẹp giản dị, chân thành, có một mối liên lạc bền chặt từ hậu phương tới tiền tuyến, ở mỗi hình tượng con người đó còn có cả niềm tự hào cùng những nỗi buồn thương chính đáng của bản thân nhà thơ. Nếu nói như nhà thơ Êgeixaep: “Thơ là linh hồn của nhân dân” thì đó chính là cái đích hướng tới mà Nguyễn Đức Mậu đã đặt ra cho mình.

1.2.1. Hình tƣợng ngƣời lính

Thơ ca chống Mỹ đã khắc hoạ nhiều hình tượng lớn: hình tượng Tổ quốc vĩ đại, hình tượng vị lãnh tụ kính yêu, hình tượng người mẹ và hình tượng anh bộ đội cụ Hồ. Trong đó, hình tượng anh bộ đội là nơi tập trung rõ nét nhất phẩm chất, tâm hồn đẹp đẽ và cao quý của con người Việt Nam trong đấu tranh.

Nguyễn Đức Mậu là người rất thành công khi khắc hoạ hình tượng người lính với những nét chân dung chân thực, rõ nét. Cái chân thực ấy trước hết là của một trái tim ấm tình đồng đội, đồng chí sau nữa là kết quả của một quá trình vào sinh ra tử, lăn lộn với chiến trường đầy bom đạn của Trường Sơn, của biên giới phía Nam, biên cương phía Bắc. Là người trực tiếp cầm súng chiến đấu, Nguyễn Đức Mậu rất thấu hiểu những gì đồng đội phải trải qua. Bởi vậy, thơ ông viết cho đồng đội cũng là viết cho chính mình.

Nếu như Tố Hữu viết về những chiến sĩ Việt Nam – người chiến sĩ anh hùng với cảm hứng ngợi ca thì Nguyễn Đức Mậu lại viết về Anh - người lính chiến tranh bằng cảm hứng hiện thực. Tố Hữu viết về Anh bằng những

vần thơ tươi thắm nhất, ngợi ca nhất của lòng mình bởi: Anh là Tổ quốc, Anh là Hôm nay, Anh là Mãi mãi. Nguyễn Đức Mậu lại viết về Anh bằng sự giản dị, khắc hoạ Anh trong những phút giây chiến đấu ở chiến trường. Người lính trong thơ Nguyễn Đức Mậu luôn lạc quan và tâm hồn phơi phới tin yêu:

Bộ đội bàn nhau tìm lá gói bánh chƣng Đoàn dân công gánh gồng thêm hƣơng nếp Ơi cô gái tên gì anh chẳng biết

Nghe tiếng chào cứ ngỡ quen quen

(Mùa xuân Trường Sơn)

Người lính đón mùa xuân nơi Trường Sơn không có cái ồn ào, tấp nập của phố xá, làng hoa, thôn xóm đón xuân nhưng họ có cái rộn rã, ríu rít riêng như quên đi bao âu lo gian khổ. Họ có những bức tranh tự họa, có khẩu hiệu mừng xuân khắc trên cây Săng-lẻ, có những bồn hoa bằng vỏ đạn thật đáng yêu và mộc mạc, tự nhiên. Nhưng hơn cả là niềm vui từ trong chính tâm hồn và trẻ trung trong từng ý nghĩ:

Quán trọ giữa rừng là trạm giao liên Bệnh viện văn công ở trong hang đá Bộ đội gọi nơi đây là thành phố Dù không có một ngôi nhà

(Thành phố trong rừng)

Người lính trong thơ Nguyễn Đức Mậu thông minh, sôi nổi. Họ tưởng tượng ra một thành phố giữa rừng với đầy đủ những đồ dùng, hàng hoá của một thành phố. Phải là những người yêu sâu sắc quê hương, yêu những phố phường tấp nập trong yên bình thì những người lính bền bỉ ý chí cách mạng mới có nguồn sống mạnh mẽ đến thế.

Chủ nghĩa lạc quan được biểu hiện trong muôn vàn sắc thái phong phú, đôi khi nó chỉ là điệu bộ nghịch ngợm thanh thản, vô tư của người lính giữa chiến trường.

Nhìn những người lính nằm chồng chất trong căn hầm chật hẹp gian khổ, nhọc nhằn, nhà thơ tìm thấy trong những dáng nằm đó nét độc đáo và ngộ nghĩnh:

Chữ I nằm thẳng đã quen

Một ngƣời thao thức năm canh Nằm co chữ Z là mình nhớ ta

(Nằm hầm)

Phải là người trong cuộc và cũng từng chịu cảnh nằm hầm như vậy Nguyễn Đức Mậu mới có được liên tưởng độc đáo đến thế. Trong thơ ông, tinh thần lạc quan biểu hiện thật dễ thương qua dáng điệu của các anh bộ đội trẻ:

Lá cây sao tạm thay trà

Ống bơ bát sắt bày ra tƣng bừng Chát chao ngụm nƣớc chè rừng Cũng vui hể hả cho lòng nhớ lâu

(Trường ca sư đoàn)

Ấy là những năm tháng con người tuy đứng trong gian khổ tột cùng nhưng tâm hồn lại sống trong niềm vui ấm áp của tình đồng chí như ruột thịt một nhà. Bên cạnh nụ cười lạc quan, tươi trẻ ta thấy tình cảm giữa những người lính thật đáng trân trọng:

Họ chia sẻ từ nắm cơm viên đạn

Biết đổ máu mình cho phút xung phong

(Ngủ rừng theo đội hình đánh giặc)

Họ thậm chí nhận lấy cái chết về mình để đồng đội được sống:

Cái chết bay ra từ nòng súng quân thù Nhận cái chết cho đồng đội sống

Ngực chặn lỗ châu mai Hùng đứng thẳng Đồng đội xông lên nhìn rõ Hùng cƣời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nấm mộ và cây trầm)

Nhiều khi thơ của Nguyễn Đức Mậu còn vẽ nên những bức tranh sinh hoạt vui vầy, đầm ấm:

Đêm mƣa lạnh hầm sâu thắp lửa Chiến sĩ quây quần bên rá cơm thơm

(Bếp Hoàng Cầm đào theo hình hang chuột)

Có trải qua những ngày mưa lạnh liên miên, trải qua những ngày ăn gạo rang, lương khô trên chốt, Nguyễn Đức Mậu và đồng đội mới thấm thía mùi thơm của cơm vừa chín tới.

Những người lính trẻ ra trận cũng giống như bao lớp cha anh đã lên đường. Họ gửi lại sau lưng mình quê hương, hậu phương nơi đó có mẹ cha, có vợ con và người thân. Trên những chặng đường hành quân, trước những trận đánh ác liệt hay sau những trận càn của giặc trong đáy sâu tâm hồn người lính nỗi nhớ những người thân yêu và tình cảm đối với hậu phương lại ùa về.

Những ngƣời lính gối đầu võng bạt Nhớ quê hƣơng gặp trăng sáng lƣng trời Đƣờng biên giới quanh co cây khuất lá Một tấm lòng thƣơng nhớ chẳng hề nguôi

(Trường ca sư đoàn)

Không thể không nhắc đến những khó khăn, gian khổ nơi chiến trường mà người lính phải đối chọi. Họ đã phải trải qua bao gian lao của chiến trường, phải đối mặt với bao khốc liệt của cuộc sống chiến đấu. Lời của người trong cuộc kể về chính mình, đồng đội mình do đó những điều ông viết ra mang được niềm tin đến cho người đọc:

Đôi giày không khô, áo quần không khô Chiếc mũ sắt thành gầu múc nƣớc Mƣa trắng xoá bầu trời mặt đất

Lòng núi ầm ầm nƣớc réo ở bên trong

(Tiểu đội bộ binh trên chốt mùa mưa)

Sau mỗi trận chiến đấu, hành trang của người lính chỉ còn:

Khẩu súng cháy, chiếc ba lô cháy Chiếc bình tông lỗ chỗ vết bom bi Chiếc xẻng moi hầm đôi giầy rách nát Là gia tài ngƣời lính lúc ra đi

(Chân dung I)

Con đường Trường Sơn là lộ trình hành quân của người lính với đầy những ghềnh thác cheo leo, đá núi gập ghềnh. Lộ trình vất vả này in đậm trong trái tim họ như những kỷ niệm, những dấu ấn không thể nào quên. Núi nối nhau cao lên đến tận trời khiến cho mặt đất hoá thành trời cao khi người lính hành quân lên đỉnh núi:

Những đỉnh núi nối dài Tôi nhìn lên đỉnh núi

Tôi nhìn lên dấu chân đồng đội

Có một thời gian mặt đất hoá trời cao

(Trường ca sư đoàn)

Nhiều khi ác liệt, gian khổ đã trở thành hơi thở quen thuộc, nhịp điệu trong công việc hàng ngày của những người chiến sĩ công binh phá bom:

Nơi em ở nhiều bom đến nỗi

Em phá bom nhƣ việc cấy cày thôi Nghe em kể về bom anh lạ quá Bom nổ nhỏ hơn bởi tiếng em cƣời

(Nơi em ở nhiều bom đến nỗi)

Trong thơ ca chống Pháp, những thiếu thốn, khó khăn về vật chất cũng đã được nhắc tới nhưng đến giai đoạn chống Mỹ, những thiếu thốn này hiện lên chân xác hơn với cảm hứng hiện thực. Chất bi tráng đã đi vào thơ với sự hy sinh máu xương của người lính. Ở mỗi nhà thơ nỗi đau mất mát đều cất thành lời. Hoàng Nhuận Cầm khóc bạn:

Cho mình thắp nén nhang này Khóc Văn nƣớc mắt đã đầy quả tim

(Nhớ Vũ Đình Văn)

Nguyễn Duy đã khắc rất sâu nỗi đau vào tâm hồn khi đồng đội nằm lại rừng đước:

Đắp cho anh nắm đất mặn nơi này Nơi anh ngã muối ngấm vào vết đạn Xót thịt, xót xƣơng, xót ngƣời nằm xuống Thuỷ triều lên nấm mộ cũng ngập chìm

(Nấm mộ trong rừng đước) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Còn Nguyễn Khoa Điềm, khi người bạn thân nhất ngã xuống, trong tâm tưởng nhà thơ dội về những kỷ niệm:

...Mình nhớ một trang Kiều hai đứa đọc ...Mình nhớ bếp lửa hồng đốt ngày gặp lại

...Mình nhớ chúng ta vẫn thầm lựa bao điều để nói

Thơ Nguyễn Đức Mậu viết trong chiến tranh về hình ảnh bạn bè, đồng chí rất đỗi thiêng liêng cảm động. Nhà thơ gửi nỗi niềm thương tiếc xót xa vào hương trầm bên mộ người bạn, người đồng chí ngã xuống:

Đất đắp mộ Hùng, bom trộn lẫn Cây trầm cháy dở thay nén nhang

(Nấm mộ và cây trầm)

Nỗi đớn đau trước những hy sinh của đồng đội tưởng như ngoài sức chịu đựng của người người lính trẻ Nguyễn Đức Mậu:

Đêm Thành cổ ngổn ngang gạch vụn Đoạn chiến hào đầy tiếng chuột kêu,

bầy chuột đói gặm xƣơng ngƣời Sau tiếng thét Bƣờng lịm dần rồi tắt thở

Tôi gọi hoài tên nó, gọi khàn hơi Tôi gọi cả hai bàn chân đã mất Hai bàn chân lạc trong hố bom cày Đêm Thành cổ mƣa rơi lấp mặt Tôi ôm Bƣờng rụng buốt cả bàn tay

(Đêm Thành cổ năm 72)

Trong thơ Nguyễn Đức Mậu, bên cạnh nỗi đau mất mát, hy sinh, ta còn bắt gặp những cơn khát thực đến kinh hoàng:

Họ ngồi nghe tiếng suối ngập ngừng Những dòng suối giặc trải đầy thuốc độc Nơi có nƣớc thì nƣớc không uống đƣợc Con suối nằm trong cơn khát bầm đen

(Cơn khát)

Con mắt thơ của người trong cuộc đã khiến cho nhà thơ nhìn chiến tranh không hề đơn giản, một chiều. Qua thơ Nguyễn Đức Mậu, chân dung tinh thần, ý thức trách nhiệm của người lính hiện lên thật sự sâu sắc, đầy đặn. Con người của các anh được hình dung ở sự kiên trung, tinh thần quả cảm, ý chí, nghị lực và nhận thức sâu sắc tính mục đích của hành động:

Nhiều vô tƣ gian khổ đi qua

Có lúc nhìn nhau thấy lạ cho mình

Họ nguyện gắn bó với hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng của dân tộc và con đường ra trận trở thành không thể khác. Dẫu có được tái sinh người lính chỉ ước một điều giản dị thôi:

Chúng tôi đi con đƣờng không thể khác Qua chiến tranh giành lấy hoà bình Đƣợc cầm súng vì linh thiêng đất nƣớc Xin ƣớc mong tuổi trẻ có hai lần

(Trường ca sư đoàn)

Một tiếng lòng đầy tự nguyện, đầy hăm hở quyết tâm lên đường. Không hề có sự dằn lòng, chỉ thấy có sự thanh thản, nhẹ nhõm từ bên trong. Hình tượng người lính trong thơ Nguyễn Đức Mậu mang vẻ đẹp bình dị, thiêng liêng. Người lính luôn được đặt trong không gian chiến trường với những gian nan, thử thách khắc nghiệt hòng đè bẹp ý chí, nhưng lòng dũng cảm của anh bộ đội cụ Hồ lại chiến thắng. Chính trong bước đường gian nan đó nghị lực của người lính được tôi luyện trở nên vững vàng. Người lính hiểu, yêu cuộc sống và thấm thía sức mạnh của tình đồng đội. Nhà thơ thành công hơn cả trong việc khắc hoạ những gian lao mà người lính phải đối mặt trong suốt cuộc chiến tranh. Linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ, táo bạo trong cách xây dựng hình tượng, Nguyễn Đức Mậu đã thực sự tạo ấn tượng tốt ở những đoạn thơ viết về gian khổ hy sinh của người lính nói riêng và dân tộc nói chung.

1.2.2. Hình tƣợng nhân dân

Thơ Nguyễn Đức Mậu viết về nhân dân lúc nào cũng chân thành, tha thiết bởi nhân dân là máu thịt của mình. Những con người Việt Nam ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi chính là biểu tượng của dân tộc. “Nhận thức về đất nước luôn gắn liền với nhận thức về nhân dân đó cũng là nét nổi bật trong chủ nghĩa yêu nước của thơ thời kỳ này. Cuộc kháng chiến chống Mỹ một lần nữa thể hiện sức mạnh vô tận, phẩm chất tuyệt vời và những hy sinh vô cùng to lớn của nhân dân” [50; 205]. Chính ở cuộc kháng chiến gian khổ này, chúng ta tìm được những rung cảm trữ tình lắng đọng, những suy tư sâu sắc về phạm trù nhân dân. Trong suy tư đó, Nguyễn Đức Mậu muốn cắt nghĩa vai trò to lớn của nhân dân trong suốt chiến tranh. Chiến thắng chúng ta giành lại được chính là chiến thắng của nhân dân. Những trang sử hào

hùng mà chúng ta dệt nên là những trang sử viết bằng máu, mồ hôi, công sức của nhân dân.

Hình tượng nhân dân không mới trong văn học. Từ Bình Ngô đại cáo

của Nguyễn Trãi đến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu đều đề cập tới hình tượng nhân dân và vai trò của hình tượng này trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm.

Đến với thơ Nguyễn Đức Mậu, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh nhân dân ở những điều giản dị nhất mà cũng mạnh mẽ nhất, mang đậm dấu ấn khác biệt của thời đại mới. Nhân dân không chỉ được khắc hoạ ở những nét khái quát mà còn ở những hình ảnh cụ thể với những hoàn cảnh, số phận, tính cách rõ ràng. Tạo dựng hình ảnh từ nhiều góc độ như thế khiến cho thơ của ông có được bức phác hoạ đầy đặn và phong phú về nhân dân.

Nhân dân trong thơ Nguyễn Đức Mậu là cô giao liên chèo xuồng, ông lão nông dân, người mẹ già ở nghĩa trang, là người vợ hai mươi năm đợi chồng “quay mặt vào đêm”...

Là nhà thơ gắn bó với nhân dân bằng cả cuộc đời, với tấm lòng yêu thương, kính trọng dân mình, Nguyễn Đức Mậu đã tạc nên bức tượng đài về nhân dân trong sáng, nhân hậu, thuỷ chung và thắm đượm nghĩa tình. Có khi đó chỉ là một bà mẹ nơi hậu phương mà tác giả gặp trên đường hành quân:

Một sớm tôi qua sông rộng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bà mẹ chở tôi sang không lấy tiền đò Mẹ gọi tôi là con. Tôi chào mẹ

Đi xa rồi bóng mẹ sáng trong mƣa

(Ý nghĩa của một chiến sĩ)

Nhân dân chính là những con người biết hy sinh thầm lặng, chăm chỉ, cần cù để gây dựng cho con cháu đời sau:

Nghìn năm mong đƣợc cấy trồng Nhân dân xuống biển lên rừng chia xa Bao đời gieo hạt dựng nhà

Bàn tay lam lũ mở ra núi đồi

(Khúc hát cội nguồn)

Giọng thơ đầy xúc cảm và giản dị khi hát khúc sử thi về nhân dân, đất nước.

Hình tượng nhân dân trong thơ Nguyễn Đức Mậu không hiện lên qua những định nghĩa, triết lý thấm đẫm yếu tố văn hoá - lịch sử như thơ Nguyễn Khoa Điềm, mà đó là những điều hết sức giản dị:

Đất nghèo dành cho cháu con

Lũy thành chặn giặc cao hơn mái nhà Góp gom hạt gạo nhành hoa

Mà dƣ sắt thép đúc ra ngựa thần

(Khúc hát nguồn cội)

Đó là lịch sử và cũng là hiện thực của dân tộc, của nhân dân đang sống và chiến đấu giành lấy sự sống.

Viết về nhân dân, hầu hết các nhà thơ đều tập trung vào hình tượng người mẹ với tình cảm trân trọng nhất. Bởi mẹ là nơi quy tụ những phẩm chất tốt đẹp từ trong truyền thống của dân tộc. Và thơ Nguyễn Đức Mậu

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu (Trang 38)