Phương pháp và liều lượng sử dụng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của manan-oligosacharide(mos) đến sức khỏe của tôm sú nuôi (penaeus monodon fabricius, 1798) (Trang 59)

b. Tỉ lệ sống của tôm sú theo thời gian nuôi

3.5.1.Phương pháp và liều lượng sử dụng

Đối với hầu hết các đối tượng đã được nghiên cứu, MOS được áp dụng thông qua việc bổ sung vào thức ăn hoặc làm giàu thức ăn sống [28, 80].

Trong nghiên cứu này, MOS được đưa trực tiếp vào thức ăn, vì thế tránh được thất thoát vào môi trường nuôi. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, việc bổ sung MOS với liều lượng vừa phải đã không làm ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng và giá trị năng lượng của thức ăn, cũng như chất lượng môi trường nuôi.

Liều lượng sử dụng MOS trong nuôi trồng thủy sản cũng là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả nuôi, dưới mức nhu cầu cần thiết của MOS thường sẽ không mang lại hiệu quả tác dụng của MOS, nếu sử dụng trên mức nhu cầu cần thiết của MOS sẽ tăng giá thành sản xuất, giảm lợi nhuận, thậm chí có thể có tác dụng tiêu cực đến đối tượng nuôi. Ở tôm Marron liều sử dụng MOS là 0,2 đến 0,4%, liều thấp hơn 0,2% hoặc cao hơn 0,4% không cho thấy hiệu quả tác dụng của MOS [85]. Ở tôm hùm và Yabbies MOS được sử dụng ở liều lượng 0,4% bổ sung vào thức ăn cho kết quả tích cực [83]. Mặc dù liều lượng thích hợp MOS cho các loài này chưa được nghiên cứu, nhưng theo Dimitroglou et al

(2006, 2009), Genc et al (2007a), D’Abramo and Robinson (1989) thì mức bổ sung 0,4% MOS vào thức ăn là liều lượng sử dụng thông thường trong nuôi giáp xác và cá [27, 29, 30, 42].

Trong nuôi cá, hàm lượng MOS được làm giàu hóa cho Artermia để làm thức ăn nuôi ấu trùng cá giò là 0,2% trọng lượng khô (Salze et al., 2008) [79], MOS bổ sung ở hàm lượng từ 0,2% đến 0,6% đã được áp dụng trong nuôi cá cá hồi (Oncorhynchus mykiss) [30, 98], từ 0,2% đến 0,4% trong nuôi cá chẽm [107], 0,2% trong nuôi cá da trơn (Ictalurus punctatus) [109] và 0,2 đến 0,4% trong nuôi cá tráp (Sparus aurata) [31].

Kết quả thí nghiệm này chỉ ra rằng, đối với tôm sú liều lượng bổ sung MOS từ 0,1 đến 0,2% vào thức ăn cho hiệu quả cải thiện tăng trưởng tốt nhất. Trong nghiên cứu này MOS được sử dụng trong suốt quá trình nuôi, điều đó có thể làm tăng giá thành sản xuất. Vì thế, các nghiên cứu về liệu trình sử dụng, giai đoạn sử dụng nhằm giảm lượng MOS dùng trong một chu kỳ nuôi của tôm sú nên được tiến hành.

3.5.2. nh hưởng của MOS lên tăng trưởng, t l sng, chức năng sinh lý, min dch và sc khe h tiêu hóa ca tôm sú

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung MOS vào thức ăn đã cải thiện tình trạng sức khỏe của tôm sú thông qua các chỉ tiêu về tăng trưởng, tỉ lệ sống, thông số sinh lý, thông số miễn dịch và sức đề kháng với vi khuẩn gây bệnh.

Khi bổ sung MOS với các hàm lượng khác nhau vào thức ăn, sau 63 ngày nuôi khối lượng của tôm sú tăng cao hơn 23,2% đến 32,5% so với khối lượng tôm sú ở lô đối chứng, trong đó hàm lượng bổ sung 0,1% tăng cao nhất (32,5%). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với những nghiên cứu trước đây về vai trò của MOS lên tăng trưởng của một số loài giáp xác. Theo nghiên cứu của Gene (2007), khi bổ sung 0,4% MOS vào thức ăn đã làm tăng khối lượng của tôm rằn (Penaeus semisulcatus) lên hơn 2% so với lô đối chứng [46]. Trên đối tượng tôm hùm giống (Panulirus ornatus), khi bổ sung 0,4% MOS vào thức ăn khối lượng của tôm tăng lên 21,7% cao hơn rất nhiều so với lô đối chứng (tăng 8,7%) sau 56 ngày nuôi [87].

Tỉ lệ sống của tôm nuôi không có sự sai khác tương đối giữa các lô thí nghiệm sau 63 ngày nuôi, có thể là do điều kiện nuôi ở các lô thí nghiệm như các yếu tố môi trường, điều kiện dinh dưỡng và mật độ nuôi phù hợp với điều kiện sống của tôm. Do đó, nên có

những thí nghiệm về bổ sung MOS và nuôi ở các điều kiện khác nhau để có thể đánh giá được ảnh hưởng của MOS đến tỉ lệ sống của tôm sú một cách triệt để hơn.

Tuy nhiên, tỉ lệ sống của tôm sú được cải thiện rõ rệt khi cảm nhiễm với vi khuẩn

Vibrio gây bệnh. Ở nghiệm thức bổ sung MOS tôm có tỉ lệ sống cao hơn nhiều so với nghiệm thức đối chứng, sau 7 ngày cảm nhiễm tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức có bổ sung 0,15% MOS đạt 70%, trong khi đó ở nghiệm thức đối chứng là 43,43%. Theo các kết quả nghiên cứu trước đây thì việc bổ sung MOS vào thức ăn để nuôi một số đối tượng giáp xác đã cho thấy MOS có tác dụng rõ rệt trong việc cải thiện tỉ lệ sống của chúng. Với nghiên cứu của mình Sang et al (2009), Sang and Fotedar (2010) đã chứng minh MOS ở hàm lượng 0,4% có tác dụng cải thiện tỷ lệ sống của tôm Marron từ 24,98% ở nghiệm thức đối chứng lên 38,71% ở nghiệm thức bổ sung MOS sau 56 ngày nuôi, tôm hùm giống (Panulirus ornatus) từ 54,76% lên 66,67% ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức bổ sung MOS, tôm càng nước ngọt (Cherax destructor) từ 66,67% ở nghiệm thức đối chứng lên 83,33% ở nghiệm thức bổ sung MOS [85, 86].

Như vậy, việc bổ sung MOS vào thức ăn để nuôi tôm sú thì ở trong những điều kiện bất lợi sẽ làm tăng sức đề kháng, tăng tỉ lệ sống của tôm.

Một số thông số sinh lý phản ánh tình trạng sức khỏe của tôm sú cũng được cải thiện rõ rệt khi bổ sung MOS vào thức ăn. Chỉ số cơ đuôi ướt (TSIwet), chỉ số cơ đuôi khô (TSIdry) và hàm lượng Protein tích lũy trong cơ thịt được tăng cường khi tôm sú sử dụng thức ăn có bổ sung MOS. Kết quả tương tự về các chỉ số này cũng được chứng minh bởi Sang và Fotedar (2010) trên tôm Marron khi bổ sung 0,4% MOS vào thức ăn [81, 84]. Các nghiên cứu trước cũng chỉ ra rằng MOS nâng cao tình trạng sức khỏe của tôm thông qua việc tăng cường tích lũy năng lượng dự trữ trong cơ thịt từ đó gián tiếp làm giảm thiểu sự căng thẳng của tôm đối với các tác động bất lợi của môi trường [37].

Các thông số sinh lý là một trong những chỉ tiêu đánh giá tình trạng sức khỏe của tôm nuôi, qua đó ta có thể xác định được điều kiện môi trường thuận lợi hay không thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Trong nghiên cứu này thể hiện đây mới chỉ là bước đầu đánh giá hiệu quả của MOS đối với sức khỏe của tôm sú thông qua các chỉ tiêu sinh lý, các cơ chế trong đó MOS trực tiếp thực hiện việc điều khiển sinh lý của tôm chưa được xác định. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng MOS có tác dụng làm tăng

enzyme tiêu hóa trong Yabbies như protease cao hơn trong gan tụy và amylase cao trong ruột của Yabbies ăn thức ăn bổ sung MOS [83]. Hoạt động của các enzyme tiêu hóa tăng làm tăng hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn, tăng cường đồng hóa các chất dinh dưỡng do đó cải thiện tăng trưởng của vật nuôi [55].

Hiệu quả của MOS có tác dụng tích cực đến hệ miễn dịch của tôm sú thông qua tăng cường tổng số tế bào máu ở thí nghiệm 1, sự hồi phục nhanh chóng tổng tế bào máu, tế bào hạt ở thí nghiệm 2 sau 7 ngày cảm nhiễm và sự hiện diện với số lượng tế bào vi khuẩn trong máu ít hơn ở trong thí nghiệm 2 đã khẳng định MOS có tác dụng nâng cao đề kháng của hệ miễn dịch tôm sú, do đó nâng cao tỉ lệ sống của tôm khi gặp các điều kiện bất lợi của môi trường. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Sang và Fotedar (2010c), Sang et al (2010a, 2010b) khi bổ sung MOS vào thức ăn đã làm tăng tổng số tế bào máu, tăng tế bào hạt và bán hạt của Marron, Yabbies và tôm hùm giống [81, 82, 83]. Tuy vậy, vai trò của MOS trong phản ứng phòng vệ của tôm sú vẫn chưa được xác định trong nghiên cứu này như tác dụng của MOS đến khả năng thực bào, tính độc tế bào, khả năng phong bế tế bào. Do đó, đây là những vấn đề nên được tiến hành nghiên cứu.

Sức khỏe đường ruột của tôm sú được cải thiện khi bổ sung MOS vào thức ăn, MOS làm cho ruột có lớp tế bào biêu bì dày hơn, số lượng tế bào biểu bì thành ruột nhiều hơn, nếp nhăn thành ruột của tôm sú tăng lên qua đó làm tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn của ruột, từ đó tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của tôm. Vì thế, năng lượng đồng hóa thức ăn lớn hơn kết quả là năng lượng dự trữ trong cơ thịt tôm cao hơn. Tuy nhiên, cơ chế trực tiếp của MOS trong việc hấp thụ, vận chuyển và đồng hóa dinh dưỡng của tôm sú vẫn chưa được nghiên cứu, vai trò của MOS trong việc thay đổi hoạt động của hệ thống men tiêu hóa trong đường ruột cũng chưa được đề cập, vai trò của MOS đối với hệ vi khuẩn đường ruột cũng chưa được xác định trong nghiên cứu này. Do đó, các vấn đề này cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. Kết luận:

1. Tăng trưởng về khối lượng của tôm sú khi sử dụng thức ăn bổ sung 0,1%, 0,2%, 0,4%, 0,8% MOS cao hơn so với tôm sú nuôi không bổ sung MOS, sau 63 ngày nuôi khối lượng của tôm ở các nghiệm bổ sung MOS tăng cao hơn khối lượng của tôm ở nghiệm thức đối chứng từ 23,2 – 32,5%. Trong điều kiện nuôi tốt việc bổ sung MOS vào thức ăn không làm cải thiện tỷ lệ sống của tôm sú.

2. MOS có tác dụng làm tăng cường sức khỏe của tôm sú nuôi thông qua các chỉ tiêu sinh lý như nâng cao chỉ số TMIwet, TMIdry, TmP, qua đó nâng cao hiệu quả của tôm sú nuôi thông qua việc tích lũy năng lượng trong cơ thịt.

3. MOS có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của tôm sú thông qua việc nâng cao tổng số tế bào máu THC. Tuy nhiên, ở điều kiện nuôi bình thường MOS không làm thay đổi thành phần các tế bào trong máu tôm.

4. MOS có tác dụng nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa thông qua việc tăng nếp nhăn của thành ruột, tăng số lượng tế bào biểu bì thành ruột, qua đó làm tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của tôm.

5. MOS làm tăng sức đề kháng của tôm khi cảm nhiễm với vi khuẩn có hại thông qua việc tăng cường tổng tế bào máu (THCs) và tế bào hạt (GCs), dẫn đến nồng độ vi khuẩn trong máu ít và khả năng phục hồi sức khỏe nhanh hơn (THCs, GCs phục hồi sau 7 ngày cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio).

6. Hàm lượng MOS bổ sung phù hợp cho tôm sú là 0,1 – 0,2%.

4.2. Đề xuất ý kiến

Mặc dù nghiên cứu này đã khẳng định Mannan oligosacharite (MOS) có tác dụng cải thiện sức khỏe của tôm sú thông qua việc nâng cao các chỉ tiêu sinh lý, tăng cường khả năng của hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe đường ruột làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tăng tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Nhưng đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng của MOS lên sức khỏe của tôm sú. Chúng ta cần có những bước nghiên cứu tiếp theo chuyên sâu hơn để khẳng định vai trò của MOS lên sức khỏe của tôm sú, từ đó có thể áp dụng đưa vào nuôi đại trà nhằm đạt hiệu quả cao.

1. Cần có những nghiên cứu về hàm lượng MOS bổ sung trong thức ăn và nuôi tôm sú ở các điều kiện môi khác nhau về nhiệt độ, độ mặn… để có những đánh giá triệt để hơn về ảnh hưởng của MOS lên sức khỏe của tôm sú.

2. Cần tiếp tục nghiên cứu về cơ chế của MOS trong việc thực hiện điều khiển sinh lý như tác dụng đối với enzyme tiêu hóa trong gan tụy, trong ruột của tôm sú. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Vai trò tác động của MOS trong phản ứng phòng vệ tôm sú vẫn chưa được xác định trong nghiên cứu này như tác dụng của MOS đến khả năng thực bào, tính độc tế bào khả năng phong bế tế bào, phản ứng dịch thể… Do đó, đây là những vấn đề nên được tiến hành nghiên cứu.

4. Cơ chế trực tiếp của MOS trong việc hấp thụ, vận chuyển và đồng hóa dinh dưỡng của tôm sú vẫn chưa được biết đến. Vì vậy, đây cũng là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Chung (2000), “Cơ sở sinh học và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tôm sú”, NXB Nông Nghiệp, 72tr.

2. Trần Văn Dũng, Lục Minh Diệp (2010), “Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác”, trường đại học Nha Trang.

3. Nguyễn Hữu Dũng (2010), “Bài giảng miễn dịch học”, lớp cao học NTTS 2010

4. Trần văn Hòa, Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải (2000), “Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản: tôm, cua”, (tập 6), NXB Trẻ, 132tr.

5. http://agriviet.com/nd/309-tinh-hinh-nuoi-tom-o-vn/

6. http://vietfish.org/hoi-nghi-tong-ket-tinh-hinh-nuoi-tomnuoc-lo-nam-2011 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định (2009)

8. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận (2009) 9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa (2008)

Tiếng anh

10. Aoki, T. (1990), “Chemotherapy and drug resistance in fish farms in Japan Diseases in asian aquaculture”, Fish health section, Manila (Philippines). In: Shariff, M., Subasinghe, R. P. & Arthur, J. R., eds. (1990), “The first symposium on diseases in asian aquaculture”, Bali, Indonesia. Asian Fisheries Society, 519–529.

11. Aono, H., Oohara, I. & Mori, K. (1993), “Cell type-specific roles in the hemolymph clotting system of the spiny lobster, Panulirus japonicus”, Journal of Comparative Biochemical and Physiological, 105A, 11 - 15.

12. Bachere, E., Miahle, E. & Rodriguez, J. (1995), “Identification of defence effectors in the haemolymph of crustaceans with particular reference to the shrimp Penaeus japonicus (Bate), prospects and applications”, Fish & Shellfish Immunology 5, 597-

612.

13. Bauchau, A. G. (1981), “Crustacean. In: Ratcliffe”, N.A. & Rowley, A.F.(eds.) “Invertebrate blood cells”, Academic Press, New YorK.

14. Biesiot, B.M. & Capuzzo, J. M. (1990), “Digestive protease, lipase and amylase activity in stage I larvae of the american lobster Homarus americanus”, Comparative Biochemistry and Physiology 95A, 47 - 54.

15. Bogut, I., Milakovic, Z., Pavlicevic, J. & Petrovic, D. (2006), “Effect of Bio-Mos on performance and health of European catfish, Sillirus glanis”, Proceedings of Alltech’s

22nd Annual Symposium April 23-26, (2006). Lexington, Ky, Usa.

16. Bongers, A. & Van Der Huevel, E. G. H. M. (2003), “Prebiotic and bioavailability of mineral and trace element”, Food Review International 19, 397 - 422.

17. Bricknell, I. & Dalmo, R. A. (2005), “The use of immunostimulants in fish larval aquaculture”, Fish & Shellfish Immunology 19, 457 - 472.

18. Busacher, G. P., Adelman, I. R. & Goolish, E. M. (1990), Growth. IN: Schreck, C. B. & Moyle, P. B. (eds.) Methods for Fish Biology. Bethesda, Maryland: American Fisheries Society.

19. Cabib, E., Roberts, R. & Bowers, B. (1982), “Synthesis of the yeast cell wall and its regulation”, Annual review of Biochemistry 51, 763-793.

20. Castell, J. D. & Budson, S. D. (1974), “Lobster nutrient: The effect of Homarus americanus of dietary protein levels”, Journal of Fishery Reseach Board of Canada 31, 1363 - 1370.

21. Chang, C. F., Chen, H. Y., SU, M. S. & Liao, I. C. (2000), “Immunomodulation by dietary Beta-1,3 glucan in the brooders of the black tiger shrimp, Penaeus monodon”, Fish & Shellfish Immunology 10, 505-514.

22. Cockcroft, A. C., (1997), “Biochemical composition as a growth predictor in West coast rock lobster (Jasus lanladii)”, The Fifth International Conference and Workshop on Lobster Biology and Management. Queenstown, New Zealand.

23. Collier, L. M. & Pinn, E. H. (1998), “An assessment of the acute impact of the sea lice treatment ivermectin on a benthic community”, Journal of Experimental Marine Biology and Ecology 230, 131–147.

24. Cornick J. W. & Stewart, J. E. (1978), “Lobster (Homarus americanus) hemocytes: Classification, differential counts, and associated agglutinin activity”, Journal of Invertebrate Pathology 31, 194-203.

25. Craig, S. R. & Mclean, E. (2003), “The effect of dietary inclusion of Bio-Mos® upon performance characteristics of Nile tilapia”. In: Biotechnology in the Feed Industry:

Proceedings of Alltech’s 19th Annual Symposium (Suppl. 1) (Abstracts of posters presented). Lexington, KY, May 23-35. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26. Culjak, V., Bogut, G., Has-Schon, E., Milakovic, Z. & Canecki, K. (2006), “Effect of Bio-Mos on performance and health of juvenile carp”, In: Nutrition and biotechnology in the feed and food industries Alltech’s 22nd annual symposium (suppl. 1—abstracts

of posters presented), Lexington, Ky, Usa.

27. D’abramo, L. R. & Robinson, E. H. (1989), “Nutrition of crayfish”, Crc Critical

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của manan-oligosacharide(mos) đến sức khỏe của tôm sú nuôi (penaeus monodon fabricius, 1798) (Trang 59)